Sự hình thành và phát triển của pháp luật về kiểm soát kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam (Trang 33 - 35)

Nằm trong mối quan hệ chung của việc hình thành pháp luật, sự hình thành pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam là phương diện để Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội. Pháp luật là công cụ để Nhà nước thực hiện nghĩa vụ cả mình trong việc bảo vệ các quyền công dân, đồng thời, đam bảo cho mỗi công dân thực hiện đầy đủ quyền và các nghĩa vụ đối với nhà nước và các công dân khác.

25

Khi đất nước còn duy trì nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các nền kinh tế tư nhân trong giai đoạn này ít phát triển nên các thể chế, chính sách chưa có định hướng rõ ràng và đầy đủ cho việc phát triển kinh tế tư nhân. Từ những năm 1990, khi kinh tế Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, lúc đó, nền kinh tế tư nhân có cơ hội phát triển mạnh hơn, với những doanh nghiệp hoạt động công khai dưới hình thức đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp (luật công ty hay luật doanh nghiệp), hoạt động theo các quy định của pháp luật, tuân thủ các chế độ vê kế toán, kiểm toán, đóng góp vào ngân sách nhà nước được coi là đã được Nhà nước kiểm soát thì còn một bộ phận không nhỏ các cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, không đăng ký kinh doanh vẫn tồn tại trong thị trường. Do tập quán, thói quen sinh hoạt của người dân mà các hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ này vẫn duy trì dưới các hình thức khác nhau, và yêu cầu đặt ra cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là tạo ra hành lang pháp lý phù hợp và cần thiết cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Đồng thời, cần thiết phải đạt được các kết quả phù hợp cho việc tạo cân bằng pháp lý và quyền lợi cho các hoạt động kinh doanh chính thức và các hoạt động chưa kiểm soát được này.

Không chỉ ở Việt Nam, tại các nước phát triển và đang phát triển khác thì kinh tế ngầm nói chung và kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp chiếm một phần không nhỏ trong GDP của nước đó, tuy nhiên, việc đóng góp cho Ngân sách của các thành phần kinh tế này không có hoặc không đáng kể, điều này tạo ra sự không công bằng đối với các thành phần kinh tế khác và là cơ hội và điều kiện để kéo các hoạt động kinh tế chính thức và tuân thủ đi theo con đường này để tối ưu hóa lợi nhuận. Nhưng pháp luật luôn phải linh động và thay đổi phù hợp với tập quán kinh doanh, nhu cầu thiết yếu và chính đang của người dân, khi mà cơ sở hạ tầng tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa có thay đổi để đáp ứng được các nhu cầu này.

26

Nhận thức được vai trò của kinh tế ngầm và công nhận các hoạt động kinh tế ngầm hợp pháp, có thể nói rằng, nghị định số 39/2007/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 16/03/2007 được đánh giá là một trong các văn bản đầu tiên trong giai đoạn từ thời kỳ những năm 1990 đến nay thừa nhận các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh, đến nay vẫn còn hiệu lực thi hành. Trước thời diểm Nghị định này có hiệu lực thi hành, các hoạt động được liệt kê trong nghị định 39/2007/NĐ-CP nói trên được coi là “bất hợp pháp” vì không có văn bản quy phạm pháp luật nào thừa nhận các hoạt động này.

Tuy nhiên, với các hoạt động kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp, ngoài việc kiểm soát đăng ký kinh doanh, Nhà nước ta còn ban hành các văn bản liên quan đến siết chặt việc thanh toán không dùng tiền mặt để công khai, minh bạch hóa các quan hệ kinh tế trong xã hội. Ngày 25/11/1993, Chính phủ ban hành nghị định số 91-CP về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt, sau đó là Nghị định 64/2001/NĐ-CP về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tuy nhiên các văn bản này rất chung chung, các nội dung mang nhiều tính khuyến khích chứ chưa mang tính quy phạm thực hiện. Hiện nay, về việc thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo Nghị định số 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 22/11/2012.

1.2.2. Khái quát nội dung cơ bản của pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)