Ngày 17 tháng 05 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 732/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2010, trong đó, xác định mục tiêu tổng quát: Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước và là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và Nhà nước. Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao. Trong đó nhấn mạnh: Hệ thống chính sách thuế được xây dựng, hoàn thiện bảo đảm minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện; mở rộng cơ sở thuế để phát triển nguồn thu. Đồng thời: Đối với thuế thu nhập cá nhân: Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng cơ sở thuế và xác định rõ thu nhập chịu thuế; sửa đổi, bổ sung phương pháp tính thuế đối với từng khoản thu nhập theo hướng đơn giản, phù hợp với thông lệ quốc tế để nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và tạo thuận lợi cho công tác chịu thuế; điều chỉnh số lượng thuế suất phù họp với thu nhập chịu
64
thuế và đối tượng nộp thuế; cơ bản thống nhất mức thuế suất đối với thu nhập cùng loại hoạt động hoặc hoạt động tương tự đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế giữa thể nhân và pháp nhân (doanh nghiệp); điều chỉnh mức thuế suất hợp lý nhằm động viên, khuyến khích cá nhân làm giàu hợp pháp.
Như vậy, để hiện thực hóa các chiến lượng trong cải cách về thuế của Thủ tướng Chính phủ cần nhiều hơn nữa sự quan tâm thay đối khi mà giai đoạn 05 năm đầu thực hiện chiến lược sắp kết thúc.
Năm 2012-2013, Quốc hội đã thông qua 4 Luật quan trọng liên quan đến ngành Thuế là Luật quản lý thuế, Luật thuế Giá trị gia tăng; Thuế Thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế Thu nhập cá nhân. Điều này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước tới việc cải cách hiện đại hoá ngành thuế liên quan đến cả vấn đề chính sách và thủ tục, giúp ngành thuế có công cụ mạnh mẽ hơn trong quản lý điều hành theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Trên thực tế, 4 Luật nêu trên đã có những sửa đổi, bổ sung rất quan trọng theo hướng có lợi cho người dân và DN, đồng thời cũng giảm được nhiều chi phí hành chính cho cơ quan chức năng khi các Luật có hiệu lực trong cuộc sống.
Chính sách thuế có ảnh hưởng lớn nhất đến kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp là Luật thuế thu nhập cá nhân. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhập cá nhân số 26/2012/QH13 được Quốc hội thông qua vào ngày 22/11/2012. Để triển khai thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013. Các nội dung sửa đổi, bổ sung của Luật thuế thu nhập cá nhân nhằm thực hiện thống nhất các văn bản hướng dẫn thực hiện về chính sách thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế thu nhập cá nhân. Đây là nguyên
65
tắc hết sức quan trọng do Luật thuế thu nhập cá nhân lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam nên trong quá trình thực hiện phát sinh nhiều văn bản hướng dẫn sửa đổi, bổ sung. Các nội dung hướng dẫn về chính sách thuế và quản lý thuế còn đan xen lẫn nhau dẫn đến sự chưa rành mạch, rõ ràng trong thực hiện, phải tra cứu nhiều văn bản. Thông tư số 111/2013/TT-BTC đã thống nhất các nội dung hướng dẫn về chính sách thuế thu nhập cá nhân và một số nguyên tắc chung về quản lý thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân, Nghị định số 65/2013/NĐ-CP và thay thế 10 Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.; Chính sách thuế thu nhập cá nhân sửa đổi, bổ sung nhằm giảm mức đóng góp đối với người nộp thuế, từng bước nâng cao đời sống của người dân, thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của Nhà nước đối với người nộp thuế trước bối cảnh khó khăn của nền kinh tế; Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện khai và nộp thuế.
Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, để chia sẻ với người dân, thúc đẩy việc công khai và chấp hành các quy định về pháp luật thuế, nhất là đối với thuế thu nhập cá nhân
- Luật đã quy định một số sửa đổi liên quan đến mức giảm trừ gia cảnh, đến đối tượng chịu thuế đã có tác động tích cực đến người dân. Cụ thể, Sửa đổi mức giảm trừ gia cảnh: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân đã nâng mức giảm trừ gia cảnh từ 4 triệu đồng/tháng lên 9 triệu đồng/tháng đối với người nộp thuế và từ 1,6 triệu đồng/tháng lên 3,6 triệu đồng/tháng đối với người phụ thuộc. Việc điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh đã thực hiện được mục tiêu giảm tỷ lệ động viên thuế, phí trên GDP theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2020, đảm bảo tính ổn định của chính sách cho giai đoạn sau năm 2014.
66
- Sửa đổi, bổ sung về đối tượng chịu thuế: Bổ sung một số khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công, bao gồm: trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang; phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản; trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
- Bổ sung hướng dẫn không tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công đối với các khoản sau: khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn; khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần (trước 01/7/2013 chỉ áp dụng đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam); các khoản thanh toán mà người sử dụng lao động trả để phục vụ việc điều động, luân chuyển người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại hợp đồng lao động, tuân thủ lịch lao động chuẩn theo thông lệ quốc tế của một số ngành như dầu khí, khai khoáng; khoản tiền học phí cho con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ (trước ngày 01/7/2013 chỉ áp dụng đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có con học tại Việt Nam).
Đặc biệt trong nên kinh tế tiền mặt hiện nay là một trong những tác nhân góp phần không nhỏ và việc tính thuế cũng như ảnh hưởng tiêu cực về mặt kinh tế và xã hội, đặt ra yêu cầu cho cơ quan thuế các nước phải đưa ra được chính sách, giải pháp hữu hiệu để xác định các yếu tố tính thuế. Các biện pháp hỗ trợ đối tượng nộp thuế và những biện pháp cưỡng chế cần dược áp dụng.
67