Quy trình sản xuất
Chuẩn bị nguyên liệu
Thêu ren An Hòa tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ, chủ yếu là nguyên liệu trong nước. Các nguyên vật liệu cho nghề thêu gồm vải, chỉ, các hóa chất, túi bóng…đây là nguyên liệu cơ bản nhất phục vụ nghề thêu, ngoài ra còn có các dụng cụ khác.
Chuẩn bị vải: Để làm ra một sản phẩm vải được chọn lựa rất kỹ và đảm bảo yêu cầu của khách hàng. Hình thức cung ứng vải cho nghề thêu đó là các công ty nhập vải qua các đầu mối trung gian và chỉ nhập theo các đơn hàng. Vải gồm có 2 loại: vải làm nền thêu, vải làm lót.
Vải làm nền thêu: là các loại vải sa tanh, vải xoa, vải long. Các loại vải này có bề mặt mịn, khi thêu sẽ giữ được đường chân chỉ đều, đẹp hơn các loại vải khác và có bề mặt thô
Vải làm lót: thường dùng loại vải phin để lót phía dưới vải nền. Tác dụng chủ yếu của vải lót là khi thêu đường chân chỉ ở các họa tiết được đảm bảo đúng kĩ thuật hơn. Mặt khác vải lót giữ cho vải nền đỡ bị vấy bẩn trong thời gian thêu. Vải được các hộ sản xuất đến tận công ty vải để nhập về hoặc nhập qua các đầu mối trung gian. Những loại vải này được nhập theo các đơn đặt hàng lớn, sau đó tùy thuộc vào yêu cầu đơn hàng mà pha cắt
và gia công cho phù hợp. Vải càng tốt, càng đẹp, có độ bóng thì tạo ra sản phẩm thêu có chất lượng cao và giá trị.
Về chỉ: Các loại chỉ thường dùng trong nghề thêu là: chỉ màu (làm từ sợi bông), chỉ hai mành... thợ thêu chỉ dùng chỉ màu tự nhiên với 5 màu cơ bản là vàng, đỏ, tím, xanh, lục được nhuộm từ củ, cây tự nhiên. Các đơn vị sản xuất thường nhập chỉ từ Thường Tín (Hà Tây), chỉ Sài Gòn về thêu.
Các công đoạn sản xuất
Sơ đồ: Quy trình sản xuất hàng thêu ren Pha cắt vải
In mẫu lên vải Gia công thêu hình
Kiểm hàng Máy hàng Hoàn tất (Giặt là)
Đóng gói
Pha cắt vải: Trên cơ sở mẫu đã được thiết kế, đội ngũ thợ tiến hành tính
toán, định mức vải cần sử dụng để làm nên sản phẩm theo đúng kích cỡ, tiêu chuẩn mà khách đặt hàng.
In mẫu lên vải: Đây là công đoạn đòi hỏi độ chính xác và sự tỉ mỉ cao,
mẫu mã sản phẩm được in lên vải nền theo đúng thiết kế của đơn hàng về mặt họa tiết. Sau khi có số liệu từ khâu pha cắt, những người thợ có tay nghề tiến hành in kẻ.
Việc in mẫu lên vải nền được những người thợ thực hiện theo các bước: công đoạn đầu tiên là sử dụng giấy can để vẽ mẫu lên giấy can, thợ in sẽ đặt giấy can lên trên mẫu vẽ, tiếp đó đặt túi bóng mỏng lên trên tờ giấy can vừa vẽ được. Dùng kim châm theo các mẫu đó để in mẫu lên túi bóng. Có thể sử dụng kim châm máy hoặc kim châm tay. Hiện nay đa phần là sử dụng kim châm máy cho tốc độ châm cao, đây là một dụng cụ thủ công được người dân trong làng nghĩ ra để in mẫu nhanh hơn.
