7. Kết cấu luận văn
2.2.1. Những nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động tại các dự án xây
Xây dựng là một trong những ngành có nguy cơ cao gây tai nạn lao động cao nhất cả nước. Các tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra trong lĩnh vực xây dựng chủ yếu liên quan đến quá trình sử dụng điện, ngã cao, các yếu tố liên quan đến quá trình mang vác và vận chuyển vật liệu, tiếp xúc vật liệu công nghiệp… Bên cạnh đó sự thiếu hiểu biết của lao động phổ thông trong xây dựng về An toàn vệ sinh lao động, thiếu các kỹ năng về đánh giá, phát hiện rủi ro và tư tưởng chủ quan cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tỉ lệ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cao trong ngành này. Chính vì vậycác công trường xây dựng đều phải tuân theo các quy định của của nhà nước nhằm giảm thiểu rủi ro và con số các vụ tai nạn lao động xảy ra.
Công ty cổ phần Tập đoàn MIK GROUP Việt Nam là một trong những chủ đầu tư các dự án chủ yếu xây dựng nhà cao tầng. Do vậy, nguy cơ, rủi ro xảy ra tai nạn lao động không nằm ngoài các nguyên nhân dưới đây:
* Tai nạn do ngã cao
Nhiều vụ TNLĐ ngã cao thường có số người tử vong chiếm tỷ lệ cao so với những vụ TNLĐ do nguyên nhân khác. Hiện tại Công ty cổ phần Tập đoàn MIK GROUP Việt Nam là chủ đầu tư các dự án xây dựng và đặc biệt là nhiều dự án chung cư cao tầng. Do vậy, nguy cơ ngã từ trên cao trong quá trình người lao động thi công trên công trường không thể không có. Những công trình trong quá trình xây dựng thì mép biên trên các tầng, các lỗ mở thông tầng, hộp kỹ thuật, thang bộ thang máy hay làm việc trên dàn giáo bao che đều có rủi ro ngã cao nếu như không có các biện pháp kỹ thuật an toàn hay người lao động không tuân thủ đầy đủ, mang đeo PTBVCN.
*Vật rơi, văng bắn
Vật rơi văng bắn và nhất là từ trên cao xuống dưới cũng là một trong những nguyên nhân gây TNLĐ trên công trường xây dựng. Đó là các vật tư trong quá trình cẩu lên trên sàn không được bó buộc chắc chắn, rời vụn , các vật tư văng bắn từ trên cao do thao tác kỹ thuật không chuẩn, không có biện pháp che chắn vật rơi theo quy định.
*Tai nạn do điện
Các công trình để phục vụ thi công bắt buộc phải sử dụng hệ thống điện tạm. Nếu như hệ thống điện tạm lắp đặt không tuân thủ theo quy chuẩn an toàn về điện trong xây dựng thì nguy cơ xảy ra TNLĐ do điện cao. Tai nạn chết người do điện giật thường do dây điện hở tiếp xúc vào cấu kiện sắt, máy móc thiết bị tiêu thụ điện không an toàn,dây điện để dưới đất, nền sàn thi công, hư hỏng hệ thống đường điện ngầm, đường dây điện trên cao.… nếu như hệ thống điện không có thiết bị an toàn chống rò điện, quá tải, hay không được nối đất.
* Tai nạn do xe máy xây dựng, thiết bị nặng
Tại các dự án xây dựng củaCông ty cổ phần Tập đoàn MIK GROUP Việt Nam , TNLĐ có thể xảy ra do máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ như cần trục tháp, cẩu tự hành, vận thăng, cần phân phối bê tông. Các thiết bị này trong quá trình sử dụng nếu không được kiểm định trước khi lắp đặt theo quy định. Trong quá trình sử dụng không được định kỳ kiểm tra bảo dưỡng tình trạng thiết bị.Thợ vận hành không được đào tạo đúng chuyên môn cũng như trong khi vận hành không tuân thủ quy trình làm việc an toàn. Ngoài ra, các phương tiện vận tải, máy xây dựng như: ô tô, xe cẩu, máy xúc khi di chuyển trên đường giao thông nội bộ trong công trường cũng dễ gây TNLĐ nếu như không có biển hạn chế tốc độ và tuân thủ các quy định về giao thông trên công trường.
* Tai nạn do thi công phần ngầm công trình
Các nhà chung cư cao tầng khi thiết kế đều phải tạo phần móng vững chắc bằng cọc khoan nhồi. Tiếp đó phải tiến hành đào đất để thi công tầng
hầm. Tùy theo công năng sử dụng của tòa nhà mà tính toán sao cho số lượng tầng hầmđáp ứng theo quy chuẩn trong xây dựng. Toàn bộ giai đoạn thi công này gọi là thic ông phần ngầm công trình. Vì vậy trong quá trình thi công cọc khoan nhồi và đào đất có nhiều hố móng sâu có nguy cơ rơi ngãhoặc đất đá khi đaò được đắp lên mép hố móng quá cao có thể gây sạt nở đất đá rơi xuống dẫn đến TNLĐ. Rủi ro gây TNLĐ chết người đối với công nhân xây dựng làm việc trên các công trường có hố sâu, hào rãnh được cho là cao hơn 112% so với các khu vực thi công khác.
*Chấn thương do mang vác
Hiện nay khoa học công nghệ phát triển, trong nghành xây dựng có sử dụng rất nhiều máy móc thiết bị để thay thế sức người đáng kể không những tăng năng suất lao động và đảm bảo an toàn hơn cho người lao động. Tuy nhiên các dự án xây dựng vẫn phải có nhiều công việc thủ công như mang vác vật liệu nặng dẫn đến chấn thương.
* Tai nạn do cháy, nổ
Tần suất xảy ra cháy nổ lớn tại các dự án xây dựng thấp nhưng không phải không phải không có, nhưng nếu để xảy ra hỏa hoạn, cháy nổ thì để lại hậu quả vô cùng to lớn, thiệt hại về người và tài sản nghiêm trọng. Tại công trường xây dựng thường có những nguy cơ xảy ra cháy nổ chủ yếu là:
- Khi hàn cắt gần khu vực nhiều chất dễ cháy, trong kho chứa thiết bị điện nước trong giai đoạn hoàn thiện căn hộ có thể dẫn đến cháy và nổ bình gas, oxy và thiết bị áp lực khác.
- Hút thuốc và vứt tẩu thuốc cháy dở vào khu vực có chất dễ cháy
- Sử dụng lửa hay các công việc phát sinh nhiệt tại các khu vực có biển báo cấm lửa.
- Các vật liệu dễ cháy gần khu vực phát sinh nhiệt.
- Cất giữ và mang chất lỏng dễ cháy vào nơi làm việc: Xăng dầu, hóa chất…