Trần Văn Độ An Giang

Một phần của tài liệu BienBan23-6s (Trang 37 - 38)

Kính thưa Quốc hội,

Thủ tục xét xử các vụ án hành chính là thủ tục các vụ án về tố tụng tư pháp, đặc biệt là đối với các vụ án chúng ta hay nói là "dân kiện quan". Cho nên những vụ án về địa vị người dân vào thế yếu. Các trường hợp này thông thường người dân không vi phạm, nhưng khả năng vi phạm từ phía người có thẩm quyền, người ta khởi kiện để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì vậy, cho nên khác với các tố tụng tư pháp khác, chúng ta làm thế nào nghiên cứu để có một thủ tục tố tụng ủng hộ những người yếu thế trong xã hội. Liên quan đến vấn đề này tôi xin phát biểu 2 ý kiến như sau:

Ý kiến thứ nhất, về việc có quy định thẩm quyền của Tòa án đối với khiếu kiện các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ không? Tôi cho rằng cần phải quy định thẩm quyền của tòa án đối với các khởi kiện của người cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đối với loại việc này. Bởi vì, các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bội không đơn thuần là chỉ đạo, điều hành mà rất nhiều quyết định liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Ví dụ, quyết định về tổ chức cán bộ, về kỷ luật, ở đây chúng ta nói chỉ sa thải mới thuộc thẩm quyền tòa án, còn quyết định kỷ luật, quyết định nâng lương, quyết định thay đổi nơi làm việc, v.v... tất cả những quyết định đó đều liên quan đến cán bộ, công chức và viên chức. Như vậy, khi người ta khiếu kiện có một cơ chế. Cơ chế hiện nay là giải quyết theo con đường khiếu nại, mà khiếu nại thì thủ trưởng quyết định, thủ trưởng giải quyết, rồi thủ trưởng cấp trên giải quyết, cơ chế đó là vừa đá bóng, vừa thổi còi. Tôi nghĩ thẩm quyền này nếu chúng ta giao cho tòa án thì tòa án bằng thủ tục tư pháp rất minh bạch, rất công khai, bảo đảm quyền của những người tham gia tố tụng, đặc biệt là người khởi kiện thì hiệu quả của việc giải quyết này sẽ tốt hơn, bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích của công dân.

Lý do thứ hai, rõ ràng Hiến pháp chúng ta xác định tòa án có chức năng thực hiện quyền tư pháp. Các tranh chấp, các vi phạm trong xã hội phải được giao cho Tòa án, không giao cho ai khác. Đây là việc tôi nghĩ chúng ta phải cân nhắc.

Thứ ba, đã gần đến ngày chúng ta thảo luận Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, tuyệt đại đa số đại biểu ủng hộ và đặc biệt người dân cũng rất ủng hộ tòa án không có quyền từ chối khiếu kiện của người dân. Thậm chí không có luật còn bây giờ chúng ta có luật, tại sao chúng ta lại không giao cho tòa án để giải quyết các vụ việc đó. Cũng có ý kiến cho rằng nếu giao cho tòa án giải quyết vụ việc đó sẽ can thiệp vào hoạt động chỉ đạo, điều hành của cơ quan, tổ chức, v.v... Nhưng tôi không nghĩ như vậy, nếu giao cho Tòa án giải quyết các khiếu kiện này thì một mặt chúng ta sẽ nâng cao được trách nhiệm của lãnh đạo, của người đứng đầu các cơ quan. Không lý gì người đứng đầu một cơ quan khi có quyết định hành chính đối với người ngoài cơ quan do Tòa án giải quyết. Còn

quyết định lợi ích của người trong bộ nội cơ quan mình lại cho tự giải quyết. Việc này rõ ràng không bình đẳng và không công bằng đối với công dân.

Về vấn đề phân định thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện. Trong dự thảo nói với các khiếu kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giao cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Trong nhiều năm qua, đặc biệt ngay 3 năm vừa rồi khi giao thủ tục tố tụng hành chính mới thì án hành chính bị sửa, bị hủy vẫn rất cao. Bị hủy hàng năm đến 45% và không giảm. Tại sao như vậy? Tôi nghĩ không phải thuộc năng lực của thẩm phán cấp huyện mà việc quan trọng ở đây là áp lực cho thẩm phán khi giải quyết các vụ án đối với khiếu kiện, đối với người lãnh đạo các cấp của cấp huyện, của cấp tỉnh. Nếu quyết định giao các án đó thuộc thẩm quyền cấp huyện cho cấp tỉnh, vậy án thuộc cấp tỉnh giải quyết giao cho ai? Rõ ràng không thể làm được vấn đề đó. Tôi cũng đã đề nghị ý kiến này khi thảo luận và ban hành Luật tố tụng hành chính năm 2010 nhưng không được chấp nhận. Tôi đề nghị đối với Tòa án hành chính nên giao quyết định, giao thẩm quyền chéo. Tức là thẩm quyền của Tòa án huyện này khiếu kiện hành chính đối với huyện kia. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện này có quyền lựa chọn một tòa án huyện khác trong phạm vi tỉnh đó để khởi kiện. Như vậy, chúng ta vẫn mở rộng được thẩm quyền của tòa án cấp huyện, đồng thời tránh được áp lực không cần thiết và đảm bảo sự độc lập của thẩm phán.

Ủy ban tư pháp và một số ý kiến cho rằng nếu quy định vẫn thẩm quyền cấp huyện, thẩm quyền cấp tỉnh thì chúng ta sẽ làm gì để nâng cao được bản lĩnh và thẩm phán. Xin nói với các đồng chí, chúng ta nâng cao bản lĩnh lúc nào trong khi áp lực về tổ chức cán bộ, áp lực về tái bổ nhiệm v.v... vẫn của thường vụ, của lãnh đạo các huyện, tỉnh đó. Cho nên tôi nghĩ chúng ta phải giao thẩm quyền chéo và người khởi kiện có quyền lựa chọn để khởi kiện và làm thế nào để phạm vi đi lại không lớn, không rộng. Có như vậy chúng ta mới tạo ra một cơ chế và Hiến pháp đã quy định rồi là thẩm phán, hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật nhưng nếu các luật cụ thể, các Luật tố tụng cụ thể mà không có những cơ chế để đảm bảo cho sự độc lập đó thì quy định của Hiến pháp chỉ nằm trên giấy. Tôi đề nghị Quốc hội, Ban soạn thảo phải xem xét lại thủ tục đối với án hành chính thì nên chăng chúng ta quy định thẩm quyền chéo, tức là án của huyện này, khởi kiện của huyện này thì có thể khởi kiện ở huyện khác, của tỉnh này có thể khởi kiện ở tỉnh khác. Có như vậy thì thẩm phán mới tránh được áp lực và đảm bảo được khách quan, đảm bảo sự độc lập của mình trong phát quyết của mình. Tôi xin hết ý kiến, cảm ơn Quốc hội.

Một phần của tài liệu BienBan23-6s (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w