Những thành công trong công tác đào tạo nhân viên văn phòng

Một phần của tài liệu 19-NguyenThuyLinh (Trang 104 - 106)

giá thông qua kết quả thi cuối sau khóa đào tạo. Điểm chấm thi quy định thang điểm 10 cho mỗi bài thi, riêng môn thi viết tính hệ số 2. Một trong ba môn thi có một môn dưới 05 coi nhưkhông đạt yêu cầu. Sau khi chấm xong, kết quả thi được công bố và xếp loại theo 3 mức là trung bình, khá và giỏi. Kết quả thi đánh giá xếp loại trung bình nếu tổng điểm đạt mức từ 21 đến 27 điểm, xếp loại khá nếu tổng điểm thi đạt từ 28 đến 35 và xếp loại giỏi nếu tổng điểm trên 35 điểm.

Đối với đào tạo theo phương pháp tham dự hội thảo, sau khi kết thúc hội thảo, hội nghị, cá nhân tham gia phải tự viết bản thu hoạch về nội dung và những thông tin học và tiếp thu được và nộp về phòng Tổ chức lao động. Hiệu quả đào tạo được đánh giá thông qua bản thu hoạch sau khóa đào tạo đó. Đối với đào tạo theo phương pháp cử đi học ở cơ sở bên ngoài, trước khi tham gia khóa học, nhân viên bắt buộc phải làm bản cam kết với Tổng công ty. Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, học viên làm bản báo cáo kết quả đào tạo hiệu quả đào tạo. Đánh giá kết quả đào tạo thực hiện căn cứ vào bản cam kết của người được đào tạo với Tổng công ty và bản báo cáo kết quả đào tạo của nhân viên gửi lên phòng Tổ chức lao động.

Sau khi tổng hợp kết quả, Phòng Tổchức lao động báo cáo lên Tổng giám đốc đểcó phương án sử dụng, bốtrí nhân viên sau đào tạo cho hợp lý.

Như vậy, hiệu quả đào tạo mới chỉ được đánh giá thông qua kiến thức mà người lao động đạt được mà chưa quan tâm đến mức độ hài lòng của người lao động đối với khóa đào tạo, mức độ ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tế và hiệu quả của hoạt động đào tạo đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

2.5. Đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo nhân viên văn phòng

Formatted: Font color: Black

Trong những năm gần đây, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân nhân lực đã nhận được nhiều sự quan tâm của ban lãnh đạo đặc biệt là đối với lao động quản lý. Tổng công ty đã có hướng dẫn đến các bộphận, phòng, ban chức năng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian và kinh phí để người lao động yên tâm tham gia học tập, tạo điều kiện để người lao động áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Cụ thể mức độ áp dụng của các kiến thức, kỹ năng sau đào tạo thông qua khảo sát tại Tổng công ty Viglacera cho thấy có đến 43,88% nhân viên cho biết tất cả kiến thức đều được áp dụng vào công việc thực tế của họ. Mặc dù 56,12% chỉ áp dụng được một phần kiến thức nhưng Cũng đã phần nào cho thấy sự thiết thực, sát với thực tế của các chương trình đào tạo.

Bảng 2.19: Mức độ áp dụng kiến thức kỹ năng sau đào tạo tại Tổng công ty Viglacera

Chỉ tiêu Sốphiếu Tỷ lệ (%)

Tất cả kiến thức đều được áp dụng. 43 43,88

Chỉ áp dụng được một phần. 55 56,12

Không áp dụng được. 0 0

Tổng 98 100

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra khảo sát, 2013

Trong giai đoạn gần đây, đặc biệt là từ năm 2010-2012 số lượng các khóa đào tạo được công ty tổ chức ngày càng tăng, chất lượng được cải thiện, thiết thực hơn, không chỉ đơn thuần mang tính hình thức, giải quyết quyền lợi và nội dung đào tạo gắn với nhu cầu thực tế của người lao động Cũng như nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.

Với từng loại chương trình đào tạo, đối tượng tham gia được phòng Tổ chức lao động quy định rõ trên thông báo khi gửi tới các bộ phận để tập hợp danh sách.

Một phần của tài liệu 19-NguyenThuyLinh (Trang 104 - 106)