THUỐC CHỮA CHO CHỨNG MẤT TẬP TRUNG NHẸ

Một phần của tài liệu Kỹ năng sống làm ít được nhiều (Trang 36 - 37)

NHẸ

Mất tập trung đột xuất là triệu chứng thường xảy ra với hầu hết chúng ta. Nó được tạo ra khi ta tương tác với thế giới quá khắt khe xung quanh mình. Với những người chưa từng gặp qua, bạn sẽ không thể nào tưởng tượng được sự nhức nhối khó chịu khi nó xảy đến.

Thí dụ như có một lần, tôi thấy mình đi vào nhà tắm nhưng, khi đã vào đến nơi rồi tôi lại quên mất tại sao mình phải vào đấy. Tôi đứng trước gương và tự hỏi “Tại sao mình lại ở đây?” Cuối cùng, tôi cũng nhớ lại được mục đích ban đầu của mình là đi rửa mặt.

Để cứu vãn cho trường hợp này, bạn phải nhẩm trong đầu ý định của mình (rửa mặt, lấy cà phê, v.v...) trước khi và trong suốt quá trình. Nếu bạn có xu hướng rối loạn khả năng tập trung nhẹ mà không làm như vậy, thì rất có thể đúng vào lúc bạn đi đến mục tiêu của mình, sẽ có ít nhất hơn mười ý nghĩ vô thức ùa ra để tống khứ động lực hành động ban đầu của bạn.

Thế nên, liệu pháp là tuân theo thứ tự những sự việc sau:

1. Xuất hiện một ý định thôi thúc bạn hành động, chẳng hạn như rửa mặt.

2. Nhẩm đi nhẩm lại một mình “rửa mặt”.

3. Tuân theo mệnh lệnh bằng cách đi đến mục tiêu. Nói thầm ý định của bạn trong lúc đi đến đích.

Nếu bạn cho rằng như thế là quá mất công thì hãy so sánh kết quả đạt được. Luyện tập kĩ thuật này sẽ giúp tâm trí bạn dần trở nên ít lơ mơ và thông suốt hơn. Bạn sẽ thấy một sự thay đổi đáng kể trong mối quan hệ với thời gian. Nếu bạn có bao giờ thấy mình phải tự nhủ “Không biết thời

gian chạy đi đâu nhỉ?” thì bạn là một ứng viên hết sức thích hợp với bài tập này.

Kỹ thuật này tương tự với cách mà những thầy tu Phật giáo sử dụng để “an trú trong hiện tại”. Bất kể họ đang làm việc gì, họ đều lặp lại điều đó trong đầu như một câu thần chú để nhắc nhở tâm trí họ đừng bị cuốn đi bởi những suy nghĩ không đâu. Thế nên, khi họ đang đi, họ sẽ lẩm nhẩm “tôi đang đi, tôi đang đi”; khi họ ăn, họ lặp đi lặp lại “tôi đang ăn, tôi đang ăn”.

 

Một phần của tài liệu Kỹ năng sống làm ít được nhiều (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)