7. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Những giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi của pháp luật bảo
thi hành pháp luật bảo hiểm y tế
3.2.1. Những giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi của pháp luật bảo hiểm y tế bảo hiểm y tế
a) Kiện toàn hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
- Bổ sung các quy định hướng dẫn về tham gia BHYT theo hộ gia đình, ban hành quy trình lập danh sách tham gia BHYT theo hộ gia đình.
- Ban hành văn bản hướng dẫn về cách tính lãi suất chậm đóng BHYT và các văn bản hướng dẫn chi tiết các quy định mới của Luật BHYT sửa đổi.
b) Hoàn thiện các quy định của pháp luật về BHYT và pháp luật khác có liên quan nhằm quy định các điều kiện đảm bảo thực hiện BHYT toàn dân đồng thời tạo điều kiện để nâng cao ý thức pháp luật BHYT làm thay đổi nhận thức của người dân về BHYT để người dân biết lợi ích mà BHYT mang lại. Thực hiện đổi mới công tác phổ biến giáo dục pháp luật BHYT. Xây dựng nội dung tuyên truyền phù hợp với đối tượng tuyên truyền. Thông tin đến người tham gia BHYT những quyền lợi được hưởng theo quy định của pháp luật. Đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy định về BHYT trên địa bàn quản lý.
c) Nâng cao công tác chỉ đạo, điều hành của các Ngành, các cấp trong công tác triển khai, tổ chức thực hiện Luật BHYT sửa đổi, cụ thể
- Các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố phải tập trung triển khai các nhiệm vụ, các nhóm giải pháp trong Nghị quyết 21-NQ/TW này 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHYT
giai đoạn 2012 - 2020; Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020 và Chỉ thị số 05/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- UBND các tỉnh, thành phố đặc biệt là các tỉnh có tỷ lệ bao phủ BHYT thấp dưới 60% phải xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện BHYT tại địa phương với những chỉ tiêu, giải pháp cụ thể đến từng huyện, xã, với từng nhóm đối tượng để tổ chức thực hiện đạt tỷ lệ 75% người tham gia BHYT vào năm 2015.
- Tăng cường sự phối hợp giữa Sở Y tế và BHXH tỉnh trong việc triển khai thực hiện Luật BHYT sửa đổi, kịp thời tham mưu giải quyết các vướng mắc trên địa bàn.
d) Hoàn thiện các quy định về quản lý, sử dụng và kiểm soát quỹ BHYT một cách hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí: Quỹ BHYT là một nhân tố quan trọng có tính quyết định, nếu tài chính BHYT không bền vững, thì BHYT toàn dân hay quyền lợi về BHYT chỉ là hình thức. Yêu cầu bền vững về tài chính BHYT, đảm bảo cân đối thu chi được coi là một điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thành công của hệ thống BHYT. Đặc điểm tài chính BHYT của Việt Nam là cơ chế dựa vào sự đóng góp của các đối tượng tham gia trong đó có sự hỗ trợ của nhà nước. Để hệ thống BHYT phát triển vững chắc, ổn định và đảm bảo quyền lợi cho người thụ hưởng BHYT thì tài chính BHYT phải luôn ổn định và bền vững. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của các thành phần kinh tế và vai trò của nhà nước. Để đảm bảo cân đối thu chi quỹ BHYT, một mặt phải đảm bảo tính tuân thủ pháp luật của các đối tượng tham gia BHYT, có biện pháp và chế tài nghiêm khắc để thu đủ phí BHYT của các đối tượng phải tham gia theo luật định. Những đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ cần được lập danh sách đầy đủ và cấp kinh phí kịp thời. Nhà nước cần tăng mức và mở rộng diện hỗ trợ ngân sách cho các đối
tượng có khả năng tài chính thấp, không ổn định. Pháp luật BHYT cần bổ sung chế tài đảm bảo tính tuân thủ pháp luật để phòng ngừa và xử lý các vi phạm về tài chính BHYT; xây dựng cơ chế hỗ trợ tài chính để đảm bảo sự tồn tại bền vững của BHYT.
e) Đảm bảo tính đồng bộ chính sách tài chính cho y tế với pháp luật BHYT: Chính sách BHYT có liên quan mật thiết với chính sách viện phí, vì vậy cùng với việc hoàn thiện pháp luật BHYT cần điều chỉnh các chính sách và cơ chế về tổ chức bộ máy, tài chính y tế, đầu tư nguồn lực cho y tế dựa trên nền tảng BHYT toàn dân, chuyển từ đầu tư cho các cơ sở y tế sang hỗ trợ cho người dân thông qua BHYT để giảm dần chi trả qua viện phí.
