7. Kết cấu luận văn
3.2.4. Giấy phép công tác cho công việc đặc biệt
Hệ thống giấy phép làm việc nên luôn luôn được áp dụng trong trường hợp công trình phức tạp nguy hiểm, làm việc trong không gian hạn chế, công tác nóng. Giấy phép làm việc là một danh sách kiểm tra để đảm bảo rằng tất cả các mối nguy hiểm được xác định và các biện pháp phòng ngừa cần thiết được thực hiện để loại bỏ hoặc cô lập các mối nguy hiểm của công việc sẽ
được thực hiện. Một số công việc có thể yêu cầu chỉ có một loại giấy phép, trong khi các loại khác của công việc sẽ đòi hỏi một sự kết hợp của nhiều giấy phép để đảm bảo rằng tất cả các mối nguy hiểm được xác định. Cán bộ an toàn Ban QLDA,TVGS và nhà thầu thi công có trách nhiệm kiểm tra trước khi cấp phép và sau khi công việc hoàn thành đảm bảo xác nhận khu vực làm việc/công việc thực hiện được đảm bảo kiểm soát an toàn tốt, không có rủi ro/sự cố xảy ra.
- Quy định cấp phép:
+ Công tác cho việc cấp giấy phép lao động đã được chuẩn bị bởi Cán bộ an toàn của nhà thầu.
+ Giấy phép làm việc phải đệ trình cho Cán bộ an toàn Ban QLDA muộn nhất là 15h ngày hôm trước.
+ Giấy phép được sử dụng 3 bản: Cán bộ an toàn Ban QLDA 01 bản, Cán bộ an toàn nhà thầu 01 bản, một bản để tại hiện trường làm việc.
+ Thời hạn của giấy phép: Hiệu lực tối đa của giấy phép làm việc của nhà thầu sẽ là 24 giờ kể từ thời điểm phát hành.
+ Gia hạn giấy phép: Khi hết hiệu lực của giấy phép nhưng công việc vẫn chưa hoàn thành, nhà thầu thi công xin gia hạn giấy phép để thực hiện công việc tiếp theo nhưng phải gửi lại bản sao có xác nhận công việc đã hoàn thành và được kiểm tra lại khu vực làm việc.
+ Công việc sẽ không được bắt đầu cho đến khi tất cả các điều kiện ghi trong giấy phép đã được đáp ứng đầy đủ và thời gian bắt đầu sẽ được chỉ huy trưởng công trường nhà thầu chỉ định
+ Các phương tiện bảo vệ cá nhân sẽ được phê duyệt và đặt tại vị trí thực hiện công việc trước khi công việc bắt đầu và sẽ được sử dụng như hướng dẫn.
+ Nhân sự vào làm việc trong không gian kín sẽ được giới hạn đến mức thấp nhất đủ để thực hiện công việc, nhân sự sẽ được luân chuyển theo một
quy tắc đã định trước. Không ai được phép vào khu vực không gian kín mà không được phép của người điều phối công việc của nhà thầu
+ Bất cứ nơi nào có rủi ro về tồn tại khí độc như CO hoặc H2S thì phải tiến hành biện pháp thông gió và phải đo liên tục nồng độ các khí đó. CBAT Ban QLDA có trách nhiệm quyết định cuối cùng có cần phải đo nồng độ khí độc hay không. Nếu thông số đo lớn hơn 0 thì người vào khu vực này sẽ mang theo dụng cụ đo để kiểm tra liên tục và đưa ra cảnh báo khi nồng độ khí độc vượt quá giới hạn cho phép.
- Giấy phép công tác nóng: Công tác nóng bao gồm các công việc có liên quan đến ngọn lửa trần hay phát sinh nhiệt độ hay tia lửa, đó là hàn, mài cắt hơi có sinh ra nhiệt độ cao, tia lửa dẫn đến nguy cơ cháy nổ. Các nội dung yêu cầu thực hiện công tác nóng:
+ Trước khi tiến hành công việc phải có giấy phép “công tác nóng”, + Kiểm tra thiết bị để đảm bảo làm việc an toàn. Nhà thầu thực hiện công việc sẽ phải cung cấp bình chữa cháy dạng bột hoá học khô,
+ Loại bỏ ngay các vật liệu dễ cháy tại khu vực thực hiện công việc, + Không để dây hàn hay dây dẫn khí trên đường đi lại,
+ Cần phải có sự quan tâm đặc biệt trong quá trình hàn và cắt trên cao để đảm bảo che chắn an toàn cho công nhân và ngăn chặn các vảy hàn rơi xuống làm phát sinh đám cháy,
+ Để giảm thiểu các tia hàn trung gian phát sinh trong quá trình hàn, dây mát của máy hàn phải được nối gần nhất tới khu vực làm việc, không được phép nối dây trong phạm vi 3m từ vị trí chấm hàn.
+ Dây nối mát của máy hàn không được nối vào kết cấu của nhà xưởng, các cấu kiện cố định, các máy móc như: máng cáp, giá đỡ ống.
