SẴN SÀNG ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG HỆ LỤY TỆ HẠI NHẤT

Một phần của tài liệu Kỹ năng sống làm ít được nhiều (Trang 103 - 104)

5. HÃY CHỨC MỪNG TRÁI TIM TAN VỠ CỦA BẠN

SẴN SÀNG ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG HỆ LỤY TỆ HẠI NHẤT

anh ấy tin rằng mình phải làm hỏng mọi công tác vớ vẩn để nâng cao cơ hội tồn tại của cá nhân và kết cục là anh đã phá hủy công việc kinh doanh của chính mình và của cả đồng nghiệp.

Liz là một nhân viên kinh doanh trang thiết bị doanh nghiệp, cô đã từng sử dụng chiến lược ngược lại Terri nhưng có sức phá hủy bản thân tương tự. Cô đã tính toán cách để làm cho mình trở nên quan trọng đối với giám đốc, để cấp trên không thể làm việc nếu thiếu cô, đó là giữ kín thông tin với xếp. Bất cứ khi nào giám đốc cố lấy thông tin từ một khách hàng cụ thể từ cô thì y như là cạy răng cô mới nói. Cô luôn nói càng ít càng tốt. Cuối cùng giám đốc cảm thấy mệt mỏi với những mánh khóe của cô và nói rằng, “Chừng nào cô còn nghĩ là cô cần phải ở lại công ty bằng các mánh khóe và che giấu thông tin với tôi, cô sẽ bị mời ra khỏi cửa nhanh chóng đấy. Cô phải phục vụ tôi theo cách mà tôi muốn, không phải theo cái cách mà trí óc cô đã tính toán để nâng cao cơ hội giữ chân mình ở đây”.

 

SẴN SÀNG ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG HỆ LỤY TỆ HẠINHẤT NHẤT

Chừng nào bạn còn bằng mọi giá bám víu lấy cuộc sống thì chừng đó bạn sẽ không có được thanh thản hay sự hài hòa. Bạn càng lo sợ sẽ không tồn tại được thì bạn càng bám chặt lấy những hạ sách để duy trì vị trí hiện tại cho đến khi bạn vắt cạn sức sống ra khỏi mọi thứ mình làm. Cuối cùng, trong tâm tư bạn, những công việc giản đơn bị thổi bùng lên và trở thành những tình huống sống còn, và bạn chặn hết mọi bước tiến của niềm vui là sinh khí vào cuộc đời mình.

Shankaracharya, triết gia người Ấn Độ thế kỉ mười ba, từng nói “Kể cả là chiến binh vĩ đại nhất, khi đứng giữa chiến trường cũng phải sợ đến toát mồ hôi. Tuy nhiên, giữa

lúc thể xác của anh đang run sợ, tâm trí anh đang khiếp đảm, thì tinh thần của anh lại không sợ gì cả”. Tôi chưa bao giờ có mặt ở giữa chiến trường với bom đạn trên đầu và lửa khói khiêu vũ chung quanh, nhưng khi xem phim về chiến tranh tôi thường tự hỏi một điều rất nghiêm túc là “Liệu mình sẽ làm gì khi phải đứng giữa chiến trường?”. Chắc là tôi sẽ kiếm một cái hố sâu nhất để mà trốn thôi. Phải, đó có thể là phản ứng bản năng đầu tiên của tôi. Tuy nhiên, một khi tôi nhận thức ra được trốn tránh là vô nghĩa, tôi sẽ hiểu thấu được tinh thần quyết tử và hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Ngay khi tôi thay đổi tâm trí từ lo sợ bị thương vong sang quyết tử chiến đấu, lập tức sự sợ hãi thối lui và cái chết trở thành người hộ mệnh. Ở trạng thái này, tôi cảm thấy tràn đầy sức sống và mạnh mẽ hơn rất nhiều.

Trước những thử thách của cuộc sống, thay vì hành động một cách nhu nhược, hãy sẵn sàng đón nhận nguy cơ tử vong cũng như sẵn sàng đối mặt với những kết quả tồi tệ nhất. Bạn sẽ tìm thấy lòng cam đảm đột xuất bén rễ từ ý chí không màng sống chết. Khi bạn xem cái chết như một biểu hiện của Đấng tạo hóa và nó giống tuyệt đối như việc được sinh ra, thì cái chết cũng không quá đỗi khủng khiếp. Khi bạn thật sự sẵn sàng đối mặt với cái chết, tinh thần đó sẽ bảo vệ bạn khỏi nỗi sợ hãi bị thương tổn. Thông thường trên chiến trận, tất cả các viên đạn đều nhắm vào những kẻ nhát gan nhất.

 

Một phần của tài liệu Kỹ năng sống làm ít được nhiều (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)