f) Bổ sung quy định về chế tài đảm bảo thi hành luật: Pháp luật BHYT hiện hành chưa có các quy định phù hợp nhằm đảm bảo tính tuân thủ pháp luật BHYT. Chế tài đảm bảo thi hành luật có vai trò quan trọng trong việc thực hiện BHYT cho toàn dân. Do đó, pháp luật cần quy định các hành vi vi phạm và chế tài áp dụng thật nghiêm khắc. Ngoài trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cần quy định rõ các hình thức phạt khác như: tước giấy phép hành nghề (đối với các cơ sở khám chữa bệnh, các bác sỹ vi phạm); chấm dứt hoạt động (đối với các doanh nghiệp cố tình trốn đóng BHYT cho người lao động, nợ đọng kéo dài với số tiền lớn). Hiện nay, dự thảo Bộ luật Hình sự dự kiến bổ sung một số tội danh liên quan đến lĩnh vực BHYT đó là tội gian lận BHYT (Điều 217, dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi), tội trốn đóng BHXH, BHYT cho người lao động (Điều 218, dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi). Hy vọng dự thảo được thông qua để tạo nên chế tài hình sự nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm lĩnh vực BHYT. Pháp luật của nhiều nước trên thế giới, chế tài đảm bảo tính tuân thủ luật rất được coi trọng. Ở Hàn Quốc, luật BHYT quy định chế tài rất cụ thể và nghiêm ngặt làm cho việc thực thi pháp luật BHYT ở Hàn Quốc rất hiệu quả. Luật quy định hành vi cụ thể của từng chủ
thể và mức phạt tương ứng. Đối với cơ sở khám chữa bệnh khi có gian dối về chi phí khám chữa bệnh thì Bộ Y tế và Phúc lợi có thể đình chỉ hoạt động trong 1 năm và yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh giải trình về các hoạt động của mình [Luật BHYT Hàn Quốc, Điều 85]; đối với người sử dụng lao động, nếu ngăn cản việc tham gia BHYT có thể bị phạt tù không quá 1 năm, hành vi không cung cấp thông tin, xuất trình tài liệu, báo cáo sai, xuất trình tài liệu giả, cản trở, né tránh thẩm vấn có thể bị phạt từ 5 - 10 triệu won [Luật BHYT Hàn Quốc, Điều 94].
3.2.2. Những giải pháp tăng cƣờng công tác thi hành pháp luật bảo hiểm y tế
a) Tăng cường công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT để tăng tỷ lệ bao phủ BHYT:
Tăng cường công tác thanh kiểm tra chấp hành tham gia BHYT cho người lao động kết hợp công tác tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp nhất là khối doanh nghiệp tư nhân tham gia BHYT cho người lao động.
Đối với các địa phương có huyện đảo, xã đảo: cơ quan BHXH các cấp phối hợp với các ngành tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xác định và đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt các địa bàn là huyện đảo, xã đảo để có cơ sở lập danh sách tham gia BHYT. Đối với các đối tượng tham gia BHYT là người dân tộc thiểu số sống vùng khó khăn, người đang sinh sống tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn: cơ quan BHXH cần phối hợp với cơ quan quản lý dối tượng như Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc, Sở Tài chính xác định vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để có căn cứ để Ủy ban nhân dân xã lập danh sách tham gia BHYT.
Kiện toàn hệ thống đại lý thu BHXH, BHYT; tăng cường công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia BHYT theo hộ gia đình.
b) Nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo hướng tập trung đầu tư phát triển hệ thống các cơ sở y tế, nhất là cơ sở y tế ban đầu, các Trạm y tế để người dân tiếp cận dịch vụ dễ dàng. Các cơ quan quản lý nhà nước về BHYT cần triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình thanh toán khám chữa bệnh BHYT, quản lý và sử dụng quỹ BHYT có hiệu quả. Thực tế cho thấy, chất lượng khám chữa bệnh chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân nhất là ở tuyến y tế cơ sở và các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tình trạng xuống cấp của các cơ sở khám chữa bệnh đang ở mức báo động làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khám chữa bệnh nói chung và khám chữa bệnh BHYT nói riêng. Khả năng cung ứng của hệ thống y tế và chất lượng dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng, có tác động đến việc tham gia BHYT của người dân. Hiện nay, hầu hết các bệnh viện đều quá tải, nhất là ở các cơ sở tuyến tỉnh, tuyến Trung ương. Thực hiện BHYT toàn dân sẽ làm cho tình trạng quá tải trầm trọng thêm vì khi tham gia BHYT , rào cản về tài chính được thu hẹp, người dân sẽ chủ động đi khám chữa bệnh sớm và thường xuyên hơn. Chính vì vậy cần nhanh chóng củng cố phát triển hệ thống y tế đồng bộ, đúng hướng, đầu tư có trọng tâm trọng điểm [42].
Một số giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT, trước hết cần cải thiện cơ chế quản lý bệnh nhân. Một khi đã thực hiện BHYT toàn dân, sử dụng chứng minh thư cũng có thể là đủ để thực hiện chế độ BHYT mà không cần sử dụng thẻ BHYT. Sử dụng thẻ BHYT sẽ tạo nên sự phân biệt đối xử giữa những người có thẻ và những người không có thẻ, gạt nhiều người ra khỏi phạm vi phục vụ của BHYT. Người bệnh vẫn nên phải chi trả một phần nhỏ chi phí khám chữa bệnh bằng tiền túi, để hạn chế
lạm dụng việc khám chữa bệnh, tạo áp lực không cần thiết lên hệ thống chăm sóc sức khỏe. Thuốc kê theo đơn của BHYT phải đảm bảo giá trị chữa bệnh, nghiêm cấm việc kê đơn thuốc chữa bệnh bằng các nguồn thuốc bên ngoài, trừ các loại thuốc không cần kê đơn theo quy định thì cán bộ y tế có thể đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân. Tiếp theo, cần nâng cao hiệu quả bệnh viện, bao gồm việc chuyên môn hóa tối đa, điều trị sớm cho bệnh nhân, xử lý nghiêm vi phạm và sai sót trong lĩnh vực khám chữa bệnh. Cải cách phương thức chi trả cho cán bộ y tế đồng thời nâng cao trách nhiệm của họ trong công việc là một vấn đề lớn. Lương thấp dẫn đến việc cán bộ y tế có thể sẽ phát sinh nhu cầu bổ sung thu nhập của họ bằng cách đồng thời làm thêm một công việc thứ hai, giảm đầu tư cho công việc chính của họ cũng như làm nảy sinh các tiêu cực. Phương pháp nâng cao chất lượng của dịch vụ y tế và cải thiện tiền lương cho cán bộ y tế phải gắn với cơ chế chi trả theo ca bệnh. Thanh toán trên cơ sở ca bệnh có nghĩa là một số tiền cố định sẽ được cấp cho mỗi ca bệnh, bất kể cường độ hoặc thời gian điều trị tại bệnh viên. Mỗi nhóm bệnh sẽ được chi với mức khác nhau. Nhưng để hạn chế giảm chất lượng phục vụ, cơ chế chi trả này cũng phải gắn với quyền tự do lựa chọn của bệnh nhân đối với nơi điều trị bệnh ở cùng một cấp, như vậy sẽ có sự cạnh tranh giữa các cơ sở y tế cũng như giữa các nhân viên y tế bởi lẽ bệnh viện phục vụ tốt mới có uy tín và thu hút nhiều bệnh nhân sử dụng dịch vụ. Cũng từ đó, chất lượng đội ngũ cán bộ y tế được nâng cao và biên chế sẽ được tinh giản. Những cán bộ thiếu năng lực và thiếu ý thức phấn đấu sẽ tự động bị đẩy ra khỏi hệ thống [45].
Đồng thời, để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cần huy động nguồn lực đầu tư cho việc phát triển và mở rộng cơ sở y tế tư nhân cùng tham gia khám chữa bệnh BHYT. Bởi khi các cơ sở y tế tư nhân tham gia khám chữa bệnh BHYT sẽ tạo ra sự cạnh tranh để các cơ sở y tế nhà nước phải chú
trọng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT đồng thời giảm tình trạng quá tải của các bệnh viện nhà nước.
c) Đổi mới cơ chế tài chính: thống nhất việc đấu thầu, quản lý giá, thanh toán thuộc BHYT; thống nhất phối hợp triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi cho người tham gia BHYT, hạn chế tình trạng người bệnh phải nộp thêm tiền khi đi khám chữa bệnh BHYT. Bên cạnh đó, các bộ, ngành triển khai thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo Nghị định số 85/2012/NĐ-CP.
d) Tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính: Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015-2016, trong đó quy định cụ thể nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đó là “Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan tiếp tục rà soát, đơn giản hồ sơ, quy trình và thủ tục kê khai thu và chi bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT); rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục nộp bảo hiểm bắt buộc đối với doanh nghiệp xuống còn 49 giờ". Thực tế hiện nay, khi tham gia các giao dịch BHXH, BHYT, người dân và đơn vị sử dụng lao động mất rất nhiều thời gian và chi phí. Vì vậy, để BHYT thực sự có hiệu quả thì cần cải cách các thủ tục hành chính rườm rà theo hướng những việc mà cơ quan BHXH làm được thì không yêu cầu người dân, đơn vị sử dụng phải làm.
e) Nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức thực hiện Luật BHYT sửa đổi: Việc tổ chức thực hiện pháp luật BHYT có vai trò quan trọng trong việc đưa pháp luật BHYT vào cuộc sống. Để các quy định của Luật BHYT sửa đổi được thực thi một cách hiệu quả trên thực tế cần thực hiện tốt các biện pháp:
Một là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về BHYT. Hiện nay, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về BHYT đang bị buông lỏng do có sự chồng chéo và không rõ ràng trong thực hiện chức năng giữa cơ quan quản lý nhà nước về BHYT là Bộ Y tế và cơ quan thực hiện BHYT là BHXH Việt Nam. Luật BHXH 2014 mới được Quốc hội thông qua đã quy định thêm chức năng thanh tra BHYT cho BHXH Việt Nam, điều này giúp cho công tác thanh tra BHYT được thực hiện triệt để và kịp thời hơn. Tuy nhiên, để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về BHYT vẫn cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp. Đồng thời, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 06/CT-BYT ngày 13/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phòng chống hành vi gian lận, trục lợi quỹ BHYT tại các cơ sở khám chữa bệnh. Đảm bảo tính công khai, minh bạch trong đóng và hưởng BHYT, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật BHYT.
Hai là, tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục