Mĩ tiến hành chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc

Một phần của tài liệu Giáo án lịch sử lớp 9 học kì 2 soạn theo công văn 3280 (Trang 109 - 112)

I. Yêu cầu cần đạt

1. Mĩ tiến hành chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc

a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ được cuộc chiến tranh không quân và hải quân phá hoại

miền Bắc của Mĩ

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát

tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên thời gian 10 phút

c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Đọc SGK. Trả lời câu hỏi: Trình bày cuộc chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc của Mĩ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Mĩ dựng lên "sự kiện Vịnh Bắc Bộ" (8 - 1964), cho máy bay ném bom miền Bắc.

- Đến ngày 7 - 2 - 1965, lấy cớ "trả đũa" việc Quân giải phóng miền Nam tiến công doanh trại quân Mĩ ở Plâycu, Mĩ chính thức gây ra cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc.

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày của HS.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh

hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân trả lời các câu

hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

Thời gian 10 phút

c) Sản phẩm: trả lời câu hỏi thể hiện đầy đủ nội dung bài học; d) Tổ chức thực hiện:

Câu hỏi: Chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa hai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) và “Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam.

- Dự kiến sản phẩm

Những điểm giống và khác nhau giữa hai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) và “Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam.

Những điểm giống nhau:

+ Đều là những chiến lược chiến tranh xâm lược của Mĩ, nhằm chiếm đất, giành dân, đặt ách thống trị thực dân mới ở miền Nam Việt Nam.

+ Đều hoạt động phá hoại miền Bắc; kết hợp hoạt động quân sự với chính trị – ngoại giao.

Những điểm khác nhau:

Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" Lực lượng tham gia chiến tranh duy nhất

là quân đội tay sai.

Vai trò của Mĩ trên chiến trường là "cố vấn" chỉ huy.

Vừa chiến tranh ở miền Nam vừa hoạt động phá hoại miền Bắc thông qua đội ngũ gián điệp, biệt kích.

Lực lượng tham gia chiến tranh là quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ, quân đội tay sai.

Mĩ vừa trực tiếp chiến đấu vừa có "cố vấn" chỉ huy.

Vừa chiến tranh ở miền Nam vừa mở rộng chiến tranh bằng không quân, hải quân phá hoại miền Bắc.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Em hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa hai chiến lược "Chiến tranh cục bộ" và "chiến tranh đặc biệt" của Mĩ ở miền Nam Việt Nam?

Dự kiến sản phẩm

Giống nhau:

 Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

 Cùng chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.

 Có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và cố vấn quân sự Mĩ.  Cả hai đều bị thất bại.

Khác nhau:

Tiêu chí so sánh

Chiến tranh đặc biệt Chiến tranh cục bộ

Quy mô chiến tranh

Ở miền Nam Mở rộng hai miền Nam – Bắc

Mục tiêu Chống phá cách mạng và bình định miền Nam

Vừa bình định miền Nam vừa phá hoại miền Bắc.

Thủ đoạn “Ấp chiến lược” được coi như “xương sống”

chiến lược hai gọng kìm tìm diệt và bình định.

Lực lượng tham chiến

Quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, dùng người Việt đánh người Việt.

Mĩ, chư hầu, Ngụy.

Mĩ giữ vai trò quan trọng nhất.

Tính chất ác liệt Ác liệt Rất ác liệt ở mục tiêu vừa nhằm tiêu diệt quân chủ lực và bình định miền Nam, phá hoại miền Bắc, số quân tham chiến đông, vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh cả trên bộ, trên không, trên biển. - GV giao nhiệm vụ cho HS

+ Sưu tầm thêm một số tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học. + Chuẩn bị bài mới

- Xem trước phần 3 mục II và mục III bài 29. - Trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.

*********************************

Ngày soạn: ... Ngày giảng: ...

Tiết 44, Bài 29 : CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG MĨ, CỨU NƯỚC (1965 - 1973) (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: 1. Kiến thức:

- Biết được những chi viện của hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam.

- Hiểu được âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" và "Đông Dương hoá chiến tranh".

- Trình bày được những thắng lợi trên các mặt trận quân sự, chính trị chống chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" và Đông Dương hoá chiến tranh của Mĩ.

- Biết được cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của quân ta và ý nghĩa. - Nhận xét về tình cảm của nhân dân miền Bắc đối với miền Nam.

2. Năng lực

Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ để tường thuật các trận đánh và

các kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử.

Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tình đoàn kết dân tộc, Đông Dương, quốc tế, niềm tin vào sự lãnh đạo của đảng, niềm tự hào của dân tộc. Khâm phục tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân miền Nam.

* Tích hợp : Liên hệ với tấm gương Bác Hồ, GD tinh thần lao động, chiến đấu cho HS. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Máy tính

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh có liên quan.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC1. Ổn định lớp 1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ (linh động)3. Bài mới 3. Bài mới

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a, Mục tiêu: Học sinh nắm được những nét chính về nhân dân nhân dân MB thực hiện

nghĩa vụ địa phương. Dựa trên những kiến thức học sinh đã biết và chưa biết, GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi kích thích sự tò mò hiểu những điều chưa biết sẽ được giải đáp trong bài học, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo

yêu cầu của giáo viên (thời gian 2 phút)

c) Sản phẩm:

d) Tổ chức thực hiện

Giáo viên cho xem hình 70 SGK, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Em biết gì về các bức ảnh này?

Mỗi HS có thể trả lời theo sự hiểu biết của mình với các mức độ khác nhau. GV kết nối vào bài mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Một phần của tài liệu Giáo án lịch sử lớp 9 học kì 2 soạn theo công văn 3280 (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(148 trang)
w