Kiểm soát kinh tế ngầm là việc Nhà nước sử dụng các công cụ phù hợp nhằm kiểm soát, hạn chế các hoạt động kinh tế ngầm tại từng quốc gia, các biện pháp kiểm soát kinh tế ngầm có thể được sử dụng là các biện pháp hành chính và kinh tế, thông qua các biện pháp hành chính, theo các quy định của
27
pháp luật, các chế tài, biện pháp xử lý, giám sát hoạt động kinh tế trong khu vực kinh tế ngầm. Bên cạnh đó, các công cụ kinh tế góp phần không nhỏ vào việc kiểm soát kinh tế ngầm thông qua các chế tài, định chế kinh tế phù hợp.
Thứ nhất, hoạt động kinh doanh không phải đăng ký kinh doanh của cá
nhân hoạt động thương mại
Pháp luật Việt Nam thừa nhận các hoạt động thương mại phi chính thức tồn tại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh thông qua Nghị định 39/2007/NĐ-CP ban hành ngày 16/03/2007 của Chính phủ. Theo Điều 3 Nghị định này có giải thích một số từ ngữ được hiểu như sau:
Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại [3, Điều 3].
Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
+ Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
+ Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
+ Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
28
+ Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
+ Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
+ Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác [3].
Như vây, có thể khái quát chung, pháp luật Việt Nam thừa nhận việc cung ứng các dịch vụ nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu sống bình thường trong thời điểm phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam trong thời điểm này. Loại hình dịch vụ trong khu vực kinh tế phi chính thức này thường có giá thành phải chăng với những dịch vụ được coi là hợp pháp, phù hợp với tầng lớp dịch chuyển từ nông thôn sang thành thị và khu vực chưa có kinh tế ổn định để sử dụng cùng dịch vụ trong khu vực kinh tế chính thức.
Thứ hai, hoạt động kinh doanh quy mô nhỏ sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp, làm muối của hộ kinh doanh
Một số hoạt động sản xuất hộ gia đình quy mô nhỏ hình thành trong nền kinh tế, có thể kể đến như sản xuất các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp, dệt may cơ bản, sửa chữa nhỏ, hàn, tiện,... Nguyên nhân hình thành hình thái kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp này là do thiếu vốn và khoa học kỹ thuật nhưng dư thừa lao động. Số lượng lao động không xác định chi tiết nhưng thường xuyên dao động ở mức thấp dưới 10 người. Các hoạt động kinh doanh này phục vụ chính cho các hoạt động buôn bán nhỏ lẻ, phục vụ kinh tế gia đình hoặc sản xuất các sản phẩm đơn giản.
Hoạt động kinh doanh quy mô nhỏ còn tồn tại dưới dạng cung ứng hoặc sử dụng lao động không chính thức như như trẻ em, sinh viên, hưu trí.
29
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các hoạt động kinh doanh hợp pháp cung ứng dịch vụ hay cung ứng sản phẩm đều phải đăng ký kinh doanh ngoại trừ các Hoạt động kinh doanh không phải đăng ký kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại như đã kể đến bên trên. Hình thái kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp này không thực hiện các báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật và báo cáo sai thực tế hoặc thiếu số liệu về nguyên tắc.
Thứ ba, các hoạt động kinh doanh chính thức không giám sát được,
trong hoạt động kinh doanh hợp pháp
Hoạt động kinh doanh hợp pháp được đăng ký theo quy định của pháp luật hiện hành, tuy nhiên, không được tính tới do sự hạn chế của hệ thống thống kê. Theo đối tượng và phạm vi giới hạn của đề tài này, một phần trong hoạt động kinh tế chính thức được đưa vào kinh tế ngầm phải kể đến sự buông lỏng hoặc chồng chéo trong việc hạch toán và tính thuế.
Mức độ hạch toán và tính thuế đang được Nhà nước xem xét và có công cụ giám sát chặt chẽ với các công ty được thành lập hợp pháp, có quy mô từ vừa và nhỏ trở lên và đặc biệt giám sát chặt chẽ tại các công ty lớn và các công ty thuộc danh sách công ty đại chúng với mục tiêu công khai và minh bạch thông tin doanh nghiệp.
