Quản lý máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh

Một phần của tài liệu 08_ DOAN DUC QUANG (Trang 88 - 92)

7. Kết cấu luận văn

3.2.3. Quản lý máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh

vệ sinh lao động

Tại thông tư số36/2019/TT-BLĐTB ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội ban hành “danh mục các loại máy, thiết bị vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ”. Đối với công trường xây dựng thường được sử dụng vận thăng, cần trục tháp, máy bơm bê tông, máy khoan cọc nhồi…Những thiết bị này có mức độ rủi ro cao, khi xảy ra sự cố có thể ảnh hưởng lớn đến con người, tài sản và môi trường. Chính vì lý do này, thiết bị phải được kiểm định và đăng ký trước khi đưa vào sử dụng. Trong quá trình sử dụng, thiết bị phải được kiểm định định kỳ, thời gian giữa

2 lần kiểm định phụ thuộc vào chủng loại và tình trạng thiết bị. Tuy nhiên, một số nhà thầu thi công chưa tuân thủ đúng mức trong quá trình lắp đặt, sử dụng cũng như trình độ năng lực, ý thức của người vận hành. Do vậy cần thực

hiện một số giải pháp nâng cao công tác quản lý máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ dưới đây:

- Nhà thầu sử dụng phải chấp hành các quy định kỹ thuật của nhà sản xuất và những giới hạn áp dụng trong khi vận hành các loại thiết bị. Khi không có các quy định của nhà sản xuất, những giới hạn quy định cho thiết bị dựa trên cơ sở đánh giá của kỹ sư đủ năng lực, và lập thành biên bản. Tải trọng vật cẩu không được vượt quá khả năng hay phạm vi mà nhà sản xuất khuyến cáo.

- Các qui định về sức nâng tải, tốc độ di chuyển, các cảnh báo mối nguy đặc biệt, hoặc chỉ dẫn, phải được gắn lên thiết bị ở vị trí dễ nhìn thấy. Các chỉ dẫn hoặc cảnh báo phải ở nơi người lái cẩu dễ quan sát khi đang làm việc ở buồng lái.

- Ra hiệu bằng tay cho lái cẩu phải tuân thủ quy định theo tiêu chuẩn đối với loại cẩu sử dụng. Hình ảnh minh họa phải đặt trên công trường.

Hình 3.10: Sơ đồ tải trọng cần trục tháp

- Đơn vị sở hữu thiết bị phải chỉ định người đủ năng lực kiểm tra tất cả các loại máy móc thiết bị trước mỗi lần sử dụng, và trong quá trình sử dụng,

để đảm bảo thiết bị hoạt động trong điều kiện an toàn. Bất kỳ hư hỏng nào phải được sửa chữa, hoặc thay thế trước khi sử dụng.

Hình 3.11: Khu nhà chờ vận thăng lồng

- Sẽ ngưng sử dụng cáp cẩu khi bất kỳ điều kiện nào sau đây xảy ra: + Trong sáu sợi cáp đứt bất kỳ một lớp hoặc ba sợi đứt trong một tao cáp của một lớp.

+ Một phần ba đường kính ban đầu của cáp bị trầy xước, hoặc bất kỳ hư hỏng nào khác do cuộn xoắn kết cấu cáp.

+ Bằng chứng cho thấy hư hỏng do nhiệt từ bất kỳ nguyên nhân nào. + Đường kính cáp giảm từ 5% trở lên.

- Người vận hành các thiết bị nâng, cần cẩu, dây cáp và người ra tín hiệu phải có đủ năng lực và tham gia đào tạo. Để dễ nhận biết người móc cẩu, và người ra hiệu, họ phải đội mũ bảo hộ có màu quy định hoặc quần áo dễ nhận biết.

- Người vận hành cẩu, thiết bị nâng phải áp dụng và tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn vận hành của nhà sản xuất liên quan đến tốc độ gió trong khi vận hành.

