UBND tỉnh về tình hình thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm 2015
1. Ban Văn hóa Xã hội đề nghị phải bổ sung việc đánh giá xem saukhi đào tạo xong, người lao động có khả năng tìm được việc làm ổn định, khi đào tạo xong, người lao động có khả năng tìm được việc làm ổn định, tăng thu nhập hay không, công tác đào tạo nghề hiện nay đang gặp những khó khăn, bất cập gì.Vì qua giám sát, Ban Văn hoá Xã hội phát hiện những cơ sở đào tạo nghề hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn như: sự phối hợp giữa ngành lao động, thương binh và xã hội với ngành giáo dục- đào tạo chưa gắn kết, việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ
sở chưa tốt nên chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường nghề không đạt yêu cầu; cơ sở vật chất, trang thiết bị day nghề còn lãng phí, chưa tận dụng, chưa phát huy hết công suất, công năng, chất lượng đào tạo nghề chưa cao, giá trị chứng chỉ nghề, bằng cấp nghề chưa được thừa nhận trong hệ thống văn bằng chứng chỉ quốc gia…
Công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực, số người sau đào tạo (đào tạo nghề, lao động tốt nghiệp cao đẳng nghề, trung cấp nghề) có tỷ lệ có việc làm đạt khoảng 80%, chủ yếu các ngành nghề kỹ thuật, cơ khí, điện công nghiệp… Bên cạnh đó vẫn còn một số nghề sau đào tạo người học có việc làm thấp như: kế toán, công nghệ thông tin. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn chủ yếu là phổ cập nghề, thời gian đào tạo ngắn, giúp lao động nông nghiệp có kiến thức, kỷ năng áp dụng vào sản xuất, giúp lao động chuyển đổi nghề nghiệp tham gia vào thị trường lao động, đã có 4.740 người/6.000 người có việc làm sau đào tạo, chiếm 79%, chủ yếu là các nghề may công nghiệp, kỹ thuật nề, đan dây nhựa trên ghế và các nghề nông nghiệp như: trồng kiểng lá, nuôi tôm…một số ngành đào tạo nông nghiệp như: chăn nuôi gia súc, gia cầm bước đầu có hiệu quả và tăng sản lượng, mô hình nổi bậc là tại xã Mỹ Nhơn (Ba Tri), xã Phú Long (Bình Đại).
Cơ sở vật chất các Trường nghề được đầu tư nhưng chưa sử dụng hết công năng; một số thiết bị ở Trung tâm dạy nghề huyện chưa khai thác hiệu quả như: thiết bị nghề nông nghiệp, điện gia dụng, điện lạnh, cơ khí, sửa chữa máy nổ đúng như báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa Xã hội phản ảnh. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thiết bị, năm 2014 tỉnh đã điều chuyển một số thiết bị dạy nghề từ huyện Chợ Lách về huyện Ba Tri. Thời gian tới tỉnh tiếp tục điều chuyển một số thiết bị dạy nghề ở những nơi chưa có nhu cầu sử dụng sang nơi có nhu cầu sử dụng, nhằm sử dụng hiệu quả trang thiết bị đã đầu tư.
Trong công tác phối hợp giữa ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và ngành Giáo dục và Đào tạo trong việc phân luồng học sinh tham gia học nghề trong thời gian qua có thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao (Trường Trung cấp nghề Bến Tre và các cơ sở dạy nghề đã phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố trực tiếp tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh tất cả các Trường THPT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên và học sinh tại 28 trường THCS nhưng chưa mang lại hiệu quả cao, số lượng học sinh tham gia học nghề chưa nhiều. Mặc khác, do tâm lý phụ huynh muốn cho con em mình học cao đẳng, đại học hơn học nghề, một số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông không có khả năng học lên đại học thì đi làm ngay tại các khu công nghiệp, khu chế xuất để có thu nhập, không tham gia học nghề. Vừa qua, UBND tỉnh đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Kế hoạch về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao, khi kế hoạch ban hành là cơ sở để củng cố, nâng cao chất lượng công tác dạy nghề. Mặt khác, UBND tỉnh đã giao Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội xây dựng đề án sáp nhập Trung tâm dạy nghề và
Trung tâm giáo dục thường xuyên, khi đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng trang thiết bị cũng như công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh thời gian tới.
