Đánh giá thực trạng tình hình thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tại Việt

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc ở Việt Nam (Trang 72)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.Đánh giá thực trạng tình hình thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tại Việt

tại Việt Nam

tại Việt Nam bước tạo nên những thay đổi quan trọng không chỉ về cơ chế, chính sách tài chính y tế mà còn tác động đến nhiều mặt của hoạt động khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân và đã đạt được những kết quả nhất định.

Sau 3 lần ban hành Nghị định từ Nghị định số 299/HĐBT ngày 15/8/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), năm 1998 được thay thế bởi Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13/8/1998 của Chính phủ và tiếp sau là Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ với nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, hệ thống pháp luật về BHYT đã tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai chính sách BHYT, góp phần tích cực, tạo nguồn tài chính cho việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Luật BHYT số 25/2008/QH12 được thông qua tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XII ngày 14/11/2008 đã cơ bản khắc phục những vướng mắc, tồn tại trong việc thực hiện chính sách tài chính y tế để từng bước tiến tới mục tiêu xây dựng nền y tế Việt Nam theo định hướng công bằng, hiệu quả và phát triển.

Sau 5 năm triển khai thực hiện Luật BHYT 2008, công tác tổ chức thực hiện chính sách BHYT đã đạt được những kết quả khả quan:

- Số người tham gia BHYT tiếp tục gia tăng, quyền lợi người có thẻ tiếp tục được đảm bảo, quỹ BHYT cân đối, ổn định và có kết dư. Công tác giám sát việc sử dụng quỹ BHYT tại các cơ sở y tế đã được nâng lên, tình trạng trục lợi quỹ đã từng bước được kiểm soát.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc ở Việt Nam (Trang 72)