Có thể dễ dàng nhận thấy với sự xuất hiện của kinh tế ngầm giải quyết được các vấn đề thực tế xuất hiện trong hoạt động xúc tiến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp như: tỷ lệ hoa hồng trong giao dịch kinh doanh, các khoản thanh toán tiền mặt tức thời. Việc hợp thức hóa các giao dịch này phải thông qua các hình thức báo cáo cơ quan có thẩm quyền về hình thức xúc tiến thương mại nhưng về nội tại, chưa có cơ chế chính sách minh bạch và thống kê đầy đủ các chương trình xúc tiến thương mại. Ngoại trừ các hành
30
động mang tính chất chủ quan của bản thân doanh nghiệp có tính chất trốn thuế, ẩn thuế hoặc các hoạt động không đưa vào hệ thống thống kê của doanh nghiệp, là các hành vi, hoạt động thương mại bất hợp pháp thì phạm vi của kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại khu vực kinh tế ngầm được nhận định và xem xét ở một phạm vi hẹp hơn.
Tiểu kết chương 1
Kinh tế ngầm được coi là thành phần kinh tế không thể tách rời khỏi nền kinh tế chính thức, là hoạt động sản xuất, kinh doanh thường xảy ra trong đơn vị kinh tế quy mô nhỏ, chưa được tính toán trong hệ thống thống kê bởi nhiều lý do khác nhau như không đăng ký kinh doanh, pháp luật không thể kiểm soát được, các công cụ không thể đo lường được giá trị trong khu vực này.
Kinh tế ngầm có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến nền kinh tế quốc dân, các yếu tố ảnh hưởng đến sức phát triển của kinh tế ngầm đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp cần được đánh giá kỹ lưỡng hơn về mức độ ảnh hưởng và có các biện pháp phù hợp để kiểm soát độ lớn kinh tế ngầm..
Kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp là khái niệm mới mẻ, việc quản lý kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp đang dần được siết chặt về phương thức đăng ký, đóng góp ngân sách nhà nước của các đơn vị hoạt động kinh tế trong khu vực này, hay ở tầm vĩ mô hơn trong việc kiểm soát chế độ thanh toán, hạn chế lưu thông tiền mặt trong xã hội.
31
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT KINH TẾ NGẦM TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HỢP PHÁP
TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Quy định hiện hành về kiểm soát hoạt động kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp
2.1.1. Quy định về kiểm soát hoạt động kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh
Về nguyên tắc, Nhà nước có quyền và trách nhiệm kiểm soát toàn bộ các hoạt động trong nền kinh tế, đảm bảo trật tư và an ninh kinh tế quốc gia. Trước thực trạng nền kinh tế đang hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, không thể nới lỏng kiểm soát với kinh tế ngầm đang có xu hướng phát triển và diễn biến thay đổi phức tạp tại Việt Nam hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, Quốc hội, Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại một số địa bàn trọng điểm diễn biến kinh tế ngầm đã ban hành các Luật, Nghị định, Quyết định về các quy phạm pháp lý, đồng thời, ban hành nhiều văn bản xử phạt mang tính răn đe.
Nghị định 39/2007/NĐ- CP được Chính phủ ban hành ngày 16 tháng 03 năm 2007 về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh điều chỉnh “phạm vi kinh doanh của các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh và trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động
của các đối tượng này” [3].
Trong nghị định này, chỉ giới hạn phạm vi cung ứng dịch vụ trong kinh doanh, không tính đến phạm vi cung ứng hàng hóa. Sau đó, nghị định
32
43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp có quy định chi tiết hơn tại khoản 2 điều 49 như sau:
Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương [4, Điều 49, Khoản 2].