2. Đề nghị xem xét bổ sung tình hình, kết quả thực hiện quản lý nhànước trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em; tình hình và kết quả phòng, nước trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em; tình hình và kết quả phòng, chống các tệ nạn xã hội: bài trừ mãi dâm, cai nghiện ma túy, nhất là những khó khăn, vướng mắc do sự bất cập, thiếu đồng bộ giữa các văn bản của các bộ, ngành trung ương hướng dẫn việc thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính đối với việc đưa đối tượng nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Qua giám sát, Ban nhận thấy đây là vấn đề bức xúc hiện nay, nhiều địa phương đã có kiến nghị đến Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành để Trung ương sớm có chỉ đạo tháo gỡ. Đề nghị cho biết về phía tỉnh, UBND tỉnh đã có động thái gì trong việc kiến nghị, đề xuất với trung ương cũng như các hoạt động tăng cường quản lý trật tự an toàn xã hội, ngăn ngừa các đối tượng nghiện ma tuý có thể gây nguy hiểm cho cuộc sống của người dân
Công tác quản lý nhà nước về trẻ em của tỉnh trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến, Tỉnh đã ban hành và triển khai Chương trình Bảo vệ trẻ em, Chương trình hành động vì trẻ em và các chương trình, kế hoạch khác về trẻ em đã đến tận cơ sở, các mục tiêu của chương trình trẻ em cơ bản đạt theo kế hoạch đề ra, các quyền trẻ em được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Toàn tỉnh có 115.499 trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT; năm 2014 công nhận 16 xã, thị trấn đạt xã, phường phù hợp với trẻ em, nâng số xã, phường phù hợp với trẻ em lên 81 xã, tỷ lệ 49,39%. Toàn tỉnh có 27 cơ sở nuôi dưỡng trẻ mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trong đó 04 cơ sở công lập, nuôi dưỡng 430 trẻ; 23 cơ sở tôn giáo, nuôi dưỡng 194 trẻ. Qũy Bảo trợ trẻ em đã vận động kinh phí trên 1,3 tỷ đồng hỗ trợ khám, điều trị bệnh, trao học bổng, tặng quà, xe đạp...cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Về công tác chăm sóc đời sống văn hoá tinh thần cho mọi trẻ em được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các Hội đoàn thể quan tâm tạo điều kiện cho trẻ em tham gia, đặc biệt là trẻ em ở vùng nông thôn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong tỉnh. Nhân dịp Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì trẻ em và Tết Trung thu các ngành, đoàn thể tỉnh phối hợp tổ chức các hoạt động vui chơi cho các em như: Hội thi Thiếu nhi chúc xuân, Liên hoan tuyên truyền măng non Táo quân thiếu nhi về trời, diễn đàn trẻ em, chương trình văn nghệ đón giao thừa, Hội thi vẽ tranh, thi kể chuyện sách, thi tiếng hát tuổi thơ, tiếng hát Hoa phượng đỏ, văn hay - sử rõ, tham quan, hội trại, tổ chức ngày hội bóng đá và nhiều loại hình văn hóa thể thao vui chơi phù hợp với từng lứa tuổi trẻ em, khuyến khích và thu hút đông đảo trẻ em tham gia.
