Tạo hành lang pháp lý chặt chẽ cho kinh tế ngầm trong hoạt

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam (Trang 78 - 85)

Không quản lý được thì cấm. Thực tế cho thấy đây là một trong những kim chỉ nam hành động của các cơ quan hoạch định chính sách trong thời gian vừa qua. Chúng ta chắc vẫn không quên các quyết định quản lý vội vàng về cấm lưu hành xe ba bánh, xe tự chế, quyết định cấm người bán hàng rong (2007-2008) đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ phía dư luận. Cách làm này là một ví dụ điển hình cho hình thức quản lý đóng. Làm như vậy vô hình chung chúng ta đang đẩy các hoạt động từ khu vực kinh tế ngầm chưa phạm pháp sang kinh tế ngầm phạm pháp. Bởi không có gì mạnh mẽ và quyết liệt bằng khả năng tự bảo vệ để sinh tồn của con người. Càng cấm đoán một cách cơ học và hành chính chúng ta sẽ càng tạo cơ hội, hoặc buộc các chủ thể kinh tế phải ngầm hóa các hoạt động mưu sinh, mưu lợi của mình. Như vậy, khu vực kinh tế này sẽ ngày càng ngầm hơn, đa dạng hơn và rất khó có thể kiểm soát được.

Quản lý mở - đi theo hướng ngược lại. Nhà nước sẽ tạo mọi điều kiện để các hoạt động ngầm có cơ hội bước ra ánh sáng. Giảm thuế, cải cách thủ tục hành chính, minh bạch hóa thông tin, tạo cơ hội việc làm, tạo khung thể chế bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, khuyến khích, giáo dục, đào tạo tiến tới phổ cập kiến thức cơ bản về pháp luật, đồng thời với các biện pháp kiểm tra, xử phát công khai, nghiêm minh. Tất cả sẽ tạo cơ hội để người hoạt động kinh tế ngầm suy nghĩ so sánh lựa chọn một trong hai con đường: tiếp tục lẩn trốn hay công khai hóa hoạt động của mình. Và một trong những nguyên tắc quan trọng cần được đưa vào luật pháp – là bảo đảm không truy cứu trách nhiệm với những cá nhân, tổ chức tự nguyện công khai hóa các hoạt động sản xuất – kinh doanh của mình (dĩ nhiên là với các sản phẩm được luật pháp cho phép). Cách làm này sẽ giúp chủ thể kinh tế ngầm có cơ

70

hội so sánh giữa hai con đường: tiếp tục ngầm hay chấp nhận minh bạch hóa vì sự phát triển lâu dài.

Chính sách phát triển kinh tế bền vững trong việc hội nhập kinh tế thế giới, từ năm 2007, khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO cho đến năm 2015, khi Việt Nam trở thành thành viên của TTP, đã đánh dấu bước quyết tâm trong việc hội nhập kinh tế thế giới. Việc hội nhập kinh tế nhanh tạo điều kiện phát triển cho nền kinh tế với những chính sách cho các doanh nghiệp phát triển, và cũng là động lực cho nền kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp cần thiết nghĩ đến việc mở rộng quy mô, trong bật ra khỏi vòng quay nhanh của nền kinh tế.

Tuy nhiên, vẫn cần phải nói đến việc lạm phát tăng cao trong thời gian dài hay các chính sách an sinh xã hội chưa được đảm bảo, kinh tế tăng trưởng luôn ở nhóm tăng trưởng cao nhưng chất lượng cuộc sống chưa được cải thiện song hành.

Ổn định kinh tế vĩ mô, hoạch đinh chính sách phát triển bền vững gắn với an sinh xã hội và bảo vệ môi trường là điều cần thiết. Đồng nghĩa với đó, Nhà nước phải nâng cao tri thức trong xã hội, có chương trình đào tạo thiết thực, tạo công ăn việc làm phù hợp cho mọi tầng lớp dân cư trong xã hội, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, tăng thu nhập thực tế cho lao động.

Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn không cẩn thận sẽ dẫn đến việc nông thôn hóa đô thị do thói quen và tập quán sinh hoạt của đại bộ phận tầng lớp di cư, vì vậy, việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn là hết sức cần thiết, bởi lẽ, việc này đều làm tăng năng suất lao động, tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập lao động, cân bằng cơ cấu kinh tế hợp lý. Đồng thời, việc tập trung đa dạng hóa các làng nghề thủ công hoặc tiểu thủ công nghiệp cần được chú trọng, vừa góp

71

phần làm giàu truyền thống văn hóa, vừa sử dụng đươcc lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, phù hợp với vốn, trình độ công nghệ và trình độ quản lý tại khu vực..

Tiểu kết chương 3

Việc kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam còn nhiều điều đáng để thực hiện, trước hết là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đơn vị đang hoạt động trong khu vực này, sau đó là bảo vệ người tiêu dùng thực hiện mua bán, trao đổi với các đơn vị đang hoạt động trong khu vực này, sau cùng là bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước trong việc thực hiện thu và quản lý ngân sách Nhà nước.

Các chính sách pháp luật cần thiết phải đi vào thực tế, công khai, minh bạch hóa từ các đơn vị Nhà nước, tạo hành lang pháp lý đầy đủ để nhóm các hoạt động kinh tế ngầm ngày càng có điều kiện chuyển sang hoạt động kinh tế chính thức, góp phần chính thức vào nền kinh tế quốc dân.

72

KẾT LUẬN

Kinh tế ngầm là hiện tượng bao trùm lên mọi tầng lớp dân cư và mọi tầng lớp xã hội. Bên cạnh những thành tựu về kinh tế mà chúng ta đã đạt được trong thời gian qua, bên cạnh khu vực kinh tế phi chính thức hằng năm vẫn được tính vào GDP của cả nước, chúng ta phải nhìn nhận đến khu vực kinh tế ngầm đang ngày càng phát triển sôi động và có những tác động xấu đến sự phát triển kinh tế nói riêng và quá trình phát triển xã hội nói chung. Mặc dù nền kinh tế ngầm đã hiện hữu từ rất sớm trong sự lích sử phát triển, nó được xem là hiện tượng tất yếu của sự phát triển song nếu chúng ta không có những giải pháp đặc biệt là sự kiểm soát của pháp luật thì nó sẽ trở thành căn bệnh mãn tính. Tính trong sạch của thị trường giảm xuống không những ảnh hưởng đến thị trường trong nước mà còn ảnh hưởng đến việc hội nhập kinh tế quốc tế.

Như vậy phải kịp thời có sự kiểm soát về mặt pháp luật kết hợp với sự hoạch định những chính sách kinh tế phù hợp để điều chỉnh khu vực kinh tế phi chính thức trong thời gian tới, đặc biệt là việc tạo hành lang pháp lý công bằng cho các hoạt độnh kinh tế chính thức và các hoạt động kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam. Những thực trang và giải pháp đưa ra trong luận văn này đều xuất phát từ cái nhìn thực tế, dựa vào tình hình thực tiễn cụ thể của hoạt động kinh doanh ngầm trên thị trường Việt nam cũng như toàn thế giới, từ những nghiên cứu và suy ngẫm cụ thể, xem xét từ những mặt lợi và mặt hại của nền kinh tế ngầm để đưa ra những giải pháp nhằm khuyến khích những lợi ích mà kinh tế ngầm mang lại đồng thời khắc phục và ngăn chặn những tác hại của nó tới sự phát triển kinh tế cũng như xã hội của một đất nước. Đặc biệt với tình hình phát triển kinh tế của Việt nam hiện nay đang bước dần từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tự cung, tự cấp

73

sang nền kinh tế thị trường, công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, những giải pháp đưa ra nhằm điều chỉnh hoạt động kinh tế là vô cùng cần thiết, hơn thế nữa là với tình trạng kinh tế ngầm “bùng nổ” như hiện nay.

