Sự phát triển của nghề thêu ren An Hòa trong cơ chế mới

Một phần của tài liệu Luan van (Trang 41 - 58)

2.2.1 Hình thức tổ chức sản xuất

Hộ gia đình

Khác với thời kỳ truyền thống, các hộ làm nghề đều là xã viên hợp tác xã thêu ren xã Thanh Hà- thành viên của đội thêu An Hòa, và hợp tác xã đứng ra tiêu thụ sản phẩm cho toàn làng nghề. Trong giai đoạn này, hộ gia đình vẫn là hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu nhưng phương hướng hoạt động của các hộ tham gia nghề đã phát triển theo hướng mới đó là: Các hộ gia đình thay vì làm chủ toàn bộ quy trình sản xuất chuyển sang làm vệ tinh cho các doanh nghiệp, cơ sở thêu. Ngoài lao động chính là các thành viên trong gia đình thì các hộ còn thuê thêm lao động thời vụ khi có đơn hàng lớn và thời gian giao hàng ngắn. Các hộ gia đình làm vệ tinh cho các công ty trong lĩnh vực sáng tác sản phẩm, mẫu mã, hay nhận gia công thêu, in… đây là nét mới trong hình thức tổ chức sản xuất theo hộ gia đình

ở làng nghề thêu ren An Hòa.

Một hộ sản xuất làm ăn phát đạt đã mạnh dạn đầu tư kỹ thuật và công nghệ mới để phát triển sản xuất, hình thành nên các hộ chuyên nghề và hộ kiêm nghề hoạt động khá hiệu quả như hộ gia đình ông Nguyễn Đình Cương, Phạm Sỹ Quyển… Theo số liệu điều tra năm 2010 trong thôn có 557 hộ thì có tới 536 hộ tham gia vào các công đoạn của nghề thêu ren (chiếm 96%), gần 30 hộ có thiết bị giặt là và in. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một hộ được hể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh bình quân của 1 hộ năm 2010 Hộ chuyên nghề Hộ kiêm nghề Giá trị sản xuất Đv (tr.đ) Tỷ lệ (%) Đv (tr.đ) Tỷ lệ (%) 1. Tổng giá trị sản xuất 60,2 100 54,7 100 - Nông nghiệp 5,1 8,8 8,4 17,1 - Nghề thêu 55,1 91,2 46,3 82,9 2. Tổng chi phí 32,9 100 26,2 100 - Nông nghiệp 3,4 9,7 3,3 13,1 - Nghề thêu 29,5 90,3 22,9 86,9

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra Hợp tác xã

Trong quá trình khôi phục và phát triển nghề, nhu cầu hợp tác trong sản xuất kinh doanh ngày càng cao. Do đó, hình thức HTX được khôi phục và phát triển. Làng An Hòa đã thành lập một hợp tác xã chuyên phục vụ cho nghề thêu ren mang tên “HTX thêu ren An Hòa” khác hẳn hợp tác xã trước đây về tổ chức lẫn phương thức hoạt động. Cụ thể:

Về tổ chức: Mọi xã viên đóng góp vào hợp tác xã theo cổ phần. Như vậy, tài sản HTX là tài sản tư nhân của nhiều người, đó là vốn riêng nhưng để dùng chung. Xã viên có toàn quyền sở hữu, sử dụng, quyết định và chịu trách nhiệm với tài sản đó. Hình thức HTX mới này đã xác định được quyền sở hữu

chung và sở hữu cá nhân trong HTX, tạo động lực cho xã viên, kết hợp sức mạnh tập thể.

Về phương thức hoạt động: Hợp tác xã thêu ren An Hòa đã chuyển sang phương thức hoạt động mới là làm dịch vụ hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề không còn là HTX đa chức năng vừa cung vừa tiêu như trước nữa.

Doanh nghiệp

Bên cạnh các hình thức tổ chức cũ thì hình thức tổ chức sản xuất mới đã ra đời, đó là hình thức doanh nghiệp và đang hoạt động có hiệu quả trực tiếp thúc đẩy nghề thêu ren phát triển hơn. Hình thức doanh nghiệp tồn tại với hai loại hình là: Doanh nghiệp tư nhân và các công ty TNHH, công ty cổ phần. Ở An Hòa, một số công ty, doanh nghiệp trực tiếp sản xuất để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh đó là DNTN Tú Hiệp, công ty xuất khẩu hàng thêu ren Đức Kiên. Tuy nhiên, cũng có một vài cơ sở hoạt động với chức năng là đầu mối thu gom hàng tức là công ty trực tiếp ký các hợp đồng với khách hàng sau đó mua nguyên liệu và khoán sản phẩm đến hộ gia đình, cuối cùng khi sản phẩm đã hoàn thiện được thu gom từ các hộ về gia công cho hoàn thiện rồi xuất khẩu như công ty TNHH của ông Lê Công Kha.

Tính đến năm 2010 ở An Hòa có 3 doanh nghiệp lớn và 15 công ty TNHH chuyên sản xuất, kinh doanh hàng thêu ren và khoảng 25 cơ sở trung gian làm công việc gia công hàng thêu xuất khẩu, còn lại là các hộ máy thành phẩm. Làng An Hòa đã xuất hiện những công ty sản xuất kinh doanh sản phẩm thêu lớn như: DNTN Hoàng Điểm, DNTN Tú Hiệp…

Đặc biệt là sự ra đời của hiệp hội làng nghề cho thấy sự phát triển bền vững của làng nghề. Năm 2006, Hiệp hội nghề thêu ren An Hòa thành lập do ông Nguyễn Đức Kiên làm chủ tịch với mục đích giúp đỡ nhau trong sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.2: Số lƣợng các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng thêu ren ở An Hòa

Năm Năm Năm Năm Năm

TT Loại hình SXKD Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 1 Hộ gia đình Hộ 495 506 512 519 536 2 DNTN DN 3 5 8 9 12 3 Cty TNHH Cty 5 7 10 11 16 4 HTX HTX 0 0 1 1 1 5 Tổ hợp Tổ 3 7 12 16 20

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thanh Liêm

Các hình thức tổ chức sản xuất trên cùng tồn tại và có tác động hỗ trợ nhau trong điều kiện mới của nền kinh tế thị trường. Trong làng nghề đã hình thành sự liên kết với các tổ chức kinh doanh khác như liên kết dịch vụ đầu vào, đầu ra, liên kết giữa các công đoạn sản xuất do phát triển chuyên môn hoá.

Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nhiều tầng giữa các công ty với các hộ cũng phát triển mạnh trong làng nghề. Sự hợp tác liên kết giữa các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong trong làng nghề ngày càng chặt chẽ hơn, các công ty có vai trò là trung tâm lôi kéo các cơ sở sản xuất nhỏ khác làm vệ tinh cho mình, điều này đã làm cho hoạt động sản xuất nghề phát triển. Việc liên kết này không chỉ ổn định sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho làng nghề nhờ bao cung, bao tiêu bởi doanh nghiệp lớn, mà các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề còn gia công sản xuất một số công đoạn giúp

doanh nghiệp lớn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh mà không cần mở rộng quy mô doanh nghiệp vẫn nâng cao hiệu quả kinh tế.

An Hòa đang trở thành làng điển hình về phát triển kinh tế nhờ vào làm nghề, hay còn được mệnh danh là làng có nhiều tỷ phú giàu lên nhờ sản xuất, kinh doanh hàng thêu ren xuất khẩu. Một trong những cơ sở làm ăn phát đạt, tạo nhiều việc làm cho người dân trong làng nghề và luôn giữ vai trò tiên phong cho hoạt động sản xuất hàng thêu ren phải nói đến là công ty TNHH Hưng Lâm do ông Phạm Sỹ Vinh làm giám đốc. Công ty TNHH Hưng Lâm trước đây là tổ hợp thêu ren xuất khẩu Hưng Lâm được thành lập từ năm 1990 theo quyết định của UBND huyện Thanh Liêm. Tổ hợp thêu ren Hưng Lâm khi ra đời bước đầu là làm gia công hàng thêu cho các công ty xuất nhập khẩu ở Hà Nội. Năm 1997, tổ hợp thêu ren Hưng Lâm cũng như các cơ sở sản xuất khác trong làng nghề gặp khó khăn do các công ty lớn ở Hà Nội bị phá sản. Tổ hợp vẫn duy trì sản xuất với những đơn hàng nhỏ, sản phẩm làm ra nhiều khi không có nơi tiêu. Trước khó khăn chung, bằng tất cả tâm huyết với nghề của cha ông, những người đứng đầu doanh nghiệp đã trăn trở tìm hướng đi mới cho sản phẩm bằng việc trực tiếp mang sản phẩm đi chào hàng khắp nơi nhất là những nơi có nhiều khách du lịch như Hội An, Đà Nẵng, Sài Gòn…. Trời không phụ lòng người, sản phẩm thêu ren An Hòa đã đi khắp trong Nam ngoài Bắc, thậm chí sang tận nước ngoài. Hoạt động sản xuất được phục hồi ổn định và dần tạo dựng được chỗ đứng cho mình. Đến tháng 9 năm 2000 tổ hợp thêu ren Hưng Lâm chuyển đổi sang mô hình hoạt động doanh nghiệp mang công ty TNHH Hưng Lâm theo giấy phép kinh doanh số 0602000028 của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Nam ngày 18/09/2000. Hiện nay, công ty TNHH Hưng Lâm là một trong những công ty làm ăn phát đạt nhất trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng thêu ren của làng An Hòa với số vốn điều lệ lên tới 1 tỷ 700 triệu đồng.

Công ty TNHH Hưng Lâm chuyên sản xuất các mặt hàng thêu ren thủ công với những mặt hàng truyền thống như vỏ gối, ga trải giường, khăn trải bàn… và nhiều sản phẩm khác theo đơn đặt hàng của các nhà buôn. Khách hàng của công ty chủ yếu là khách nước ngoài, họ đặt mua hàng theo từng lô hàng với số lượng lớn. Sản phẩm hàng thêu ren của công ty đa dạng về kích thước, mẫu mã và chủng loại, họa tiết của đường thêu, rua, thắt lọng, móc… kích thước và hình dáng tùy thuộc theo đơn đặt của khách hàng. Tất cả sản phẩm được thêu thủ công bởi những người thợ lành nghề. Quá trình sản xuất phải qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn lại có đặc điểm kĩ thuật riêng, đều tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật trong kiểm tra, thiết kế, sản xuất các sản phẩm.

Sản phẩm của công ty luôn gây cho khách hàng cảm giác thoải mái và tin tưởng về chất lượng kĩ thuật cũng như thời hạn giao hàng, do đó công ty ngày càng tạo dựng được uy tín trên thị trường. Sản phẩm của công ty xuất khẩu ra thị trường nhiều nước trên thế giới, đặc biệt tại Châu Âu như Anh, Pháp, Mĩ, Tây Ban Nha…. Ngoài ra công ty còn có nhiều bạn hàng truyền thống trong cung ứng, cung cấp nguyên vật liệu cho công ty, họ thực sự là những đối tác đáng tin cậy của công ty trong nhiều năm qua.

Trải qua 11 năm ở giai đoạn tổ hợp và sau 9 năm thành lập, đội ngũ lao động chính thức của công ty hiện nay là 10 lao động làm việc tại công ty và có hợp đồng với 100 lao động tại các hộ gia đình trong xã và trên 1000 lao động làm việc theo mùa vụ. Tuy mới thành lập công ty vẫn còn là doanh nghiệp non trẻ, quy mô hoạt động chưa lớn, nhưng công ty đang trong quá trình xây dựng và phát triển đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong suốt 9 năm công ty liên tục ký được nhiều hợp đồng lớn, được đánh giá cao ở cả thị trường trong và ngoài nước. Về sản lượng năm sau cao hơn năm trước, doanh thu liên tục tăng, đời sống của cán bộ công nhân được cải thiện chứng tỏ sự phát triển ngày càng bền vững của công ty.

2.2.2 Hoạt động sản xuất

Quy trình sản xuất

Do những đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường, hơn nữa nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng được đòi hòi của người tiêu dùng nên các cơ sở sản xuất hàng thêu ren ở An Hòa giai đoạn này thường nhập chỉ và vải từ nước ngoài thông qua các đơn hàng, các hợp đồng gia công. Thị trường nhập khẩu nguyên liệu khá đa dạng, nhưng chủ yếu là từ một số bạn hàng truyền thống như Italia, Nhật Bản, Hồng Kông, Pháp…

Vải: nhập thêm những loại vải đẹp hơn, tốt hơn như: vải miss, vải nước ngoài, vải thô, van, tắcte, phi bóng, vải Ý có khổ lớn, vải lụa tơ tằm nhập khẩu từ Hàn Quốc.

Xuất hiện thêm một hình thức cung ứng vải mới đó là vải do khách hàng mang đến, đây thường là các loại vải mà khách hàng yêu thích, có chất lượng cao, các doanh nghiệp thêu chỉ nhận nhiệm vụ pha cắt in thêu theo mẫu. Các loại vải này chủ yếu là loại vải ngoại, đó có thể là các sản phẩm có kích thước và hình dạng sẵn, các doanh nghiệp không cần pha cắt mà chỉ làm công đoạn in thêu và hoàn thiện sản phẩm.

