Miền bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất –kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961 1965)

Một phần của tài liệu Giáo án lịch sử lớp 9 học kì 2 soạn theo công văn 3280 (Trang 99 - 103)

1965)

1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của đảng (9-1960)

a) Mục tiêu: -trình bày được hoàn cảnh, nội dung chính của Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ III của Đảng (9 - 1960).

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát

tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên

c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm -B1: GV giao nhiệm vụ và yêu cầu HS thực

hiện các yêu cầu sau:

- Em hãy cho biết hoàn cảnh diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng? - Em hãy trình bày nội dung của ĐH đại biểu toàn quốc lần III của Đảng?

- Ý nghĩa của đại hội

-B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, gợi mở HS làm việc những nội dung khó.

-B3: HS: Trả lời

-B4: GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh (theo kĩ thuật 3-2-1).

GV trình bày về hoàn cảnh lịch sử của Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng (9/1960).

⭢ Trong bối cảnh đó Đại hội toàn quốc lần

III của Đảng được triệu tập tại Hà Nội (từ ngày 5 – 19/ 9/ 1960)

Sau Lời khai mạc của chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại hội thảo luận và thông qua Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng, do Lê Duẩn trình bày.

GV cho HS xem H.62: ĐH đại biểu toàn

quốc lần III của Đảng tại Hà Nội

-Nhiệm vụ của mỗi miền khác nhau, nhưng có mối quan hệ khắng khít. Đề ra nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm.

GV nêu vài nét về ý nghĩa của Đại hội đảng lần III

- Hoàn cảnh:

+ Miền Bắc giành được những thắng lợi quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ cải tạo và phát triển kinh tế. + Miền Nam cách mạng có bước phát triển nhảy vọt với phong trào Đồng khởi

- Nội dung: Tháng 9/1960 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba diễn ra ở Hà Nội, thông qua những nội dung quan trọng sau:

+ Đại hội xác định nhiệm vụ cách mạng của mỗi miền: miền Bắc tiến hành cách mạng XHCN, miền Nam đẩy mạnh cách mạng DCND, thực hiện thống nhất đất nước.

- Đại hội đã xác định mối quan hệ trong việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng của mỗi miền.

+ Cách mạng XHCH ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển cách mạng cả nước.

+ Cách mạng DCND ở miền Nam có vai trò quan trọng trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.

- Ý nghĩa: Nghị quyết của Đại hội là nguồn ánh sáng mới cho toàn Đảng, toàn dân xây dựng thắng lợi CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà.

2. Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961-1965)

a) Mục tiêu: -Trình bày những thành tựu chính về chính trị, kinh tế, văn hoá của nhân dân

miền Bắc trong kế hoạch 5 năm (1961 - 1965)

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát

tranh ảnh suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên thời gian 14 phút

c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm -B1: GV giao nhiệm vụ và yêu cầu HS thực hiện

các yêu cầu sau:

- Nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch 5 năm lần 1 (1961-1965) là gì?

- Để thực hiện được kế hoạch dài hạn trên, nhà nước đó có những chủ trương, biện pháp nào?

- Tại sao nhà nước lại chủ trương ưu tiên phát triển công nghiệp nặng?

2. Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961-1965) - Đạt được thành tựu về công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải … + Công nghiệp: được ưu tiên phát triển, nhiều khu công nghiệp và nhà máy mới được

- Miền Bắc đó đạt được những thành tựu gì trong kế hoạch 5 năm? (Học sinh trung bình)

GV Trong công nghiệp đó đạt được thành tựu gì? - Trong nông nghiệp chúng ta đó đạt được những gì? -Trong giao thông vận tải chúng ta đã đạt được những thành tựu gì?

-B3: HS: Trả lời

-B4:GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh (theo kĩ thuật 3-2-1).

- Đây là kế hoạch dài hạn đầu tiên, lấy xây dựng CNXH làm trọng tâm.

- Nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch: ra sức phát triển nông nghiệp, công nghiệp, đẩy mạnh cải tạo XHCN, củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh, cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hoá, củng cố quốc phòng, tăng cường trật tự xã hội. - Tăng cường vốn đầu tư gấp 3 lần khôi phục kinh tế. - Bởi sau chiến tranh nền kinh tế của ta là nền kinh tế nhỏ bộ, lạc hậu => để phát triển nền kinh tế một cách nhanh chóng phải có sự đầu tư vào phát triển công nghiệp nặng.

+ Văn hóa, giáo dục, y tế phát triển.

+ Văn hóa chú trọng xây dựng con người mới.

+ Giáo dục, y tế tăng nhanh đáp ứng nhu cầu xây dựng CNXH Miền Bắc và chi viện cho Miền Nam. - GV trích đọc lời Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong hội nghị chính trị đặc biệt (3/1964) “trong 10 năm qua Miền Bắc đó tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc đất nước xã hội và con người đều đổi mới”

GV lưu ý: Bên cạnh những thành tựu đạt được, miền Bắc gặp không ít khó khăn do sai lầm về chủ trương như việc đề ra chủ trương phát triển chủ yếu thành phần kinh tế quốc doanh và hợp tác xã, hạn chế các thành phần kinh tế khác; chủ trương ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, hiện đại hóa nền kinh tế vốn nhỏ bé lạc hậu, chưa có những tiền đề cần thiết. Đây thuộc sai lầm về tư tưởng chủ quan do nóng vội, duy ý chí, tức là làm theo ý muốn không xuất phát từ khả năng thực tế của ta.

xây dưng...

+ Nông nghiệp: ưu tiên phát triển các nông trường quốc doanh, thực hiện chủ trương xây dựng hợp tác xã nông nghiệp bậc cao....

+ Thương nghiệp: quốc danh được ưu tiên phát triển, góp phần củng cố quan hệ sản xuất mới, cải thiện đời sống nhân dân.

+ Giao thông vận tải: giao thông đường bộ, đường sông, đường hàng không được củng cố..

+ Các nghành văn hóa – giáo dục có bước phát triển và tiến bộ đáng kể.

- Miền Bắc thực hiện nhiệm vụ hậu phương, chi viện cho miền Nam vũ khí, đạn dược...

3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.

a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh

hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi

trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c) Sản phẩm: trả lời câu hỏi trắc nghiệm thể hiện đầy đủ nội dung bài học; d) Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức thi cho các tổ trả lời câu hỏi trắc nghiệm nhanh và cộng điểm để khuyến

khích thi đua giữa các tổ.

Câu 1: Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 (đầu năm 1959) đã xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là

A. đấu tranh chính trị đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ

B. đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang giành chính quyền. C. khởi nghĩa giàn vũ trang.

D. đấu tranh giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.

Câu 2: “ Đồng khởi” có nghĩa là:

A. đồng lòng đứng dậy khởi nghĩa B. đồng sức đứng dậy khởi nghĩa C. đồng loạt đứng dậy khởi nghĩa D. đồng tâm hiệp lực khởi nghĩa.

Câu 3. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời ngày nào?

A. Ngày 20 tháng 9 năm 1960 B. Ngày 20 tháng 10 năm 190 C. Ngày 20 tháng 11 năm 1960 D. Ngày 20 tháng 12 năm 1960

Câu 4: Đại hội lần thứ mấy của Đảng ta được xem là “ Đại hội xây dựng CNXH ở miền Bắc và đầu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”?

A. Đại hội lần thứ I B. Đại hội lần thứ II C. Đại hội lần thứ III D. Đại hội lần thứ IV

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề

mới trong học tập.

b) Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập c) Sản phẩm học tập: bài tập nhóm

d) Cách thức tiến hành hoạt động

Cho biết vì sao nói phong trào Đồng khởi (1959 - 1960) thắng lợi đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam

Phong trào Đồng khởi (1959 - 1960) thắng lợi đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt

của cách mạng miền Nam vì: Phong trào “Đồng khởi” đã giáng một đòn nặng nề vào

chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thể tiến công.

*************************************

Ngày soạn: ... Ngày giảng: ...

Tiết 42, BÀI 28. XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN

Ở MIỀN NAM 1954- 1965. (tiếp theo) I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Hiểu được âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược chiến tranh đặc biệt.

- Trình bày được những thắng lợi quân sự của quân dân ta trong chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ.

Tái hiện được những nét chính về cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam chống các chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ

Phân biệt được các thuật ngữ, khái niệm cơ bản: nhiệm vụ chiến lược, chiến tranh thực dân kiểu mới, chiến tranh đặc biệt

2/Năng lực: Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định đánh giá tình hình đất nước nhiệm

vụ 2 miền, âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở Miền Nam, kỹ năng sử dụng bản đồ chiến sự

Rèn luyện các kĩ năng: đọc hiểu thông tin, sử dụng kênh hình, rút ra bài học lịch sử, kĩ năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong học tập lịch sử

3. Ph m ch t: Khâm phục tinh thần lao động sản xuất, anh dũng chiến đấu và ý chí

quyết tâm chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta; chống lại các luận điệu xuyên tạc và có thái độ khách quan khi đánh giá sự kiện, hiện tượng lịch sử; bồi dưỡng ý thức tự học.

Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước gắn với chủ nghĩa xã hội, tình cảm ruột thịt Bắc Nam niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và tiến đồ của cách mạng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh ảnh, lược đồ sgk, tài liệu tham khảo trong sgk. – Giáo

án word và Powerpoint

2. Chuẩn bị của học sinh: Học thuộc bài cũ và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài

mới.

Một phần của tài liệu Giáo án lịch sử lớp 9 học kì 2 soạn theo công văn 3280 (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(148 trang)
w