Bước tiếp theo là in mẫu lên vải nền. Người thợ sẽ đặt mẫu in cũ có trên túi bóng lên vải nền, sau đó dùng nơ đã tẩm mực màu quét lên túi bóng. Mực sẽ theo các lỗ kim thấm xuống vải. Như vậy mẫu thêu sẽ được in lên vải. “Nơ” là dụng cụ một đầu làm bằng bọt biển, một đầu có con dựng để cầm, sau đó nó được tẩm bột màu pha nước. Tùy thuộc màu vải mà sử dụng các loại bột màu có màu sắc khác nhau. Ở đây chỉ là nét vẽ cơ bản, còn màu sắc họa tiết phụ thuộc vào loại chỉ thêu mà khách hàng đặt.
Gia công thêu hình: Sản phẩm thêu ren được các nghệ nhân, những
người thợ thêu thực hiện bằng đôi bàn tay khéo léo cùng với sự thăng hoa của tâm hồn.
Kiểm hàng: để có được một sản phẩm thêu ren hoàn hảo cả về kỹ thuật
và hình thức, các hộ sản xuất rất coi trọng khâu kiểm hàng. Với kinh nghiệm và tay nghề của mình, những tay kim, những người thợ cả luôn cố gắng tìm và chỉnh sửa lại từ những sai sót nhỏ nhất của sản phẩm thêu ren như đường thêu, sợi chỉ thừa,…
Máy hàng: máy những sản phẩm thêu đạt tiêu chuẩn về chất lượng
Giặt là: Sản phẩm sau khi được kiểm tra đạt tiêu chuẩn sẽ được
chuyển sang khâu giặt là. Những người thợ làm sạch những vết bẩn, rổi ủi kỹ theo từng đường nét thêu. Bước đầu tiên của khâu này là phân loại sản phẩm sau đó ngâm tẩy mực in. Ở công đoạn này sử dụng bột giặt axit axinic, tùy thuộc từng mặt hàng mà lượng bột giặt và axit cho vào ngâm là khác nhau. Thông thường là 100g/0,5m3. Nước sử dụng cho ngâm sản phẩm phải là nước giếng khoan đã được lọc và được chứa trong bể bê tông lớn. Thời gian ngâm cho các sản phẩm cũng khác nhau. Đối với các sản phẩm màu được ngâm qua 3- 4 bể, thời gian cho mỗi bể thường là 10 phút. Đây gọi là hình thức giặt sống (giặt bằng nước lạnh và không sử dụng bột giặt để tránh phai màu).
Đối với các sản phẩm trắng phải giặt nóng hay còn gọi là hình thức luộc sản phẩm, sau khi đã có nước nóng thì pha bột giặt và hóa chất vào nước. Cho sản phẩm vào ngâm, thời gian ngâm đối với các sản phẩm trắng cũng dài hơn các sản phẩm màu (20 - 30 phút), ngâm khoảng 4 - 6 lần nước thì mới sạch. Ở An Hòa thường sử dụng các thùng nhựa lớn để ngâm sản phẩm hàng thêu trắng
Đóng gói: đây là khâu cuối cùng của sản phẩm thêu. Nó đóng vai trò
không nhỏ trong việc tạo nên vẻ đẹp, sức hấp dẫn của sản phẩm thêu ren bởi đóng gói không chỉ tạo được thuận lợi cho việc vận chuyển mà còn làm nổi bật lên những góc thêu, đường nét thêu của sản phẩm.
Kỹ thuật sản xuất
Quy trình sản xuất hàng thêu ren ở An Hòa giai đoạn này chủ yếu sử dụng kỹ thuật truyền thống lâu đời với các thiết bị thủ công, lạc hậu do người dân tự nghĩ ra. Sử dụng hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, lấy sức lao động của ngưới thợ là chỉnh trong tất cả các công đoạn từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, các công đoạn sản xuất cho đến khi hoàn chỉnh sản phẩm đưa ra thị trường tiêu thụ. Có thể nói, quy trình sản xuất của nghề thêu ren An Hòa
mang tính truyền thống dựa vào kinh nghiệm có tính chất cha truyền con nối trong từng hộ gia đình.
