Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), đã mở ra đường lối đổi mới đất nước một cách toàn diện, đã có nhiều chủ trương, chính sách mới tác động đến nông nghiệp- nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng như: chủ trương xóa bỏ nền kinh tế bao cấp, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa được thực hiện đã đưa nền kinh tế nước ta sang một giai đoạn.
Cơ chế quản lý mới đã tăng cường quyền tự chủ cho các hộ gia đình, việc khẳng định sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế đã đem lại
cho nền kinh tế Việt Nam khởi sắc. Trong bối cảnh đó làng nghề truyền thống nói riêng, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nói chung được khôi phục và không ngừng phát triển khẳng định vai trò to lớn trong kinh tế nông thôn.
Nghị quyết 10 của Bộ chính trị đã có tác động mạnh mẽ đối với nông nghiệp nói chung và làng nghề nói riêng. Trong nông nghiệp hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, còn với nghề thêu ren hộ sản xuất cũng trở thành đơn vị kinh tế tự chủ không phụ thuộc hoàn toàn vào hợp tác xã như trước nữa.
Bên cạnh đó, các chính sách về kinh tế đặc biệt là chính sách đổi mới quản lý trong nông nghiệp và phát triển các thành phần kinh tế. Trong giai đoạn này, nhiều nghề truyền thống đã được khôi phục và phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vốn, kỹ thuật, hình thành nhiều cơ sở kinh doanh mới, thu hút ngày càng nhiều lao động, tăng dần sản lượng và kim ngạch xuất khẩu….
Trong bối cảnh đó, nghề thêu ren ở làng An Hòa đầu những năm đổi mới đã có những thay đổi cho phù hợp với tình hình mới được thể hiện qua cụ thể qua 4 nội dung sau: