Vốn cho sản xuất
Vốn là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của nghề thêu ren. Ở An Hòa những người làm nghề thêu ren không gặp khó khăn về nguyên liệu mà gặp khó khăn lớn về vốn để mua nguyên liệu, vốn để đầu tư máy móc, trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất. Theo kết quả khảo sát nguồn vốn cho hoạt động sản xuất của các cơ sở sản xuất hàng thêu ren An Hòa như sau:
*Hình thức doanh nghiệp
Đầu tư vốn của một công ty TNHH có thể lên đến vài tỷ đồng, của hợp tác xã khoảng 500 triệu. Cơ cấu vốn của công ty 75,3% là vốn tự có, 24,7% là vốn đi vay. Tổng số vốn được sử dụng như sau: vốn đầu tư mua nguyên liệu cho quá trình sản xuất là 14%, 44% vốn được dung cho xây dựng nhà xưởng, 39% được sử dụng mua sắm trang thiết bị phục vụ cho sản xuất. Vốn đi vay, 86% (khoảng 72,7 triệu) sử dụng mua nguyên liệu, 14% cho các mục đích khác.
Các DNTN có tổng số vốn bình quân đạt 246,3 tr.đ/cơ sở, trong đó 73,22% (108,34 tr.đ) vốn tự có, 26,78% (65,96 tr.đ) vốn đi vay. Vốn vay của các doanh nghiệp tư nhân được vay từ ngân hàng là 64,43 %, vay của tư nhân là 35,57%.
*Hộ gia đình
Vốn cho sản xuất của các hộ trong làng dao động trong khoảng 30- 50 triệu, những hộ làm ăn phát đạt có nguồn vốn lớn hơn trên 100 triệu đồng. Do quy mô sản xuất của hộ gia đình còn nhỏ bé và tư tưởng vẫn còn ấu trĩ, không ưa rủi ro, hộ sản xuất có tới 56,5% vốn tự có, một tỷ lệ cao nhất trong các hình thức tổ chức sản xuất, tỷ trọng vốn vay nhỏ. Nguồn vốn tự có được sử dụng xây dựng nhà xưởng, mua sắm thiết bị, mua nguyên liệu... Nguồn vốn đi vay của hộ chủ yếu bổ sung cho vốn lưu động.
Bảng 2.7 : Tình hình huy động vốn của 1 hộ điều tra năm 2010
TT Chỉ tiêu Đv (tr.đ) Tỷ lệ (%)
Tổng vốn 46 100
I Nguồn vốn
1 Vốn đi vay 10 21,8
- Vốn vay ngân hàng 2,5 5,4
- Vốn vay ưu đãi 3,0 6,5
- Vốn vay khác 4,5 9,8
2 Vốn tự có 26 56,5
II Loại vốn
1 Vốn cố định 20 43,5
2 Vốn lưu động 36 56,5
Nguồn : Phòng Thống kê huyện Thanh Liêm
Kết quả điều tra cho thấy, nguồn vốn lưu động bình quân của một hộ trong làng nghề thêu ren chiếm 56,5%; Vốn cố định chỉ chiếm 44,6%, nguồn vốn này chủ yếu là giá trị nhà xưởng và thiết bị phục vụ cho sản xuất của các hộ.
Vốn của các hình thức tổ chức sản xuất có được chủ yếu từ ba nguồn chính là:
Một là, nguồn vốn tự có: đây là nguồn vốn chủ yếu cho hoạt động sản
xuất kinh doanh hàng thêu ren ở làng An Hòa. Nguồn vốn tự có tại các cơ sở sản xuất làm nghề dao động trong khoảng 70 - 80% tổng số vốn của hộ. Số vốn còn lại là đi vay, nguồn vay chính của hộ chủ yếu là anh em, người thân, bạn bè và các tổ chức khác, hệ thống ngân hàng trên địa bàn huyện, tỉnh. Điều này cho thấy các hộ sản xuất ở An Hòa chủ yếu sản xuất kinh doanh hàng thêu ren trong khuôn khổ vốn tự có là chủ yếu. Đây là một trở ngại lớn cho việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thêu ren An Hòa. Đây cũng là vấn đề cần được các cấp chính quyền và ngân hàng xem xét có biện pháp hỗ trợ để các hộ sản xuất được vay vốn với số lượng và thời gian vay vốn phù hợp.