Mặc dù đều sử dụng kỹ thuật chung của nghề thêu nhưng ở từng công đoạn kỹ thuật thì mỗi người, mỗi nhà lại có cách sử dụng khác nhau tức là ứng dụng kỹ thuật chung nhưng có sự vận dụng, sáng tạo riêng của cá nhân, mục đích cuối cùng vẫn là tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh được người tiêu dùng ưa chuộng. Riêng thủ pháp nghệ thuật thì còn đa dạng hơn nữa, nó tùy theo trình độ sáng tạo và kinh nghiệm của người nghệ nhân, thợ thêu, cùng là thêu bông hoa mai nhưng mỗi người thợ lại cho ra những tác phẩm khác nhau những người trình độ tay nghề khá thì bông hoa sẽ sống động, cánh hoa mềm mại đẹp như thật còn người tay nghề kém thì bông hoa sẽ cục mịch không được đẹp. Điều đó phần nào giải thích tại sao cùng là sản phẩm thêu nhưng sản phẩm thêu của An Hòa lại khác với sản phẩm thêu của Quất Động (Hà Nội), tranh thêu của XQ (Đà Lạt), sản phẩm thêu của Ninh Hải (Ninh Bình).
Trước khi só sự can thiệp của máy móc hiện đại thì tất cả các sản phẩm thêu ren được làm bởi đôi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo tài tình của những người thợ thêu với các loại công cụ thô sợ, đơn giản nhất. Công cụ cho nghề thêu rất đơn giản, không đòi hỏi vốn lớn, mỗi hộ thường có từ 1 đến 3 bộ khung thê gồm các loại như: khung trũn (đây là loại khung được sử dụng nhiều nhất ở An Hòa) được làm bằng sắt hoặc gỗ. Bên cạnh đó cũng sử dụng loại khung khác tùy theo từng loại sản phẩm. Ngoài ra còn có kim thêu, dao, kéo, dụng cụ bảo vệ tay (các đê). Kinh nghiệm trong sản xuất, đặc biệt trong kỹ thuật và thủ pháp nghệ thuật của mỗi gia đình, dòng họ, của làng nghề thường nằm trong tay những nghệ nhân, những thợ cả được truyền từ đời trước sang đời sau.
Sản phẩm
Với đặc trưng của nghề thêu ren là ít tốn nguyên liệu, nhưng sản phẩm là sự kết tinh của thành quả lao động thủ công từ thô sơ đến tỉ mỉ, tinh vi bằng trình độ của trí tuệ và óc thẩm mĩ kết hợp với sự khéo léo của đôi bàn tay. Vì vậy, mà sản phẩm có giá trị cao, được xem như những tác phẩm nghệ thuật qua đó người nghệ nhân thể hiện sự sáng tạo truyền thống bằng sự phong phú của tài năng.
Nghề thêu ren An Hoà đã tạo ra nhiều loại sản phẩm đáp ứng theo nhu cầu của thị trường, nhưng sản phẩm chủ yếu có 3 loại là khăn trải bàn, ga gối và túi thêu các loại, ít có tranh thêu như những làng nghề thêu khác. Ga gối của An Hòa đơn giản, đẹp, sử dụng chủ yếu là nguyên liệu có sẵn trên thị trường với tông màu đa dạng được khách hàng yêu thích. Mỗi loại sản phẩm có tên gọi khác nhau phù hợp với mục đích sử dụng và chủng loại vải, có nhiều sản phẩm đạt đến độ tinh xảo từng đường kim mũi chỉ, độ bóng, độ sáng tối trong cách pha màu sản phẩm.
Các sản phẩm tiêu biểu như:
Ga trải giường kích thước 2m x 2m.
Khăn lụa trải bàn thêu hoa hồng: kích thước 1,7m x 2,7m. Khăn thêu đài sen kích thước 90cm x 90cm.
Chăn rua kích thước 2m x 2m.
Gối thêu hoa tuy líp kích thước 50cm x 75cm.