Như vậy, nghị định 43/2010/NĐ-CP còn thừa nhận thêm việc không phải đăng ký kinh doanh của hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư ghiệp, làm muối có thu nhập thấp. Đồng thời, theo quy định này, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn phải ban hành kèm theo mức thu nhập thấp áp dụng trên pham vi địa phương, tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, pháp luật chưa ghi nhận văn bản quy phạm hay văn bản áp dụng pháp luật nào được ban hành điều chỉnh thế nào là “thu nhập thấp”.
Theo nghị định 39/2007/NĐ-CP, cá nhân hoạt động thương mại được phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định trừ các loại hàng hóa dịch vụ sau đây:
- Hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh: Luật thương mại 2005 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2004, đối với hoạt đông mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ theo điều 25 và 76 Nghị định này, căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa và dịch vụ cấm kinh doanh, hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh hàng hóa đó.
33
Theo đó, phụ lục I về danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh ban hành kèm theo nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 của Chính phủ và Điều 1, Nghị định 43/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa dịch vụ cấm kinh doanh của nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 quy định chi tiết 19 loại hàng hóa và 5 loại dịch vụ bị cấm kinh doanh.
- Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; hàng không đảm bảo chất lượng, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh.
- Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật
Phụ lục II về danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh ban hành kèm theo nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 của Chính phủ quy định chi tiết 5 loại hàng hóa và 1 loại dịch vụ bị hạn chế kinh doanh.
Trường hợp kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Phụ lục III về danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 của Chính phủ, cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan đến việc kinh doanh các loại hàng hóa dịch vụ này.
Về việc này, pháp luật quy định có 2 loại: (i) hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ví dụ như việc kinh doanh các loại hàng hóa là phim, băng, đĩa hình, in ấn, sao chép phải tuân thủ theo Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh công cộng, ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính
34
phủ; (ii) hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ pháp luật về thuế, giá, phí và lệ phí liên quan đến hàng hóa, dịch vụ kinh doanh. Để phân tích có chiều sâu việc tuân chủ pháp luật về giá – là trách nhiệm chung trong bất cứ nền kinh tế nào, tôi xin phân tích sau.
Trường hợp kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống, cá nhân hoạt động thương mại phải bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với việc kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại gian lận trong cân, đo, đếm và cung cấp các thông tin sai lệch, dối trá hoặc thông tin dễ gây hiểu lầm về chất lượng của hàng hóa, dịch vụ hoặc bản chất của hoạt động thương mại mà mình thực hiện.
Về phạm vi địa điểm kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại quy định tại Điều 6 Nghị định 39/2007/NĐ-CP nghiêm cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại tại các khu vực, tuyến đường, địa điểm sau đây:
- Khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng, các danh lam thắng cảnh khác;
- Khu vực các cơ quan nhà nước, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế;
- Khu vực thuộc vành đai an toàn kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược, vật liệu nổ, doanh trại Quân đội nhân dân Việt Nam;
Các khu vực này đều được đánh giá cần thiết phải bảo tồn hoặc liên quan đến an ninh ngoại giao, an ninh chính trị và an ninh ngoại giao cần được kiểm soát chặt chẽ.
35
Hay với các khu vực thuộc cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu quốc tế, sân ga, bến tầu, bến xe, bến phà, bến đò và trên các phương tiện vận chuyển cũng nghiêm cấm các hoạt động kiên quan đến bán hàng rong do cả tính chất thẩm mĩ và an toàn cho chính lao động trong hoạt động kinh doanh bán hàng rong, thêm nữa như các khu vực các trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; Nơi tạm dừng, đỗ của phương tiện giao thông đang tham gia lưu thông, bao gồm cả đường bộ và đường thủy;
Các địa bàn mà pháp luật đặt ra đều có ý nghĩa riêng, đặc biệt liên quan đến cảnh quan hay tính tránh lấn chiếm hành lang, lối đi chung như Phần đ- ường bộ bao gồm lối ra vào khu chung cư hoặc khu tập thể; ngõ hẻm; vỉa hè, lòng đường, lề đường của đường đô thị, đường huyện, đường tỉnh và quốc lộ dành cho người và phương tiện tham gia giao thông, trừ các khu vực, tuyến đ-