Mục này dựa theo sựđo lường từ yếu tố25 đến 31 trong câu hỏi thứ 5 của phiếu khảo sát.
Điểm trung bình của 7 nhân tố xã hội đến sự hình thành KNGT SV đạt 14 điểm, xếp loại có ảnh hưởng ít đến sự hình thành KNGT của SV. Các yếu tố xã hội này của nhóm SV ngành sư phạm văn có điểm trung bình không khác biệt so với SV ngành sư
phạm tiểu học nhưng thấp hơn ngành sư phạm lịch sử. Yếu tố có tác động mạnh nhất là chuẩn mực đạo đức của xã hội, yếu tố có ít sự tác động là các câu lạc bộ ngoài trường (xem bảng 31 và PL4).
Bảng 31. Các yếu tốnhà trường ảnh hưởng đến sự hình thành KN giao tiếp
Xã hội Ngành học TỔNG Sư phạm văn (n=33) Sư phạm tiểu học (n=48) Sư phạm lịch sử (n=49) ĐTB Điểm
tổng ĐTB Điểm tổng ĐTB Điểm tổng ĐTB Điểm tổng
5.25. Các câu lạc bộ ngoài
trường 2 59 2 85 2 81 2 225 5.26. Các hoạt động xã hội 2 72 2 103 2 105 2 280
tiếp
5.28. Phong cách giao tiếp của những người dân trong
khu phố 2 65 2 87 2 96 2 248 5.29. Yêu cầu của xã hội
hiện đại 2 75 2 103 2 107 2 285 5.30. Chuẩn mực đạo đức của xã hội 2 80 2 116 3 123 2 319 5.31. Nhóm bạn ngoài nhà trường 2 56 2 82 2 87 2 225 TỔNG 14 477 14 678 15 699 14 1854
Tóm lại, trong số bốn yếu tốđưa ra khảo sát SV về sự ảnh hưởng đến KNGT của họ cho thấy: chỉ có một nhóm yếu tố thuộc bản thân SV là có sựảnh hưởng vừa phải đến KN giao tiếp; ba yếu tố còn lại gồm gia đình, nhà trường và xã hội đều có sựảnh hưởng
ít đến KNGT của bản thân mỗi SV. Không có sự khác biệt đáng kể về vai trò tác động của các yếu tố này giữa SV ngành sư phạm văn, sư phạm tiểu học và sư phạm lịch sử. Tuy nhiên, một số nhân tố tác động mạnh đến sự hình thành KNGT của SV là: vốn tri thức,
năng lực hoạt động trí tuệ của bản thân mỗi SV; một số yếu tố có ít vai trò nhất là: bề thế
của nhà trường và nghề nghiệp của cha mẹ.
Để khẳng định thực trạng về KNGT của SV chúng tôi tiến hành phỏng vấn SV với các câu hỏi sau:
1. Em có chủđộng nói chuyện với người lạ? Em thường bắt quen với người khác
như thế nào? Em có lo sợngười khác không nói chuyện với mình không? Trả lời:
- Dạthưa thầy không
- Em có thể nói chuyện qua điện thoại, chát, email - Dạthưa thầy có
2. Em có thích tham gia những hoạt động tập thể có nhiều người lạ không? Và có cảm giác gì khi tham gia những hoạt động này?
Trả lời:
-Dạthưa thầy có thích nhưng hơi ngại - Em cảm thấy không hứng thú lắm
3. Diện mạo của người lạ có phải là động lực thu hút em hay không? Nếu gặp
người lạ có diện mạo bình thường em sẽ phản ứng như thế nào ? Trả lời;
- Dạthưa thầy có
- Em phản ứng bình thường
4. Sở trường trong chủ đề giao tiếp của em là gì? Em có biết làm cách nào để
chuyển sang chủđề sởtrường của em với một người không thân quen? Nếu chủđề
mà em không cần thiết, em có thái độ phản ứng ra sao? Trả lời:
- Em nói ngắn gọn, xúc tích, tự tin
- Tìm hiểu người khác có thích quan điểm sởtrường của mình hay không
- Nếu chủđề không cần thiết có thể nghe qua loa
5. Theo em trong các yếu tố ảnh hưởng đến KNGT như bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội thì yếu tố nào ảnh hưởng lớn nhất?
Trả lời:
Dạ thưa thầy trong các yếu tố ảnh hưởng đến KNGT theo em yếu tố bản thân là
ảnh hưởng nhiều nhất sau đó đến nhà trường, gia đình và xã hội
Cảm ơn em đã cho thầy có cuộc phỏng vấn này!
Tiểu kết chương 2
Mẫu khảo sát 130 SV, trong đó có 82 SV thuộc khoa XH&NV, ngành sư phạm
văn và sư phạm lịch sử, đang học năm thứ nhất và năm thứ hai, bậc đại học; số còn lại có
48 SV khoa THMN, ngành sư phạm tiểu học, đang học năm thứ hai, bậc cao đẳng. Về
giới tính, đa số trong mẫu khảo sát đều là SV nữ, SV nam chiếm số ít.
Chúng ta có thể rút ra một số nhận định về nhận thức, thái độ, hành vi giao tiếp
cũng như các biểu hiện cụ thể về thực hiện KNGT của SV.
Về mức độ nhận thức tám loại KNGT được khảo sát của SV, đa số đạt mức độ trung bình và khá, trong đó nhận thức đạt mức trung bình chiếm năm KNGT và nhận thức đạt loại khá chiếm ba KN giao tiếp. SV học ngành sư phạm tiểu học và sư phạm lịch sử có mức độ nhận thức về các KNGT nhiều hơn SV học ngành sư phạm văn, cụ thể là
SV ngành sư phạm tiểu học và sư phạm lịch sử có nhận thức nhiều hơn ở năm KN (thứ 1
– thiết lập mối quan hệ, 2 – lắng nghe, 3 – kiềm chế, 6 – thuyết phục, 8 – chủ động điều khiển giao tiếp), ngang bằng một KN (thứ 7 - nhạy bén) và thấp hơn hai KN (thứ 4 – diễn
đạt, 5 - ứng xử linh hoạt) so với SV ngành sư phạm văn. Điều này cho thấy SV bậc cao
đẳng ngành sư phạm tiểu học và SV bậc đại học ngành sư phạm lịch sử có nhận thức về
KNGT nhiều hơn SV bậc đại học ngành sư phạm văn, mặc dù qua khảo sát, số SV cao
đẳng ngành sư phạm tiểu học đang học năm thứ hai và SV ngành sư phạm lịch sử đang
học năm thứ nhất, trong khi toàn bộ số SV bậc đại học ngành sư phạm văn đang học năm
thứ hai.
Vềthái độ của SV đối với việc rèn luyện các KNGT cho thấy đạt mức tốt, không có sự khác nhau về xếp hạng này đối với SV ba ngành sư phạm văn, sư phạm lịch sử và sư
phạm tiểu học. Có hơn 66% SV thường xuyên và luôn luôn rèn luyện KN giao tiếp, còn lại gần 34% SV ít chú ý và không quan tâm việc này, mức độ ít chú ý và không quan tâm
của SV ngành sư phạm văn có tỷ lệ cao hơn SV ngành sư phạm tiểu học, ngược lại mức
độ thường xuyên và luôn luôn của SV ngành sư phạm tiểu học chiếm tỷ lệcao hơn ngành sư phạm văn. SV ngành sư phạm lịch sử có tỷ lệ về thái độ rèn luyện các KN phân bố
nhiều ở các mức độ khác nhau.
Về mức độ thực hiện tám loại KNGT của SV thông qua 64 biểu hiện đo lường
được cho thấy: các biểu hiện của KN lắng nghe và KN nhận thức nhạy bén đạt loại khá, còn lại các biểu hiện của sáu loại KN còn lại đều xếp loại trung bình.
Nguyên nhân của thực trạng trên, trong số bốn yếu tố đưa ra khảo sát SV về sự ảnh hưởng đến KN giao tiếp, bao gồm yếu tố bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, thì chỉ có một nhóm yếu tố thuộc bản thân SV là có sựảnh hưởng vừa phải đến KN giao tiếp; ba yếu tố còn lại gồm gia đình, nhà trường và xã hội đều có sự ảnh hưởng ít đến KNGT của bản thân mỗi SV. Không có sự khác biệt đáng kể vềvai trò tác động của các yếu tố này giữa SV ngành sư phạm văn, sư phạm tiểu học và sư phạm lịch sử. Tuy nhiên, một số nhân tốtác động mạnh đến sự hình thành KNGT của SV là: vốn tri thức, năng lực hoạt động trí tuệ của bản thân mỗi SV; một số yếu tố có ít vai trò nhất là: bề thế của nhà