Một số bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

Một phần của tài liệu 20150608 Ky yeu TT BL (Trang 133 - 136)

II. CHU TRÌNH NHẬN THỨC – HÀNH ĐỘNG – KẾT QUẢ ROLEs

3. Một số bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

(1) Xác định chính xác phân khúc thị trường mục tiêu: Việc định vị chính xác phân khúc khách hàng mục tiêu và nghiên cứu văn hóa mua sắm của họ là nhân tố quyết định hình thức bày trí hàng hóa để làm hài lòng khách hàng. Cần quan tâm đến các lĩnh vực phân phối bán lẻ cho giới trẻ, phụ nữ, tầng lớp trung

lưu, người dân nhập cư, gia đình nghèo… Có thể nói, trong tương lai, thị phần phân phối bán lẻ Việt Nam chia ra ba phân khúc chính: thu nhập cao (hàng xa xỉ), thu nhập trung bình (siêu thị hiện có) và thu nhập thấp (các cửa hàng giảm giá).

(2) Nắm bắt và dự đoán sớm được xu hướng phát triển của thị trường: cần phải đầu tư vào bộ phận nghiên cứu thị trường để nắm bắt xu hướng phát triển của ngành và nhu cầu thị trường, cập nhật liên tục những kiến thức công nghệ và phong cách bán hàng hiện đại. Doanh nghiệp phân phối bán lẻ phải nắm bắt xu hướng người tiêu dùng tạo ra những giá trị vượt trội cho khách hàng: môi trường mua sắm rộng rãi, thoáng mát, phong cách lịch sự; nước uống và giữ xe miễn phí; liên tục thiết kế những chương trình hỗ trợ giá, tặng quà giá trị cao cho khách mua hàng,…

(3) Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách thỏa mãn tối đa mọi nhu cầu của khách hàng: là yếu tố then chốt cho sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp. Làm vui lòng khách hàng bằng giá trị và sự tiện nghi, làm cho khách hàng hài lòng, cung cấp thêm dịch vụ du lịch, viễn thông và tài chính cho khách hàng của mình; bổ sung dịch vụ âm nhạc, phim ảnh, lắng nghe khách hàng và hiểu vì sao họ chọn chỗ của mình để đến mua sắm và không phải lúc nào cũng vì giá cả”; cung cấp cho khách hàng những gì họ muốn ngay từ trước khi họ biết mình muốn gì để nâng cao năng lực cạnh tranh…

(4) Đổi mới chiến lược kinh doanh: thị trường luôn luôn biến động, nhu cầu của người tiêu dùng cũng luôn luôn thay đổi nên các doanh nghiệp phân phối bán lẻ hiện đại cần hoạch định và thực hiện chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing một cách chuyên nghiệp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, xây dựng chính sách chất lượng… từ đó tạo ra niềm tin đối với khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh, giữ vững và phát huy vị thế cạnh tranh trên thị trường. Cần có chiến lược phù hợp và chiến lược cần tích cực thay đổi không ngừng vì dù chiến lược kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp có tốt đến đâu thì nó cũng không thể hiệu quả mãi mãi. Phân khúc thị trường, tìm kiếm khoảng trống, kẽ hở thị trường tạo cơ hội cho các doanh nghiệp ở mọi quy mô, mọi loại hình thâm nhập thị trường.

(5) Phát huy ưu thế về sự thông hiểu tập quán, sở thích tiêu dùng của người dân để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng: nắm được nhu cầu, sở thích, thói quen tiêu dùng, trang trí khu bày bán cũng cần phải có chỗ để xe rộng rãi, thuận tiện, vì khi mang lại sự thoải mái cho khách hàng, khách hàng sẽ ghi nhận và lưu giữ hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp, khả năng tiếp tục đến mua hàng là rất cao. Điều này các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài như Metro, Big C đã làm rất tốt. Việc am hiểu tập quán, thói quen của người tiêu dùng Việt Nam nên Coopmart đã tạo cho mình một hướng đi chuẩn xác đó là kết hợp giữa tính văn minh, hiện đại nhưng vừa mang phong cách chợ truyền thống. Cũng như

thấu hiểu tâm lý của các bà nội trợ thích trò chuyện, lắng nghe, chia sẻ, tư vấn,… Đây là yếu tố tạo nên sự gần gũi, thân quen với phong cách tiêu dùng của người dân.

(6) Xây dựng và tăng cường quảng bá hình ảnh doanh nghiệp: việc giữ được uy tín đối với khách hàng khi cung cấp những hàng hóa có chất lượng, giá cả hợp lý và các dịch vụ chăm sóc khách hàng đa dạng là điều kiện cơ bản để giữ vững hình ảnh của doanh nghiệp trong lòng người tiêu dùng, khẳng định được thương hiệu trên thị trường. Việc quảng bá hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, băng rôn, poster quảng cáo để tạo sức thu hút đối với người tiêu dùng, thực hiện nhiều chương trình mua sắm hấp dẫn cho khách hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.http://dantri.com.vn/quoc-te/cua-hang-cang-bua-bon-cang-ban- chay- 191610.htm 2.http://socongthuong.thaibinh.gov.vn/ct/news/Lists/thuongmai/View_D etail.aspx?ItemId=2978 3.http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/224862/ra-mat-he-thong-ban-le-cong- nghe---dien-may-vinpro.html 4. http://vov.vn/binh-luan/tuong-lai-nao-cho-nganh-ban-le-viet-nam- 322625.vov 5.http://www.tbvtsg.com.vn/show_article.php?id=14703&ln_id=66

6. Nguyễn Trung Hiếu (2014), Luận văn TS: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Viện nghiên cứu kinh tế trung ương.

Một phần của tài liệu 20150608 Ky yeu TT BL (Trang 133 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w