Tuy nhiên, tỉnh chưa có nhiều sân chơi sinh hoạt cho trẻ em, hiện nay mới có 01 Nhà Thiếu nhi cấp tỉnh, 02 Nhà thiếu nhi cấp huyện, 7 tụ điểm vui chơi cấp huyện, 130 tụ điểm vui chơi giải trí cho trẻ em ở cấp xã, phường, thị trấn (tụ điểm này gắn với các trường học). Do đó, các hoạt động tổ chức vui
chơi cho trẻ em chưa thường xuyên, chỉ tập trung tổ chức vào các dịp như Tết Nguyên đán, tháng hành động vì trẻ em, Tết trung thu. Nguồn lực thực hiện công tác trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chủ yếu thực hiện từ vận động xã hội hóa, do đó chưa chủ động được nguồn lực để có kế hoạch thực hiện.
Về tình hình và kết quả phòng, chống các tệ nạn xã hội, những khó khăn, vướng mắc do sự bất cập, thiếu đồng bộ giữa các văn bản của các bộ, ngành trung ương hướng dẫn việc thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính đối với việc đưa đối tượng nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
- Về công tác cai nghiện bắt buộc thực hiện theo 02 văn bản, trong đó: Nghị định 111/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/9/2013 quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 nhưng chưa có Thông tư hướng dẫn thực hiện; Nghị định 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, có hiệu lực từ ngày 15/02/2014, đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 14/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12/6/2014 về ban hành biểu mẫu về lập hồ sơ đề nghị, thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và hướng dẫn xây dựng nội quy, quy chế đối với học viên của cơ sở cai nghiện bắt buộc, nhưng chưa có hướng dẫn quy định về trách nhiệm xác định người nghiện ma túy. Hồ sơ đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phức tạp, trình tự, thủ tục thì kéo dài qua thẩm định nhiều cơ quan. Mỗi đối tượng vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải có trên 10 bộ biểu mẫu, giấy tờ kèm theo, trong một thời gian ngắn thì không thể hoàn tất được; đối tượng người nghiện không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên bỏ địa phương, không quản lý được; mặc khác, ngành y tế chưa ban hành tiêu chuẩn hướng dẫn chẩn đoán nghiện ma túy nên không thể phối hợp với Công an và các ngành chức năng đưa vào cơ sở cai nghiện.
- Về công tác cai nghiện tại gia đình và cộng đồng theo Nghị định 94/2009/NĐ-CP ngày 26/10/2009 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy gặp nhiều khó khăn do cơ sở vật chất của các địa phương chưa được trang bị, thiếu cán bộ; quản lý sau cai chưa mang lại hiệu quả do không tiếp cận được người nghiện dẫn đến tái nghiện cao.
Từ những khó khăn, vướng mắc nêu trên, thời gian qua tỉnh đã kiến nghị gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre đề nghị Trung ương sớm có hướng dẫn, đơn giản hóa hồ sơ thủ tục để địa phương thực hiện. Thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội rà soát, kiến nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho ý kiến tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nêu trên.
3. Đề nghị bổ sung giải pháp “tăng cường kiểm tra giá thuốc, chấtlượng thuốc lưu thông trên thị trường và trong các nhà thuốc, đại lý thuốc lượng thuốc lưu thông trên thị trường và trong các nhà thuốc, đại lý thuốc (kể cả tư nhân và nhà nước)”
Thời gian qua giá thuốc trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, không có biến động bất thường về giá thuốc. Chất lượng thuốc được thường xuyên kiểm tra, giám sát với rất nhiều giải pháp. Vì vậy đã hạn chế tới mức tối đa thuốc kém chất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc lưu hành trên thị trường kể cả nhà nước và tư nhân. Thời gian tới, ngành y tế sẽ tiếp tục triển khai thực hiện một số giải pháp sau:
- Tiếp tục thực hiện việc đấu thầu thuốc tập trung, đảm bảo việc cung ứng thuốc trong các cơ sở y tế công lập có chất lượng, giá hợp lý.
- Tăng cường giám sát hoạt động của nhà thuốc, quầy thuốc trong khuôn viên bệnh viện, nhằm đảm bảo giá thuốc mua vào của cơ sở không được cao hơn giá thuốc trúng thầu cùng thời điểm.