+ Sử dụng xe đẩy chuyên dụng để di chuyển bình khí nén (gas). + Giữ các bình khí nén (gas) ở vị trí thẳng đứng.
+ Không nâng hay di chuyển các bình khí nén bằng cách nắm vào van hay các bộ phận gắn thêm trên bình.
+ Không sử dụng các bình khí nén như những thanh chống hay con lăn. + Tắt các bình khí nén khi không sử dụng.
+ Khoá van cấp khí và tháo bỏ các dây dẫn rời khỏi bình khí nén khi kết thúc ngày làm việc.
+ Không được hàn các thùng chứa khí, thùng chứa nguyên liệu dễ cháy cho đến khi nó được kiểm tra và đảm bảo an toàn để thực hiện việc hàn.
+ Không được sử dụng lửa để tìm chỗ rò rỉ khí gas, hãy sử dụng nước xà phòng để tìm nó.
+ Bảo vệ các bình chứa khí nén khỏi ánh sáng trực tiếp của mặt trời, các nguồn nhiệt, vật liệu dễ cháy, các chất ăn mòn và khói.
+ Khi hàn cắt gần các vật liệu dễ cháy, phải đảm bảo rằng không có nguy hiểm từ việc các vật liệu này tiếp xúc với xỉ hàn văng ra.
+ Các dây dẫn gas phải được bảo vệ tránh hư hỏng và xoắn.
+ Không được sử dụng găng tay có dính dầu thao tác với các bình oxy. + Không đặt các bình chứa khí oxy hay gas vào các bể hay bồn chứa. + Không được để các bình chứa khí nén tiếp xúc với các đồng hồ hay các dây có điện.
+ Sử dụng đúng các thiết bị an toàn, mặt nạ hàn, găng tay hàn và giày cao cổ để hàn.
- Giấy phép làm việc trong không gian kín: Làm việc trong không gian kín là khu vực hạn chế ra vào có thể tồn tại các rủi ro cho an toàn và sức khoẻ của người vào trong đó.
+ Tất cả các công việc thực hiện bên trong khu vực không gian kín phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các yêu cầu được ghi trong giấy phép làm việc.
+ Khi có yêu cầu về người hỗ trợ bên ngoài khu vực làm việc trong không gian kín, những người đó phải được trang bị và hướng dẫn sử dụng những công cụ cần thiết và không được giao thêm công việc nào khác trong suốt quá trình hỗ trợ bên ngoài. Liên lạc giữa những người vào làm việc bên trong khu vực không gian kín và người hỗ trợ bên ngoài phải được thiết lập và
duy trì trong suốt quá trình có người vào làm việc. Liên lạc bằng lời nói trực tiếp, dây hoặc nhìn bằng mắt nếu có thể nên được duy trì trong suốt quá trình làm việc.
+ Tất cả công cụ, thiết bị, con người và những yếu tố khác phải tuân thủ theo tiêu chuẩn của Việt Nam.
+ Các thiết bị nếu được yêu cầu sẽ phải cô lập hoàn toàn bằng màn che, tháo các đường ống, khoá van kép ở giữa đường ống…trước khi vào trong khu vực không gian kín. Van khoá đơn sẽ không được chấp nhận để dùng trong trường hợp này.
+ Các nguồn điện sẽ phải cô lập, khoá và dán thẻ tại những nơi có yêu cầu. Chỉ có các thiết bị, đèn chiếu sang điện áp thấp có nối đất và đã được phê duyệt mới được sử dụng trong không gian kín.
-Giấy phép đào đất:
Giấy phép đào đất là hoạt động cần thiết để bảo vệ con người trong quá trình thi công phần ngầm công trình. Các yêu cầu đưa ra nhằm hạn chế rủi ro sạt lở hố sâu khi NLĐ làm việc bên dưới có thể gây hậu quả rất lớn. Do vậy người tham gia vào công tác đào phải được bảo vệ khỏi nguy cơ sạt lở bằng hệ thống bảo vệ thích hợp. Hệ thống bảo vệ phải có đủ khả năng chống lại các loại tải trọng dự kiến có thể tác động lên hệ thống.
Các cạnh, bậc dốc và bề mặt của hố đào phải được tiến hành, giật cấp bậc thang, gia cường bu lông neo, kết hợp gia cường lưới thép, hoặc gia cố bằng các phương pháp tương đương khác. Các loại vách dạng hộp, hoặc ván trượt có thể sử dụng thay cho chống hoặc làm dốc. Gia cố dạng hộp hoặc tấm phải đủ cứng, tối thiểu cũng tương đương với hệ tường cừ được lắp dựng theo tính chất của đất nền khi đào.
Các nội dung trong giấy phép đào đất bao gồm: + Kiểm tra khu vực và thiết bị cần thao tác + Có gây cản trở lưu thông không?
+ Có biện pháp chống sạt, lở khi đào hố
+ Kiểm tra các hệ thống hiện hữu dưới mặt đất (đường ống, dây điện)? + Thông báo các bên liên quan
+ Kiểm tra nồng độ khí?