Phƣơng tiện phi ngôn ng ữ

Một phần của tài liệu Bài giảng Nhập môn khoa học giao tiếp ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định (Trang 48 - 59)

Ngoài ngôn ngữ nói và viết ra, toàn bộ các cử chỉ, điệu bộ, tư thế, hành vi, ánh mắt, nét mặt, nụ cười của chủ thể đều được coi là phương tiện của giao tiếp. Những phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ chỉ mang ý nghĩa định hướng mà thiếu hẳn sự chính xác, rành mạch. Có thể vẫn chỉ một điệu bộ, cử chỉ diễn ra ở tình huống, đối tượng giao tiếp khác nhau nhưng lại mang nội dung biểu cảm khác nhau. Do vậy, sự vận động của các cử chỉ, dáng điệu của từng phần hoặc toàn bộ cơ thể chỉ mang ý nghĩa hình thức, làm nền, hỗ trợ, bổ sung hoặc làm chính xác thêm cho nội dung của ngôn ngữ nói.

2.1.2.1. Ánh mt, nét mt và ncười

Những điệu bộ mang nội dung giao tiếp được biểu hiện ở sự phối hợp vận động của nhiều chi tiết trên gương mặt như: trán, lông mày, mi mắt, ánh mắt, môi và miệng, sắc mặt.

a. Ánh mt

Ánh mắt được ví là cửa sổ của tâm hồn.

Ánh mắt phản ánh tâm trạng, những xúc cảm hay tình cảm của con người như vui, buồn, tức giận, sợ hãi, yên tâm, hốt hoảng, lo lắng hay đang yêu. Với những người được coi là "tinh ý" trong giao tiếp, khi nhìn vào mắt nhau người ta có thể suy đoán được về mong muốn, ý nghĩ hay tình trạng sức khỏe của người đang đối thoại với họ.

So với các giác quan ngoài như thính giác, khứu giác, vị giác, mạc giác thì thị giác là cơ quan thu nhận được nhiều nhất những thông tin cảm tính từ môi trường bên ngoài; nó cũng là giác quan có khảnăng phản ứng nhanh nhậy từ sựđiều khiển của hệ thần kinh trung ương.

Trong giao tiếp nhất thiết chúng ta phải biết sử dụng ánh mắt, giao tiếp bằng mắt để phối hợp với ngôn ngữ trong biểu lộ nội dung giao tiếp và thể hiện cảm xúc của bản thân. Đôi khi, trong giao tiếp người ta không chỉ căn cứ vào thông tin thể hiện thông qua ngôn ngữ nói (ý tại ngôn ngoại) mà người ta còn căn cứ vào ánh mắt để hiểu chủ thể muốn nói gì; thông tin từ ánh mắt diễn đạt đôi khi lại không như thông tin phát ra từ ngôn ngữ nói (ý không tại ngôn ngoại).

Khi giao tiếp với ai đó, có thể ánh mắt của họ làm cho chúng ta cảm thấy tự tin, thoải mái, muốn gần gũi, muốn tâm sự; nhưng cũng có thể làm cho chúng ta trở nên lo lắng, phân vân.

Để điều khiển ánh mắt theo đúng chủ ý của bản thân trong khi giao tiếp, chúng ta cần lưu ý một sốđiểm như sau:

Ánh mắt nhìn tự nhiên, nhẹ nhàng bao quát toàn bộ con người họ, không nhìn vào một điểm nào đó trên khuôn mặt của họ. Nhìn thẳng vào người đang đối thoại với mình sẽ giúp cho họ cảm nhận được về sự thành thật, sự tự tin, sự quang minh chính đại của bản thân mình, không giả dối. Điều này giúp cho người đối thoại tin tưởng vào những thông tin trong ngôn ngữ nói của mình đưa ra.

Có người khi tiếp xúc với người ta, nhất là khi nói, thường không biết nhìn vào đâu nên trở nên lúng túng; có người tìm cách lảng tránh ánh mắt của người khác, dẫn đến tình trạng nhìn quanh, nhìn lên hoặc nhìn xuống. Những biểu hiện không nhìn thẳng vào người đối thoại thường tạo cho họ có suy đoán: chúng ta không tự tin trước họ, hoặc không bằng họ, hoặc sợ họ, hoặc cả ba điều này. Nếu ánh mắt lảng tránh người khác, làm cho họ hiểu là chúng ta đa có điều gì giấu họhay chưa chân thành với họ; và họ sẽ nghi ngờ những điều chúng ta nói rất khó tin tưởng vì có thể là giả dối, thiếu thành thật, thiếu tự tin.

Thứhai, không nhìn chăm chú vào người khác

Nhìn chăm chú hay nhìn chằm chằm cũng là một cái nhìn thường gặp trong giao tiếp; cách nhìn này là cho người đối thoại cảm thấy khó chịu, lo lắng, không được sự tin tưởng, đang bị soi mói, hoặc họđang có gì đó sai sót. Cái nhìn chăm chú chỉ nên áp dụng đối với những gì không phải là con người. Ví dụ: nhìn chăm chú một bức tranh, bông hoa, tấm hình hay con vật. Tuy nhiên, có thểđưa ánh mắt nhìn chăm chú vào bộ trang phục hay đồ trang sức của ái đó khi họ muốn chúng ta đưa ra lời nhận xét; trong trường hợp này nếu chúng ta chỉ nhìn thoáng qua rồi phát biểu ý đánh giá ngay (cho dù ý kiến là xác đáng) thì giá trị của nó cũng không được người nghe cảm nhận như chúng ta mong muốn.

Thứ ba, không nhìn người khác với ánh mắt coi thường, giễu cợt hoặc không thèm để ý

Làm chủđược xúc cảm, tình cảm của mình là một trong những tiêu chí đểngười khác có thể đánh giá về tính có giáo dục của bản thân mình. Nhờ có điều này mà chúng ta không dễ dàng để cho những xúc cảm, tình cảm của mình bộc lộ ra bên ngoài và làm ảnh hưởng tới những người xung quanh trong những bối cảnh không cần thiết.

Nếu nhìn một con người hoặc nhìn một sự việc mà chúng ta không ưa thích bằng "nửa con mắt", bằng ánh mắt tức tối hoặc không thèm để ý đến, điều này đồng nghĩa với chúng ta là con người hẹp hòi, không được giáo dục tốt. Do đó, ánh mắt coi thường, ánh mắt với những cảm xúc tiêu cực, lườm hay nhìn xéo (kết hợp thêm với sự thay đổi sắc mặt) được thể hiện thường xuyên sẽ làm cho chúng ta không những không thể hiện được quan điểm sống nhân văn của chính mình mà nó còn làm mất dần đi con người có giáo dục của chính mình trong ý nghĩ của người khác.

Nếu đảo mắt, đưa mắt nhìn một cách vụng trộm khi giao tiếp với ai đó, người ta sẽ hiểu chủ nhân của ánh mắt ấy là người không đường hoàng, thậm chí được hiểu là kẻ xảo trá, thâm độc, kẻ gian hùng.

Khi đang giao tiếp với một người, nếu không vì quá cấp bách, nếu muốn nhìn sang một người khác hay một sự vật khác, hãy đưa ánh mắt chuyển hướng một cách từ từ, nhẹ nhàng để vẫn đạt được mục đích quan sát và thể hiện được sự quang minh chính đại, sự tự tin của bản thân.

Thứnăm, không nheo mắt hoặc nhắm cả hai mắt trước mặt người khác

Nheo mắt (nhắm một mắt) hoặc nhắm cả hai mắt trong một khoảng thời gian nhất định khi chúng ta đang nhìn được hiểu là cách nhìn có nhiều ẩn ý đi kèm.

Nheo mắt có thểđược hiểu là sự lừa gạt hay cổ vũ một điều gì đó có thể gây bất lợi cho người đang đối thoại.

Ở phương Tây, trước mặt một người khác giới nếu nheo mắt hai lần liên tiếp thì được hiểu đó là động tác gợi tình, chủ yếu là cách đưa tín hiệu của nam giới; nếu nhắm cả hai mắt và cười thì dễ làm người đang đối thoại liên tưởng đến chuyện tình ái.

b. Nét mt

Nét mặt trong quá trình giao tiếp dùng để biểu lộ thái độ, cảm xúc của chủ thể. Có sáu loại cảm xúc thường biểu lộ qua nét mặt: vui, buồn, ngặc nhiên, sợ hãi, tức giận, ghê tởm. Sự sợ hãi, tức giận hay đang âm mưu điều gì đó được biểu hiện rất rõ thông qua sắc mặt kết hợp với nét mặt nếu chủ nhân của nó thiếu bản lĩnh.

Nét mặt có hai phần: Phần động gồm mắt, miệng, bờ mi, trán thường vận động theo sự kích thích của đối tượng, hoàn cảnh cụ thể. Phần tĩnh được phân bố ở các bộ phận trên khuôn mặt. Chúng hợp thành nét mặt chung của chủ thể khi gặp đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp như mặt lạnh như tiền - Phớt Ăng lê, nét mặt đôn hậu, nét mặt thể hiện tâm trạng đượm buồn, hiếu thắng, khắc khổ, nét mặt điềm đạm, tinh anh...

Sự vận động của các bộ phận trên mặt được gọi là nét mặt. Sự biểu lộ của các trạng thái tâm lý trên nét mặt của con người rất phức tạp và bị phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp và cá tính của từng chủ thể. Do các dân tộc có phong tục - tập quán khác nhau, cách gia đình giáo dục con cái có sự khác biệt mà các mức độ biểu cảm của nét mặt giữa mọi người cũng có sự khác nhau.

Bộ mặt có kèm theo râu tóc được cắt tỉa và trang điểm một cách có chủ ý của chủ thể sẽ phản ánh trung thực hoặc không phản ánh trung thực nét tính của chủ thể. Các cơ cổ vận động có tác dụng tạo ra các điệu bộ. Sự cúi đầu biểu hiện sự phục tùng, lễ độ, cung kính đối với bề trên còn lắc đầu - không đồng ý, gật đầu - tán thành, lắc qua lắc lại - biểu hiện sự nhõng nhẽo, vòi vĩnh.

Nét mặt mang giá trị thông tin rất đa dạng, phong phú khi có sự giao tiếp giữa người với người và nhóm xã hội. Khi lông mày nhíu lại biểu hiện sự suy nghĩ về hoàn

cảnh có vấn đề hoặc khi chủ thểchưa nhận thức được một sự kiện, hiện tượng nào đó hoặc kết quả của nhận thức ở chủ thể không đem lại cho chủ thể cảm xúc như mong muốn trước đó.

Cũng nên lưu ý rằng, ngoại trừ những chi tiết được cải biến thì mỗi người vốn đã có nét mặt do yếu tố di truyền hay bẩm sinh tạo nên. Đôi khi nét vốn có này tạo nên cho người khác dễ gần, dễ mến hoặc "bị át vía"... tuy nhiên đối tượng giao tiếp không nên chỉ căn cứ vào nét mặt để vội quy kết về nhân cách của họ hoặc quá phụ thuộc vào nó mà mục đích giao tiếp bịảnh hưởng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Ncười

Nụ cười là một phương tiện giao tiếp quan trọng chứa đựng nhiều nội dung phong phú. Nụcười không chỉ biểu hiện thái độ, tình cảm của con người mà cả những nét tính cách nhất định của họ nữa. Thực tế cho thấy, một bộ mặt tươi cười luôn được hoan nghênh, vì nụ cười không những đem lại cho người khác cảm giác thoải mái, tự tin, mà còn làm cho họ cảm thấy đây là tín hiệu của sự tốt lành, của tình hữu hảo và lòng chân thành. Khi chúng ta tươi cười với người khác, điều đó sẽ chuyển tải một thông điệp là: rất vui mừng được gặp họ, sẵn sàng giao tiếp với họ.

Nụ cười tự nhiên được biểu lộ về thái độ tích cực, thái độ mời chào cởi mở, có thể giải tỏa được những ý tưởng đối địch ở người khác. Sự vận động của môi, miệng bao gồm cảlưỡi, răng có tác dụng biểu cảm rõ nét khi chủ thể mỉm cười.

Nụ cười tạo không khí ấm cúng trong gia đình, thể hiện sự sẵn sàng trong kinh doanh, là dấu hiệu của tình bạn.

Nụ cười bồi dưỡng tinh thần cho người mệt nhọc, gạt bỏ lo âu.

Trái lại, nụ cười miễn cưỡng (cười nhạt) lại biểu lộ sự giả tạo, nịnh bợ hay mỉa mai; cười hô hố, ha hảhay cười ré lên ởnơi công cộng lại thể hiện sự vô ý, vô duyên.

Trong nghệ thuật tuồng chèo, người ta đã đề cập đến hình ảnh của ba mươi sáu kiểu cười thể hiện các trạng thái xúc cảm khác nhau. Trạng thái giận dữđược biểu hiện bằng sự mím miệng hoặc nghiến răng, bậm môi.

Nhờ có sự biểu cảm qua ánh mắt, nụ cười, nét mặt mà quá trình giao tiếp được diễn ra hợp lý, nhạy cảm, tinh tế và sâu sắc hơn.

2.1.2.2. Trang phục, trang điểm và trang sc a. Trang phc

Từ lâu trang phục, y phục đã được con người sử dụng không chỉ nhằm mục đích bảo vệ thể chất, nhân phẩm mà còn là phương tiện giao tiếp, đặc biệt là khi tiếp xúc với người lạ. Tục ngữ ta có câu “quen nhau tin dạ, lạ tin quần áo”.

Trang phục được coi là có tính thẩm mỹ, có văn hóa trong những hoàn cảnh giao tiếp nhất định.

Trang phục còn thể hiện thái độ của chủ thể đối với người khác hay đối với công việc. Tại nơi làm việc, mặc trên người bộ trang phục phù hợp sẽ thể hiện chủ nhân của nó coi trọng, nghiêm túc, có lương tâm, có trách nhiệm, chuyên nghiệp trong công việc.

Trong trường hợp xã giao, có hai cách ăn mặc: lễ phục và thường phục. Trong những trường hợp cần sự nghiêm trang, long trọng, nghi lễ chính thức thì lễ phục phù hợp hơn. Những trường hợp còn lại thì thường phục phù hợp hơn. Cho dù lễ phục hay thường phục thì yêu cầu chung đều là sự phù hợp về màu sắc, về họa tiết với bối cảnh giao tiếp, với dáng vóc và màu da, màu tóc, gương mặt; vừa về số đo, sạch sẽ, chỉnh tề. Trong trường hợp buộc phải lựa chọn một trong hai thì "tốt gỗ hơn tốt nước sơn", nhưng nếu điều kiện có thể thì "gỗ tốt" và tốt cả"nước sơn" thì sẽ là hoàn chỉnh hơn, trường hợp này "sơn" không chỉ là bảo vệ cho "gỗ" mà còn là trang điểm cho "gỗ".

Trang phục biểu hiện ở kiểu - mode theo đặc điểm của giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, vị trí xã hội, dân tộc. Màu sắc của trang phục được thay đổi theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, vị trí xã hội, dân tộc, các mùa trong năm, cá nhân.

Trang phục bao gồm quần, áo, mũ, thắt lưng, giầy… những thứ này chúng đi với nhau theo bộđể tạo nên những bộ trang phục hoàn chỉnh, biểu hiện sự phát triển trong văn hóa; sự lắp ghép tùy tiện sẽ là lố bịch, thiếu văn hóa trong con mắt của người khác.

b. Trang điểm và trang sc

Trang sức, trang điểm đi kèm trang phục, góp phần tạo nên hình ảnh của cá nhân trong quá trình giao tiếp. Nó cũng nói lên tính cách, hoàn cảnh sống, trình độ thẩm mĩ của người mang nó.

Nói đến trang điểm và trang sức người ta hình dung ngay đến nữ giới. Nữ giới vốn được mệnh danh là tượng trưng cho phái đẹp. Có người nói "không có người phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ không biết làm đẹp". Trong giao tiếp xã giao, nữ giới có trang điểm hợp lý và mang theo trang sức phù hợp là điều cần thiết. Trang điểm và trang sức sẽ phát huy tác dụng khi nó phù hợp với gương mặt, vóc dáng và vị thế của cá nhân trong xã hội cũng như trong mối quan hệ giao tiếp; trang điểm và trang sức để tôn thêm vẻ đẹp và khắc phục những hạn chế bề ngoài của bản thân, qua đó giúp chủ thể tự tin để tạo ấn tượng trong giao tiếp. Không nên trang điểm lòe loẹt, trang sức thái quá đến mức đối tượng giao tiếp suy đoán sai về tính cách của bản thân.

Đối với nam giới, trang điểm thường chỉ dừng lại ở mái tóc được cắt, chải phù hợp, đeo cà vạt. Đồng hồ đeo tay hay điện thoại thường không được đánh giá là trang điểm. Nhẫn thường cũng chỉ là vật kỷ niệm, vật tín chấp (nhân cưới chẳng hạn) và cũng không được coi là trang sức.

Sự lựa chọn trang sức, trang điểm nên hài hòa, phù hợp với trang phục, hình thể, địa vị, nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi của từng cá nhân cũng như hoàn cảnh giao tiếp. Phải đảm bảo được yêu cầu về tính lịch sự, thẩm mĩ, tôn trọng đối tượng giao tiếp.

Sự thái quá trong trang phục, trang điểm hay trang sức sẽ gây phản cảm, tạo hiệu ứng tiêu cực trong quá trình giao tiếp.

2.1.2.3. Tư thếvà động tác a. Tư thế

Tư thế biểu hiện sự vận động của toàn thân hướng theo một chủđích nào đó. Tư thếcon người được hình thành do những tác động giáo dục từ thời ấu thơ, do gia đình xây dựng thông qua những thói quen thoả mãn nhu cầu. Tư thế được coi là một bộ phận quan trọng trong các nghi thức giao tiếp với những người xung quanh. Trong quan hệ người lớn - trẻ nhỏ, người lớn phải biết thể hiện được tư thế mẫu mực của mình để trẻ nhỏ bắt chước, học theo.

- Xét theo quan hệ xã hội, có ba loại tư thếcó tính cơ bản của hành vi như sau:

Một phần của tài liệu Bài giảng Nhập môn khoa học giao tiếp ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định (Trang 48 - 59)