- Các quy trình được thiết lập để:

+ Tránh vượt quá tải (Trọng lượng của bất kỳ tải trọng nào cần nâng phải được xác định một cách chính xác và không bao giờ được dự đoán).

+ Bảo đảm độ ổn định của nền đất đối với tải trọng trên các chân chống của cần cẩu.

+ Quy định khoảng cách tới đường dây điện, nơi cần cẩu hoặc thiết bị nâng không được phép hoạt động.

+ Tránh để công nhân hoặc bộ phận cơ thể nằm trong hoặc dưới khu vực vật đang được nâng, cẩu.

+ Nghiêm cấm ra vào khu vực có thiết bị nâng hoặc cần trục tháp đang vận hành.

- Nhà thầu phải lập quy trình kiểm tra thiết bị nâng phù hợp với các quy định hiện hành và tiêu chuẩn và yêu cầu ở địa phương nơi thiết bị được sử dụng. Bao gồm các tiêu chuẩn và yêu cầu sau:

+ Biên bản kiểm tra hàng tuần thiết bị nâng,

+ Biên bản thí nghiệm các chỉ số bán kính tải nâng và chỉ số tải trọng an toàn tự động,

+ Chứng chỉ kiểm định thiết bị cẩu còn hiệu lực đi cùng với cẩu, + Kiểm tra các loại đèn và thiết bị cảnh báo.

- Mỗi cẩu phải được trang bị: Móc cẩu có chốt an toàn ( lưỡi gà) để tránh dây cáp hoặc vật nâng rơi ra khỏi móc cẩu, biểu đồ hoạt động của tải trọng,bằng lái cẩu, chứng chỉ kiểm tra an toàn thiết bị cẩu.

- Danh mục kiểm tra tổng quát:

+ Nhà thầu đệ trình cho Ban QLDA tất cả các chứng chỉ như các hồ sơ của nhà sản xuất. Chứng nhận đăng kiểm, chứng chỉ kiểm tra an toàn, (Được cơ quan có thẩm quyền ban hành hàng năm hoặc sau mỗi lần lắp dựng lại),

bằng lái cẩu và bản sao biểu đồ hoạt động của tải được gắn trong buồng lái. Các loại giấy tờ này phải được chuyển qua CBAT BQLDA để phê duyệt trước khi đưa vào sử dụng;

+ Các loại cẩu không được đưa vào sử dụng khi các hồ sơ liên quan hết hạn sử dụng, khi cần cẩu sử dụng không đúng mục đích, hoặc các thiết bị an toàn bị hư hỏng;

+Phải theo hướng dẫn của nhà chế tạo liên quan tốc độ gió khi vận hành cẩu. Trong trường hợp không có bản hướng dẫn của nhà chế tạo thì chúng ta nên tuân thủ theo qui định của Việt Nam liên quan đến thiết bị nâng nhấc;

+ Cần cẩu phải được trang bị còi hoặc đèn báo;

+ Hàng rào chắn các khu vực thi công cần có băng cảnh báo, biển báo, và cử người giám sát trong suốt thời gian thi công;

+ Kiểm tra công trường trước khi bắt đầu công việc;

+ Chú ý nhận biết các hoạt động đang diễn tiến xung quanh;

+ Hoàn thành công tác kiểm tra trước khi khởi động cẩu, dây cáp, cơ cấu nâng hạ,

+ Lập kế hoạch sử dụng cẩu hoặc vật nâng;

+ Thường xuyên kiểm soát vật cẩu trong khi vận chuyển và báo cáo lại tất cả các sai sót;

+ Không được vận hành cẩu trong khi có sấm sét, gió to cấp 4 trở lên; + Trong bất kỳ tình huống nào, không bao giờ, cho phép vật cẩu di chuyển phía bên trên người;

+ Sử dụng giấy phép nâng nhấc chủ đầu tư ban hành;

Một phần của tài liệu 08_ DOAN DUC QUANG (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w