Văn Đương TP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu BienBan23-6s (Trang 44 - 45)

Kính thưa Chủ tọa kỳ họp, Kính thưa Quốc hội,

Tư pháp càng độc lập với hành pháp bao nhiêu thì càng tốt, nhất là đối với án hành chính (tức là dân kiện quan) thường yếu thế hơn. Rõ ràng thực tế chỉ ra nguyên nhân chính mà án hành chính cấp huyện bị hủy nhiều không phải do trình độ mà do ngại va chạm với chính quyền, đấy là thực tế trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban tư pháp nhiều năm chỉ ra như vậy.

Thứ hai, nếu bảo xa dân thì không phải, bởi vì 80% khiếu kiện ở cấp huyện này, cấp tỉnh này chủ yếu về đất đai mà khiếu kiện chủ yếu ở thành phố lớn, những tỉnh đô thị hóa mạnh mẽ, còn vùng sâu, vùng xa mấy khi kiện về đất đai. Cho nên việc phổ biến ta nên tôn trọng để quy thành luật pháp. Nếu như thẩm phán cấp huyện bị áp lực do áp lực của chính quyền thì cũng đúng nhưng thẩm phán cấp tỉnh cũng chịu áp lực. Tôi đã biết được nhiều đồng chí nói rằng anh muốn làm thẩm phán hay kiểm sát viên thì trước hết anh phải làm được cán bộ ở huyện, đấy là thực tế. Bây giờ ta muốn đổi mới việc này, theo tôi hiện hành thì sơ thẩm hay phúc thẩm ở tỉnh cũng đều nằm trong tỉnh đó cả, bây giờ ta đổi mới đưa phần quyết định hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện lên cho tỉnh xử sơ thẩm và những vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tỉnh thì tới đây đều đưa lên Tòa án cấp cao. Tòa án cấp cao thành lập theo luật mới thì tòa án này hoàn toàn độc lập với chính quyền địa phương. Số án hành chính này không nhiều có 4.500 vụ chia đều cho 63 tỉnh, thành không nhiều, kể cả cấp huyện xử khi phúc thẩm vẫn lên tỉnh, hai cấp xét xử vẫn phải lên tỉnh. Tôi đồng ý với dự thảo ở điểm giao cho tòa án tỉnh thụ lý giải quyết đối với khiếu kiện về quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch hoặc của Ủy ban huyện.

Vấn đề thứ hai, quan trọng là khi đã đổi mới, đã dịch chuyển thẩm quyền xét xử như vậy thì có lẽ cũng đặt ra vấn đề phải dịch chuyển thẩm quyền thi hành án hành chính. Như các đồng chí đã phân tích có thắng kiện nhưng cứ để cơ chế hiện nay thì khó bảo đảm được quyền lợi theo bản án. Do đó, tất cả những loại án liên quan đến phán quyết

của tòa án cấp tỉnh về án hành chính này cũng đồng thời giao cho cơ quan thi hành án ở cấp tỉnh thi hành. Đối với lại khiếu kiện liên quan đến quyết định của Chủ tịch cấp tỉnh, Ủy ban tỉnh thì nên giao cho Tổng cục thi hành án Bộ tư pháp thì đỡ vướng víu với địa phương thi hành. Đã đổi mới thẩm quyền xét xử thì cũng nên đổi mới thẩm quyền thi hành án mới đồng bộ.

Một điểm nữa liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu hoặc đại diện của các cơ quan, tổ chức mà không chịu thi hành bản án, xử lý như thế nào? Trong này có quy định về xử lý kỷ luật đồng ý rồi. Về truy cứu trách nhiệm hình sự, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc, vì nếu đó là quyết định cá nhân, quyết định của người có thẩm quyền mang tính chất cá nhân.

Ví dụ, quyết định xử phạt hành chính, quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị thua kiện, người đó không chấp hành thì phải xem xét. Nếu đó là quyết định do tập thể quyết định, như các đồng chí đã nói, ví dụ như quyết định thu hồi đất cấp cho một dự án nào đó, tập thể quyết định, còn người ký chỉ là thay mặt cho Ủy ban thôi, không thể quy là trách nhiệm hình sự được, phải phân định rõ như thế để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và tính khả thi trong việc thực thi trách nhiệm người phải chấp hành bản án của tòa án. Xin cảm ơn Quốc hội.

Một phần của tài liệu BienBan23-6s (Trang 44 - 45)