NUÔI DƯỠNG TƯ DUY LƯỢNG TỬ

Một phần của tài liệu Kỹ năng sống làm ít được nhiều (Trang 55 - 57)

Gary là một nhà khoa học, và vì vậy ông rất thực tế. Ông không hình dung nổi làm thế nào để tạo một bước nhảy vọt cho thu nhập từ ba trăm nghìn đô-la tăng lên đến ba triệu. Ông nghĩ ngợi mãi về việc này từng phút, từng giờ, trong lúc ăn, lúc ngủ và cả khi làm việc. Nhất định phải có lời đáp để làm thế nào một người vượt qua ngưỡng cửa eo hẹp của thực tại để đến thế giới phi thực; làm thế nào một người có thể thay đổi cái cốt lõi trong thực trạng của mình. Là một nhà khoa học nên ông bị gắn chặt vào cái thế giới quan của chủ nghĩa duy thực. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng thời cung cấp cho ông hiểu biết thấu đáo về cách các hạt hạ nguyên tử nhảy từ trường vật chất này sang trường vật chất khác.

Trong thuyết lượng tử được trình bày bởi những nhà vật lý thế kỉ hai mươi (nổi bật nhất là Niels Bohr với Diễn giải Copenhagen) có nêu rõ một điện tử (electron) ở bên trong một nguyên tử (atom), dưới một tác nhân thích hợp, sẽ biến mất khỏi một quỹ đạo này rồi xuất hiện trở lại ở một quỹ đạo khác. Thế nhưng điện tử đó không hề di chuyển từ vị trí này qua vị trí khác. Thậm chí, nó không hề tồn tại ở khoảng giữa của hai quỹ đạo ấy.

Nói cách khác, điện tử đó không hề chuyển động từ chỗ này, đi qua một khoảng không và đáp lại ở một chỗ mới; nó chỉ biến mất khỏi vị trí của mình rồi ngay lập tức có mặt

ở một vị trí khác. Gary tự hỏi phải chăng trong vũ trụ này cái quy luật vật lý lạ lùng đó không chỉ áp dụng riêng cho các điện tử. Có lẽ đối với con người, cũng là những sản phẩm của sự hội tụ vật chất và năng lượng, cũng có thể bị ảnh hưởng bởi thuyết lượng tử; nếu nó vận hành bên trong các điện tử, thì nó cũng có khả năng ứng dụng vào thế giới vĩ mô hơn đó là vật chất cấu tạo nến con người.

Ông bắt đầu nhận thấy những sự kiện và hoàn cảnh trong cuộc sống của mọi người cũng không phát triển theo một đường tuyến tính; có vẻ như chúng cũng du hành bằng những bước nhảy lượng tử. ông phát hiện ra rằng phân cấp giàu nghèo và giai cấp xã hội tồn tại trong thế giới này đều khá giống những quỹ đạo khác nhau mà các điện tử chiếm dụng, và rằng sự di chuyển qua lại giữa các cấp bậc ấy thường là những bước nhảy vọt hơn là theo một phương thức đều đặn, nặng nề và dễ đoán. Ông tự nhủ, động lực nào sẽ giúp cuộc sống của ông nhảy vọt lên một quỹ đạo cao rộng hơn?

Để thực hiện bước nhảy lượng tử này, Gary đã quyết định việc đầu tiên nên làm là phải thay đổi bản chất lô-gíc của tư duy. Bên trong khoa học đầy lô-gic vẫn tồn tại bí ẩn về sự chuyển động lượng tử không lý giải được. Ông đã thấy cái mô hình tăng trưởng năm phần trăm rất hợp lí của mình là sản phẩm được tạo ra bởi tư duy theo kiểu tuyến tính. Một cú nhảy lượng tử vĩ đại sẽ phải trở thành khuôn mẫu tư duy mới của ông.

Gary đã nhận ra rằng trí óc ông quá nhỏ bé để có thể chứa đựng hết những tiềm năng vô tận và chưa khai phá của vũ trụ. Ông kết luận rằng đấng sáng tạo của vũ trụ nhất định là một người suy tư rất uyên thâm. Gary đã vứt bỏ tư duy lý trí, chủ nghĩa hiện thực và tư duy hạn hẹp để áp dụng cách suy nghĩ táo bạo và hoang đường nhất. Ông nhận thấy cái vũ trụ như chúng ta vẫn biết thật không có biên cương và những nghiên cứu gần đây cũng bắt đầu xem xét phải chăng còn có vô số vũ trụ khác nữa ngoài cái vũ

trụ mà chúng ta đã biết. Ông hiểu rằng cuộc sống tự đặt ra những giới hạn thực dụng cho suy nghĩ quả là một việc hết sức phi thực tế đối với chúng ta.

 

Một phần của tài liệu Kỹ năng sống làm ít được nhiều (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)