74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng cục thống kê (2014-2015),

Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam, Số 1, Quý 1 năm 2014; Số 2, Quý 2 năm 2014; Số 3, Quý 3 năm 2014; Số 4, Quý 4 năm 2014; Số

5, Quý 1 năm 2015; Số 6, Quý 2 năm 2015, Hà Nội.

2. Chính phủ (2004), Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004 về

đăng ký kinh doanh, Hà Nội.

3. Chính phủ (2007), Nghị định 39/2007/NĐ-CP ban hành ngày 16/03/2007 về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không

phải đăng ký kinh doanh, Hà Nội.

4. Chính phủ (2010), Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính

phủ về đăng ký doanh nghiệp, Hà Nội.

5. Chính phủ (2015), Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ban hành mới đây ngày

14/09/2015 về đăng ký kinh doanh, Hà Nội.

6. Ngô Huy Cương (2009), “Phân tích pháp luật về hộ kinh doanh để tìm ra các bất cập”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, (25). 7. Lê Đăng Doanh, Nguyễn Minh Tú (1997), Khu vực kinh tế phi chính quy: Một số kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn việt nam trong quá trình

chuyển đổi kinh tế, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

8. Lê Đăng Doanh, Nguyễn Minh Tú (1998), Nhận dạng các đặc điểm của

khu vực kinh tế phi chính quy (trường hợp khảo sát tại Hà Nội), NXB

Lao động Hà Nội.

9. Phạm Văn Dũng (2004), Khu vực kinh tế phi chính thức – vấn đề đặt ra

cho các nhà quản lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. IFC, WB (2003), Hoạt động không chính thức và môi trường kinh doanh

75

11. Nguyễn Văn Minh (2009), “Kinh tế ngầm và vị trí của nó trong nền kinh tế quốc dân”, Tạp chí kinh tế đối ngoại, (37).

12. Nguyễn Huy Oánh (2001), “Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu Kinh tế, (283).

13. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội. 14. Quốc hội (2005), Luật thương mại, Hà Nội. 15. Quốc hội (2005), Luật doanh nghiệp, Hà Nội. 16. Quốc hội (2014), Luật doanh nghiệp, Hà Nội.

17. Stoyan Tenew, Amanda Carbier, Nguyễn Quỳnh Trang, (2003), Hoạt

động không chính thức và môi trường kinh doanh ở Việt Nam, NXB

Thông tấn.

18. Liễu Thu Trúc, Võ Thành Danh (2012), “Phân tích hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Cổ phần Việt Nam”, Tạp chí khoa học, (21).

19. Viện nghiên cứu quản lý trung ương (2002), Khu vực kinh tế phi chính quy – một số kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam trong quá

trính chuyển đổi kinh tế, NXB Chính trị quốc gia.

II. Tài liệu tiếng Anh

20. De Soto Hernando (2002), On the mystery of capital and the myths of Hernando De Soto: What difference does legal title make?

21. Freidrich Schneiher (2013), The shadow economy in Europe 2013.

22. Fried Schneider, Konrad Raczkowski, Bogdan Mróz (2015), Shadow Economy and tax evasion in the EU.

23. Friedrich Schneider, Andreas Buehn, Claudio E. Montenegro (2010),

76

III. Tài liệu trang Web

24. https://dangkykinhdoanh.gov.vn/NewsandUpdates/tabid/91/ArticleID/17 88/Lu%E1%BA%ADt-Doanh-nghi%E1%BB%87p-2014- %C4%90%E1%BB%99t-ph%C3%A1-trong-c%C3%B4ng-khai-minh- b%E1%BA%A1ch-th%C3%B4ng-tin.aspx. 25. http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/1-con-ga-co-ng-14-loa-i-phi-nga-nh-chan- nuoi-lao-dao-truo-c-tpp-20150806161022553.chn.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)