Hai là, nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình của Nhà nước. Nguồn
vốn này đến với làng nghề chủ yếu dưới hình thức gián tiếp như: hỗ trợ kinh phí cho đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm..; ngoài ra, còn được hỗ trợ vốn từ các chương trình của Nhà nước như: chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình quốc gia giải quyết việc làm, hỗ trợ khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề (tổ chức các lớp truyền nghề, nhân cấy nghề, đào tạo nghề cho người lao động), hỗ trợ từ chương trình khuyến công của Trung ương và của tỉnh,... Tuy nhiên, nguồn vốn này thường nhỏ, mang tính hỗ trợ; không trực tiếp sử dụng cho
hoạt động sản xuất kinh doanh tại các làng nghề...
Ba là, nguồn vốn vay. Vốn vay đang trở thành một nguồn vốn quan
trọng đối với sự phát triển của làng nghề; vốn vay đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động cho các hộ và cơ sở, phục vụ cho việc mua nguyên vật liệu, trả lương cho công nhân và tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, hầu hết các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất, các DNTN ở làng nghề đều thiếu vốn, vay vốn các ngân hàng thương mại rất khó khăn vì thiếu tài sản bảo đảm hoặc do giá trị tài sản bảo đảm thấp. Do đó, đã ảnh hưởng rất lớn đến việc đổi mới kỹ thuật và công nghệ; chất lượng sản phẩm không được nâng cao, mẫu mã đơn điệu, dẫn đến không chiếm lĩnh được thị trường; hiệu quả trong kinh doanh không cao.
Có thể nhận thấy rằng, các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thêu ren ở An Hòa có quy mô vốn không cao. Nguồn vốn tự có là chủ yếu, vốn đi vay còn hạn chế về số lượng và cả thời gian vay. Việc sử dụng vốn được các cơ sở đầu tư mua nguyên liệu, xây dựng nhà xưởng, trang thiết bị sản xuất. Đến nay chưa có nhà đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, hầu hết các doanh nghiệp lớn trên thị trường chỉ đặt hàng sản phẩm thêu ren, chứ chưa mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất.
Thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ sản phẩm trong giai đoạn này có một số chuyển biến đáng kể. Hiện nay thị trường tiêu thụ sản phẩm thêu ren của An Hòa khá phong phú, đa dạng bao gồm cả trong nước và ngoài nước, trong đó chủ yếu là xuất khẩu. Theo số liệu điều tra tại làng nghề giá trị hàng thêu ren xuất khẩu ở các thị trường nước ngoài chiếm 75%, tiêu thụ trong nước chiếm 25%. Những tháng cuối năm các sản phẩm thêu như: ga, gối, chăn đệm, khăn trải bàn, tranh thêu phong cảnh… của An Hòa có sản lượng tiêu
thụ tăng gấp 10 lần những tháng đầu năm. Nhiều cơ sở làm nghề mỗi tháng bán cho các đại lý ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh trên 3.000 sản phẩm các loại. Hầu hết các xưởng, công ty thêu ren trong làng đều phải tăng thêm giờ làm, tuyển thêm lao động có tay nghề cao để kịp hoàn thành hợp đồng.
Thị trường xuất khẩu: hàng thêu ren đã được mở rộng với gần 30 nước
ở khắp các châu lục trên thế giới (Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ), trong đó tập trung ở một số thị trường lớn như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Italia, Pháp, Mỹ, Đức, Anh, Thụy Sĩ. Ngoài những thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc đã xuất hiện một số thị trường mới với kim ngạch xuất khẩu khá cao như Italia (năm 2010, Italia chiếm 35,5% thị phần) được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng 2.8: Thứ tự xuất khẩu hàng thêu ren theo thị phần năm 2010
TT Thứ tự theo thị phần (%) Năm 2008 Năm 2010 1 Italia (34,9%) Italia (35,3%) 2 Nhật Bản (34,3%) Nhật Bản (34,6%) 3 Pháp (12%) Pháp (12,7%) 4 Mỹ (6%) Mỹ ( 6,8%) 5 Đức (5,1%) Đức (4,3%) 6 Hàn Quốc (2,8%) Anh (2,9%) 7 Anh (2,3%) Hàn Quốc (2,1%) 8 Khác (2,6%) Khác (1,3%)
Thị trường tiêu thụ của các hộ gia đình có khác với các cơ sở sản xuất. Các hộ gia đình thường có thị trường tiêu thụ hẹp. Những hộ sản xuất có sản phẩm thì chủ yếu là làm hàng đặt và khách đến tận nhà lấy. Những hộ chuyên làm cho các cơ sở theo từng công đoạn thì được trả công theo từng công việc và không có sản phẩm cuối cùng. Ngoài ra, có một số gia đình có điều kiện phát triển mở rộng quy mô sản xuất, thuê mướn thêm lao động hoặc cho các gia đình khác làm gia công, sau đó giao sản phẩm cho doanh nghiệp xuất khẩu, cũng có thể gửi đi xuất khẩu trực tiếp từng công te nơ theo hợp đồng riêng.
Xuất khẩu đang là hướng đi chính của sản phẩm thêu ren An Hòa hiện nay, các thị trường xuất khẩu chính như: Châu Á (Hàn Quốc, Nhật Bản), Châu Âu (Hà Lan, Bỉ, Ý, Pháp, Anh, Thụy Điển), Châu Mỹ (Hoa Kỳ)… Kim ngạch xuất khẩu giữ vai trò chủ đạo trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Bảng 2.9: Kim ngạch xuất khẩu hàng thêu ren An Hòa theo nƣớc/khu vực năm 2010
Kim ngạch xuất khẩu
Nƣớc/khu vực (1.000 USD) Tốc độ tăng trƣởng
Năm 2007 Năm 2010 (%) 10/07 (lần) Châu Á Nhật Bản 1.200 1.320 2,2 1,1 Hàn Quốc 100 170 13,6 1,7 Italia 1.220 9.272 66,2 7,6 Pháp 420 1.776 43,2 4,2 Châu Đức 180 648 37,7 3,6 Âu Anh 80 640 68,2 8,0 Mỹ 210 1.764 70,2 8,4 Khác 90 1.620 105,9 18,0
Nguồn:Phòng Thống kê sở Công thương tỉnh Hà Nam, 2011
Ngoài ra, việc phát triển mô hình du lịch làng nghề cũng là một hình thức tiêu thụ mới và hứa hẹn nhiều triển vọng. Năm 2010, việc phát triển mô hình du lịch làng nghề do UBND tỉnh Hà Nam kết hợp với các công ty du lịch trong tỉnh tổ chức các tour du lịch tham quan đình An Hòa kết hợp với thăm quan làng nghề được triển khai cũng là một hình thức để sản phẩm thêu ren An Hòa đến trực tiếp tay người tiêu dùng thông qua việc khách tham quan du lịch về làng nghề trực tiếp mua sản phẩm. Mặt khác, có nhiều đối tác nước ngoài đã về tận làng để đặt mua hàng.
Hình thức xuất khẩu hàng thêu ren An Hòa được thực hiện qua hai kênh là:
Xuất khẩu qua các công ty địa phương: Với hình thức này, hàng hóa được tập kết nhanh chóng, sản phẩm được kiểm tra qua nhiều cầu trước khi đóng gói để xuất khẩu, sức ép về tài chính được san sẻ cho nhiều đối tượng. Hạn chế của hình thức xuất khẩu này là hàng hóa phải qua nhiều cầu trung gian nên giá của sản phẩm khi đến tay người sản xuất thấp, người sản xuất thường bị ép giá và chất lương của sản phẩm. Tuy nhiên, hình thức xuất khẩu này có lợi thế là tạo điều kiện cho các hộ yên tâm sản xuất, không phải lo tìm kiếm thị trường đầu ra cũng như mẫu mã sản phẩm.
Xuất khẩu gián tiếp, ủy quyền cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, các cửa hàng, đại lý tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Bình, Đà Nẵng. Các công ty thường thu mua hàng của An Hòa như: Atech Thăng Long, Atechbo, IKEA (Thụy Điển)…. Chỉ có một số lượng nhỏ hàng thêu ren được bán trực tiếp cho người tiêu dùng tại nhà, cửa hàng hoặc tại chợ, còn chủ yếu là bán tại cho các doanh nghiệp địa phương hoặc mang đi nơi khác bán cho chủ buôn.
Thị trường nội địa:
Thị trường tiêu thụ nội địa là một tiềm năng được các cơ sở sản xuất quan tâm. Các sản phẩm được các cơ sở thu mua tại các địa phương tổ chức tiêu thụ đến người tiêu dùng, các cơ sở này thường là các cơ sở lớn trong tỉnh và từ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Các chủ cơ sở sau khi phân loại các sản phẩm những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu họ mang ra bán cho người tiêu dùng trong nước, một phần người sản xuất có cơ hội bán trực tiếp sản phẩm của mình sản xuất ra. Thị trường trong nước tập trung vào các đối tượng chính như:
Người tiêu dùng: là các cá nhân, hộ gia đình tập thể mua để phục vụ đời sống, trang trí…với các mặt hàng chủ yếu như ga, gối, túi, ví thời trang. Thị trường này chiếm khoảng 2% lượng hàng.
Các nhà sản xuất: đó là các công ty, đơn vị, nhà hàng, khách sạn. Mặc dù số lượng thị trường này ít khoảng 1% với các sản phẩm như chăn, ga, gối, đệm và các sản phẩm tranh trưng bày, các sản phẩm trang trí. Nhưng đây được coi là thị trường tiềm năng để An Hòa khai thác.
Các nhà buôn trung gian: Chiếm 13% sản phẩm, thị trường này là các khu du lịch như Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình), Phố cổ Hội An, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Đà Lạt, Hà Nội. Trong đó, thị trường TP. Hồ Chí Minh là chủ yếu.
Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, làm ăn khó khăn như hiện nay việc thâm nhập tìm kiếm thị trường mới cho đầu ra của sản phẩm là việc hết sức quan trọng để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của nghề truyền thống. An Hòa vẫn đang tiếp tục duy trì những thị trường cũ và tìm kiếm thị trường mới cho sản phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm của An Hoa đang bị cạnh tranh bởi các
sản phẩm khác cùng ngành trong nước như XQ Đà Lạt, thêu Ninh Bình, Quất Động… và cả hàng thêu của nước ngoài điển hình như hàng của Trung Quốc.
Tiểu kết chƣơng 2:
Có thể nói, trong những năm (1996- 2010), bối cảnh lịch sử trong nước và quốc tế đã tạo ra nhiều thuận lợi mới cho nghề thêu ren An Hòa có cơ hội phát triển. Bên cạnh đó, nhờ có sự sáng tạo, tâm huyết với nghề, quyết tâm giữ nghề của những người thợ ở làng An Hòa; Được sự quan tâm, khuyến khích phát triển của chính quyền địa các cấp, nghề thêu ren An Hòa đã có những khởi sắc mới và có sự phát triển vượt trội hơn các giai đoạn trước cả về quy mô lẫn phương thức hoạt động sản xuất.
Nghề thêu ren An Hòa đã mở rộng về quy mô; Hình thức tổ chức sản xuất có sự chuyển biến rõ rệt, các hình thức tổ chức mới ra đời và hoạt động có hiệu quả bên cạnh các hình thức tổ chức cũ của thời kỳ trước đổi mới trong khi các hình thức tổ chức cũ vẫn tồn tại nhưng hoạt động với chức năng mới; Có sự chuyên môn hóa trong hoạt động sản xuất với sự hình thành của các hộ chuyên nghề, các xưởng thêu, tổ hợp giặt là; Sản phẩm ngày càng phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã. Bên cạnh các mặt hàng truyền thống phục vụ nhu cầu đời sống thì các cơ sở sản xuất đã nghiên cứu sản xuất các mặt hàng mới đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng; Thị trường tiêu thụ được mở rộng ra hầu khắp các châu lục và đang từng bước chinh phục những thị trường khó tính.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nghề thêu ren An Hòa cũng như nhiều nghề thủ công truyền thống khác đều có những khó khăn riêng và phải đối mặt với những thách thức lớn. Điều quan trọng là phải làm thế nào để khắc phục những hạn chế, phát huy những thế mạnh để nghề thêu ren phát huy hết tiềm năng.
Chƣơng 3
MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 3.1 Một số nhận xét
Từ những nội dung đã trình bày về tình hình sản xuất của nghề thêu ren An Hòa, có thể đưa ra một số nhận xét về nghề thêu ren ở làng An Hòa (1986 - 2010) như sau: