Trần Quốc Vượng Lai Châu

Một phần của tài liệu BienBan25-10-2008s (Trang 30 - 31)

Kính thưa Quốc hội. Tôi xin góp ý về 3 ý kiến,

Thứ nhất phải xuất phát từ một tình hình đặc điểm của công tác thi hành án của chúng ta, thực sự nếu có hiệu quả phải có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan Nhà nước cũng như hệ thống chính trị địa phương thì mới làm được, qua thực tiễn mà chúng tôi theo dõi như vậy, chứ chỉ riêng cơ quan thi hành án là không thể được. Do vậy, tôi rất đồng tình với ý kiến của đại biểu Dung ở Điện Biên là cần phải nêu rõ trong luật này trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện mà trong luật không ghi, chúng tôi cho rằng đó là thiếu sót. Trong đó có một yêu cầu trách nhiệm của Ủy ban nhân dân của hai cấp này phải báo cáo hàng

năm với Hội đồng nhân dân cùng cấp, chứ không nên giao cho cơ quan thi hành án báo cáo Hội đồng nhân dân, vì ở trên này Thủ tướng báo cáo với Quốc hội thì ở dưới đó hàng năm Chủ tịch Ủy ban nhân dân phải báo cáo với Hội đồng nhân dân về công tác thi hành án.

Thứ hai, tôi thấy tổ chức thi hành án nêu trong luật là chưa mạch lạc, vì ở đây chúng ta chỉ đề cập tới tổ chức thi hành án của cấp tỉnh và cấp huyện, chúng ta không đề cập tới tổ chức thi hành án của cấp Trung ương là như thế nào, phải trên cơ sở đó Quốc hội mới có thể thảo luận được. Không hiểu tới đây tổ chức thi hành án của cấp Trung ương định tổ chức như thế nào. Chúng tôi cảm thấy ở đây thể hiện tổ chức thi hành án của cấp tỉnh, cấp huyện là một tổ chức độc lập gần như ngang với một sở, tới đây tổ chức thi hành án của Trung ương có trực thuộc Bộ Tư pháp không. Tôi nghĩ trong luật cũng cần ghi rõ để Quốc hội có thái độ thảo luận cho đúng đắn về việc này.

Thứ ba, xung quanh vấn đề chấp hành viên được sử dụng công cụ hỗ trợ. Chúng tôi cho rằng đây là thi hành án dân sự, do vậy chúng tôi thấy chúng ta đưa cái này vào chúng tôi cho rằng không nên một chút nào với bản chất của chúng ta là bản chất một chế độ dân chủ phục vụ nhân dân mà đây là thi hành án dân sự. Dĩ nhiên chúng tôi nghĩ rằng có chuyện và phải sử dụng cưỡng chế thì lúc đó chúng ta sẽ sử dụng lực lượng là cảnh sát hỗ trợ tư pháp để thực hiện chứ không nên cho một quyền của chấp hành viên được sử dụng công cụ hỗ trợ, chúng tôi cho rằng hoàn toàn không nên. Xin hết.

Một phần của tài liệu BienBan25-10-2008s (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w