Chỉ: Các loại chỉ thường sử dụng như: chỉ bonich, chỉ hai mành, chỉ sợi cottong, các loại chỉ ngoại như DMC, xe 5, xe 4... Chỉ lụa tơ tằm được nhập khẩu từ Nhật Bản dùng để thêu các sản phẩm may mặc cao cấp, áo Kimono,…

Ưu điểm của nguyên liệu nhập khẩu là có chất lượng tốt hơn, độ bóng cao hơn so với giá nguyên liệu trong nước. Tuy nhiên, giá nguyên liệu nhập thường cao hơn so với giá nguyên liệu cùng loại trong nước. Chẳng hạn như, nguyên liệu vải cotton nhập khẩu từ Hồng Kông có giá khoảng 45.000 - 50.000đồng/mét, trong khi giá mua trong nước khoảng 30.000 - 35.000đồng/m; 1kg chỉ thêu nhập khẩu giá từ 700.000 - 800.000đồng/kg còn giá mua trong nước từ 120.000 - 150.000đồng/kg.

Do sự chênh lệch khá lớn về giá cả mua nguyên liệu nên ngoài việc duy trì các đơn hàng nhập khẩu, các hợp đồng gia công như hiện nay thì các cơ sở sản xuất hàng thêu ren ở An Hòa đang tích cực tìm kiếm các nhà cung ứng nguyên liệu trong nước có uy tín để thay thế dần nguyên liệu nhập ngoại nhằm tạo được nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định với giá thấp hơn và đảm bảo sự chủ động cho các cơ sở sản xuất. Các nhà cung cấp nguyên liệu trong nước là những doanh nghiệp ở các tỉnh như Ninh Bình, Nam Định, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh như: công ty dệt Nam Định, Nhà máy chỉ khâu Hà Nội, nhà máy dệt TP Hồ Chí Minh… tuy nhiên với những loại vải, chỉ cao cấp như kim tuyến, kim sa thì vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Phương thức mua cũng rất đa dạng, có thể ký hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp phục vụ tại nhà hoặc trực tiếp đi mua.

Bảng 2.3: Hoạt động sản xuất của một số cơ sở ở làng nghề thêu ren An Hòa TT Tên cơ sở sản xuất Loại sản phẩm Sản Nguyên liệu

lƣợng sản xuất

(m) (m)

1 Phạm Sỹ Quảng Khăn trải bàn, khăn tay 2344 2392

2 Lại Đăng Tùng Khăn trải bàn, ga gối 2719 2770

3 Hoàng Đình Vinh Túi thêu, khăn tay 1969 2009

4 Nguyễn Đình Yên Khăn trải bàn 2938 2997

5 Nguyễn Đình Vĩnh Túi thêu, khăn tay 3219 3284

6 Nguyễn Xuân Mậu Túi thêu, khăn tay 3750 3827

7 Nguyễn Thị Hựu Khăn trải bàn, khăn tay 2531 2587

8 Nguyễn Viết Dũng Khăn trải bàn, ga gối, 2625 2670

9 Nguyễn Đình Trung Khăn trải bàn, ga gối, 3313 3384

10 Phạm Thị Tâm Khăn trải bàn 3191 3259

Nguồn: Kết quả khảo sát tại làng nghề

Ngoài vải và chỉ thì các cơ sở sản xuất cũng nhập nguyên liệu hóa chất như bột giặt, axit…để giặt tẩy sản phẩm.

*Công đoạn sản xuất

Trong các khâu sản xuất có sự tiến bộ rõ rệt thể hiện trong từng công đoạn của quy trình sản xuất cụ thể:

Pha cắt: An Hòa đã đầu tư mua máy pha cắt, tạo ra những sản phẩm

đồng bộ về kích thước, kiểu dáng.

In mẫu lên vải: ngoài mẫu truyền thống như giai đoạn trước là các họa

tiết đơn giản như hoa, lá, con vật… xuất hiện những mẫu in hiện đại đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng như những hàng rua thêu dưới gấu váy, hình cô gái Việt Nam mặc áo dài thêu trên các túi, ví thời trang… Các mẫu in được cải tiến liên tục về mặt mẫu mã để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, các mẫu in truyền thống vẫn được khách hàng ưa chuộng hơn cả.

Mẫu in có thể là do khách hàng mang đến hoặc là các mẫu có sẵn của công ty, doanh nghiệp. Khi in lên vải các mẫu yêu cầu phải đúng về mặt kích cỡ, màu sắc và họa tiết của đơn hàng.

Gia công thêu hình:

Việc thêu hình không do các hộ sản xuất trực tiếp thêu như trước nữa mà đa số được thực hiện qua các khâu trung gian chịu trách nhiệm phân phối hay còn gọi là “cai hàng” tức là một số người có vốn nhận hàng đã in mẫu từ các cơ sở sản xuất về. Sau đó sẽ đi phát lại hàng cho các lao động khác trong

Một phần của tài liệu Luan van (Trang 41 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w