1.1.4.1. Các yếu tố kinh tế
Chính sách thuế tại mỗi quốc gia là điều kiện ảnh hưởng đến nền kinh tế ngầm, lý do chủ đạo là mức thuế cao hơn mức có thể chi trả trong hoạt động kinh tế chính thức. Tại Việt Nam, mức thuế suất không quá cao, hơn nữa, do tác động và điều chỉnh của các chính sách thuế trong các Hiệp định tự do thương mại quốc tế song phương và đa phương như tổ chức thương mại thế giới WTO (World Trade Organization), Hiệp định tự do thương mại FTA (Free Trade Area) với các nước có nền kinh tế phát triển, và sắp tới đây là Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương TPP (Trans- Pacific Strategic Economic Partnership Agreement), tuy nhiên, thực tế chi phí phải nộp và sự phức tạp trong hệ thống thực thi pháp luật về thuế gây khó khăn cho người nộp thuế là những nguyên nhân chính làm nền kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp phát triển mạnh mẽ hơn.
Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng trong giai đoạn suy thoái kinh tế hiện nay và việc thị trường lao động trong nền kinh tế chính thức ngày càng kén chọn lao động thì người lao động ở trình độ thấp hơn luôn dễ dàng đi đến các thỏa thuận lao động đơn giản như đóng hay không đóng bảo hiểm, làm thêm ngoài giờ không tính công, thậm chí trả công theo giờ, theo vụ việc thỏa thuận bằng miệng.
22
Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu về thị trường lao động tại Việt Nam giai đoạn 2013-2015
Chỉ tiêu Qúy Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Quý 1 Quý 2 Lực lượng lao động (triệu người 52.99 53.44 53.86 53.69 53.7 53.71 54.31 54.43 53.64 53.71 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (%) 77.3 77.5 77.9 77.5 77.5 77.5 77.9 77.7 77.3 76.2 Tỷ lệ lao động qua đào
tạo (%) 18.18 17.95 18.19 18.38 18.6 18.31 18.42 18.45 21.24 20.06 Lao động có việc làm
(triệu người) 51.91 52.4 52.74 52.79 - 52.83 53.26 53.44 52.43 52.53 Tỷ lệ lao động làm công
ăn lương/tổng số lao động có việc làm
34.7 34.61 34.3 35.63 34.9 35.2 35.2 36.4 37.8 38.8
Tỷ lệ lao động trong
ngành nông lâm sản (%) 47.53 47.14 46.78 45.8 47.5 47.07 46.56 45.25 45.00 44.69 Số người thất nghiệp
trong độ tuổi lao động (nghìn người) 1068 1027 1106 900 - 871.8 1036 975.2 1159.8 1144.6 Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động (%) 2.27 2.17 2.32 1.9 2.21 1.84 2.17 2.05 2.43 2.42 Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị (%) 3.8 3.66 3.59 3.19 3.72 3.26 3.27 3.21 3.43 3.53 Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi 15-24 (%) 6.15 5.58 6.95 5.95 6.66 5.09 7.02 6.17 6.6 6.68
Theo tập quán dân cư, việc bán hàng rong có thể ví như một nét đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam hay sự bất tiện khi phải sử dụng xe ô tô để đi mua một gói xôi với giá vài nghìn đồng là yếu tố thúc đẩy kinh tế ngầm
23
phát triển xen kẽ trong các nền kinh tế chính thức. Tuy nhiên, các hình thái kinh tế ngầm này khó mà loại bỏ được trong nền kinh tế và không phải nền kinh tế chính thức sẽ thực hiện được tốt vai trò này trong xã hội, đó là văn hóa, là cân bằng cung cầu, gia tăng thu nhập hợp pháp cho một bộ phận không nhỏ người lao động.
Đây chỉ là một ví dụ rất nhỏ nhưng tiêu biểu cho các hoạt động kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam. Con số các hàng quán rong, hàng quán vỉa hè, nhỏ lẻ, dịch vụ tại chỗ rất nhiều và dễ dàng thực hiện về cả quy mô, tổ chức, số vốn và yêu cầu các thủ tục pháp lý, nhưng chưa có con số nào thống kê hay đo đếm được.
1.1.4.2. Các yếu tố chính trị - xã hội
Để đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội là yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế ngầm. Bên cạnh việc làm của các tầng lớp lao động trong kinh tế ngầm sẵn có thì còn duy trì lao động cho các tầng hợp dân cư có tri thức trong xã hội kiếm thêm thu nhập so với thu nhập chính nhưng tránh các hình thức thống kê để đảm bảo mức cao nhất của giá trị làm thêm, đại bộ phận tầng lớp tri thức này đang giữ vai trò cán bộ, công chức trong xã hội.
Vấn đề tham nhũng trong hệ thống chính quyền quản lý trên thế giới và trong nước là yếu tố góp phần làm gia tăng hoạt động kinh tế ngầm đặc biệt là trong khi hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và đồng bộ.
Một khi các chính sách an sinh, các dịch vụ công cộng, hệ thống thiếu minh bạch và công bằng bị cơ quan quản lý Nhà nước vô tình hoặc cố ý làm trái, thì về cơ bản, người đóng thuế, góp thu nhập cho Nhà nước để xây dựng các chính sách trên cảm thấy quyền lợi chính đáng của người nộp thuế là không đảm bảo, cảm thấy tiền thuế đóng bao nhiêu cũng không đủ cho việc thiết lập hạ tầng cơ sở và các dịch vụ tiện ích thức sự, sau đó, thay vì tính tư
24
nguyện đóng thuế thì thuế được hiểu sang chính sách ép buộc, không có tính tự nguyện đóng góp cao.
Kinh tế ngầm xét dưới góc độ ảnh hưởng nào cũng đều có tính tích cực và tiêu cực, có thể xét dưới góc độ ảnh hưởng đến chính trị - xã hội, kinh tế, nội tại của quốc gia và ảnh hưởng đến sự hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia đó.
Thứ nhất, Kinh tế ngầm và kinh tế chính thống cùng tồn tại trong mọi
nền kinh tế như một mối quan hệ biện chứng. Mặt khác mỗi nền kinh tế có độ
lớn và tính chất khác nhau. Không thể áp dụng hay vận dụng linh hoạt các hoạt động tác động đến kinh tế ngầm ở nước này vào nước khác do tính chất nội tại của từng nền kinh tế.
Thứ hai, sự phát triển của kinh tế ngầm là thước đo trình độ quản lý
Nhà nước và tỷ lệ nghịch với trình độ đó. Môi trường kinh doanh và chính
sách quản lý thông thoáng, nhanh chóng, linh hoạt, đồng bộ sẽ tạo hành lang và điều kiện cho khu vực kinh tế ngầm chuyển dần sang khu vực kinh tế chính thức.
1.2. Khái quát pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam