Đặng Văn Khanh TP Hà Nộ

Một phần của tài liệu BienBan25-10-2008s (Trang 35 - 36)

Kính thưa Quốc hội.

Có lẽ thời gian cũng còn rất ít, cho nên tôi phát biểu một số ý ngắn. Trước hết tôi tán thành Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp và hầu hết các ý kiến phát biểu của các đại biểu từ sáng đến giờ , tôi không phân tích dài, nêu một số vấn đề như sau:

Trước hết về Điều 1, phạm vi điều chỉnh, tôi tán thành ý kiến của một số đồng chí đã phát biểu hình như trong luật này chúng ta thấy thiếu vắng hẳn đi về cơ cấu tổ chức và cơ quan quản lý thi hành án. Chúng ta đây chỉ có cơ quan thi hành án mà cơ quan quản lý các cơ quan thi hành án này như thế nào là vắng bóng hoàn toàn. Thực tế cho thấy trong thời gian vừa qua các cơ quan thi hành án gần như không có chủ quản, không có cấp trên, cho nên chính cái này cũng gây rất bức xúc trong công tác quản lý điều hành đối với cơ quan thi hành án.

Tôi đề nghị Ban soạn thảo cần phải cân nhắc và đưa vào trong này cho nó rõ, dù là chi tiết hay như thế nào đó cho nó rõ là cơ quan thi hành án như thế nào từ dưới cấp huyện lên cấp tỉnh và trên Bộ Tư pháp, rồi cơ quan quản lý cơ quan thi hành án này thế nào. Cho nên trong Điều 1, tôi đề nghị bổ sung thêm ngoài cơ quan thi hành án thì phải trong đó có cả cơ quan quản lý cơ quan thi hành án này. Đấy là ý thứ nhất.

Ý thứ hai, tôi hoàn toàn tán thành ý kiến của một số đại biểu nói là chúng ta nên giữ lại Điều 14 về vấn đề xã hội hóa trong luật này. Vì đây là một chủ trương rất lớn đã được quy định trong Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị và chúng ta đang

tiến hành một cách rất tích cực trong vấn đề này. Phải giữ lại được Điều 14, tôi thấy Điều 14 này rất có giá trị cho quá trình chúng ta triển khai xã hội hóa.

Ý kiến thứ ba, tôi tán thành ý kiến của đại biểu Long và đại biểu Hòa đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc và sửa lại Điều 173 của dự thảo luật về vấn đề trả lời kháng nghị của Viện kiểm sát, chứ ghi như thế này thì vừa là không cụ thể, vừa không đúng với quy định của pháp luật hiện hành.

Vấn đề thứ tư, tôi đề nghị về tiếng nói, chữ viết trong thi hành án dân sự, Điều 9 tôi có ý kiến hoàn toàn giống ý kiến của một số đồng chí. Bây giờ có những bản án quyết định của nước ngoài, những người được thi hành án và người bị thi hành án là người nước ngoài thì vấn đề phiên dịch thế nào? và tình trạng hiện nay sau khi có Luật Công chứng và có Nghị định 79 của Chính phủ, thì hầu như phiên dịch, dịch thuật bị trôi nổi trong khi đó các cơ quan Tư pháp từ cơ quan điều tra đến cơ quan Tòa án, Viện Kiểm sát kể cả cơ quan thi hành án hầu như độ chuẩn xác của các bản dịch hoặc phiên dịch tại phiên tòa, chế độ trách nhiệm đối với người dịch thuật là hầu như trôi nổi. Cho nên, tôi đề nghị Ban soạn thảo có một quy định cho chặt chẽ và đặc biệt đề nghị với Chính phủ cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề phiên dịch và dịch thuật viên của Tư pháp để có những quy định điều chỉnh cho phù hợp, nếu không thì trách nhiệm pháp lý ở đây đối với phiên dịch và dịch thuật như thế nào sẽ rất là khó khăn.

Vấn đề thứ năm, tôi đề nghị đối với nghĩa vụ, quyền hạn của các cơ quan thi hành án cấp tỉnh cũng như cấp huyện, tôi nghĩ và có ý kiến của một số đại biểu, cũng phù hợp với Điều 185 và Điều 186 trong Dự thảo là các cơ quan thi hành án này 1 năm hoặc 6 tháng phải báo cáo công tác thi hành án tại địa phương cho Ủy ban nhân dân cùng cấp của mình bởi vì Điều 185, 186 đều quy định trách nhiệm, quyền của Ủy ban các cấp và trách nhiệm của các cơ quan thi hành án phải có trách nhiệm trả lời chất vấn trước Hội đồng nhân dân cùng cấp. trong này tôi đề nghị sửa lại 2 Điều 16 và 18 là "cơ quan thi hành án báo cáo với Ủy ban nhân dân cùng cấp và trả lời chất vấn với Hội đồng nhân dân cùng cấp khi có yêu cầu". Tôi xin có một số ý kiến ngắn gọn như thế, xin hết.

Một phần của tài liệu BienBan25-10-2008s (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w