- Thường xuyên tổ chức lấy mẫu thuốc và kiểm tra chất lượng thuốc lưu hành trên địa bàn. Trung bình tổ chức 20 đợt lấy mẫu/năm, kiểm nghiệm theo kế hoạch khoảng 600 mẫu thuốc/năm. Thường xuyên thanh tra và xử lý nghiêm các vi phạm về thuốc (hàng năm có kế hoạch kiểm tra về dược trên 500 cơ sở); kiểm tra việc kê khai giá thuốc tại các doanh nghiệp sản xuất thuốc trên địa bàn.
- Tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc ngành y tế, các cơ sở hành nghề y tế tư nhân,…thực hiện đúng các quy định về dược, mỹ phẩm,…
4. Việc kiểm tra hành nghề y dược tư nhân đang tồn tại một thựctrạng: phần đông cán bộ y tế các cấp đều có phòng khám tư và đều vi phạm trạng: phần đông cán bộ y tế các cấp đều có phòng khám tư và đều vi phạm quy định có bán thuốc tại phòng khám (vi phạm Khoản 5, Điều 6, Luật Khám bệnh, Chữa bệnh). Việc vi phạm này đã kéo dài nhiều năm, ngành Y tế năm nào cũng đề ra nhiệm vụ kiểm tra hành nghề y dược tư nhân nhưng chưa có biện pháp xử lý cụ thể. Đề nghị UBND tỉnh cho biết hướng xử lý trong thời gian tới
Thời gian qua, phần đông các phòng khám tư vùa khám bệnh vừa bán thuốc cho bệnh nhân đã vi phạm vào Khoản 5 Điều 6 Luật khám bệnh, chữa bệnh. Ngành y tế đã triển khai nhiều biện pháp xử lý nhưng chưa có chuyển biến tích cực. Để giải quyết vấn đề này, thời gian tới, UBND tỉnh giao Sở Y tế tập huấn lại Luật khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các hoạt động y, dược tư nhân. Bắt buộc tất cả các cơ sở y tư nhân đều phải cam kết thực hiện nghiêm Khoản 5 Điều 6 Luật khám bệnh, chữa bệnh, không được vừa khám bệnh, vừa bán thuốc. Tăng cường thanh tra y, dược tư nhân từ tỉnh đến huyện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về hành nghề y, dược tư nhân. Tuyên truyền, vận động để người dân ý thức trong việc chọn lựa cơ sở khám, chữa bệnh có hiệu quả.
5. Về nội dung “Sớm khởi công xây dựng Bệnh viện đa khoa 500 giường từ nguồn vốn ODA của Hàn Quốc”. Đề nghị cho biết năm 2015 có khả năng khởi công xây dựng bệnh viện này chưa hay chỉ mới tiếp tục hoàn thành các thủ tục, triển khai các bước chuẩn bị đầu tư... để đưa vào giải pháp cho chính xác
Đến nay UBND tỉnh đã hoàn thành hồ sơ Dự án Bệnh viện đa khoa 500
giường từ nguồn vốn ODA của Hàn Quốc, hiện đang trình Bộ Kê hoạch và
Đầu tư, Bộ Tài chính thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ để tiến tới đàm phán với Hàn Quốc; đồng thời UBND tỉnh cũng đang tiếp tục tranh thủ sự hỗ trợ từ các Bộ ngành Trung ương có liên quan. Tuy nhiên, khả năng khởi công sớm hay muộn còn phụ thuộc vào kết quả thẩm định và đàm phán của Chính phủ. Vì vậy UBND tỉnh xin điều chỉnh lại nội dung này trong báo cáo số 360/BC-UBND ngày 06/11/2014 là: “Tiếp tục tranh thủ Bộ, ngành Trung
ương để sớm hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục đàm phán với nhà tài trợ về dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa 500 giường từ nguồn vốn ODA của Hàn Quốc”.