Sự cần thiết nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật bảo hiểm y

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc ở Việt Nam (Trang 85 - 88)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.Sự cần thiết nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật bảo hiểm y

3.1. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật bảo hiểm y tế ở Việt Nam hiểm y tế ở Việt Nam

Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân luôn là mối quan tâm đặc biệt của Đảng và nhà nước. Quan điểm về chăm sóc ý tế nói chung và BHYT nói riêng được thể hiện rất rõ trong các văn kiện của Đảng qua các thời kỳ và hệ thống pháp luật của nhà nước. Quan điểm và cũng là mục tiêu chính phải hướng tới là thực hiện công bằng, hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện BHYT cho toàn dân. Quan điểm này vừa mang tính chất định hướng vừa là mục tiêu phải hướng tới trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Do đó, việc hoàn thiện pháp luật BHYT Việt Nam phải đảm bảo các quan điểm về phát triển y tế nói chung và BHYT nói riêng. Nhất quán quan điểm này, ngày 22/11/2012, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 – 2020. Trong đó chỉ rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác BHXH, BHYT, cụ thể:

1- Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội.

2- Mở rộng và hoàn thiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế có bước đi, lộ trình phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn

nhu cầu của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia và thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

3- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phải theo nguyên tắc có đóng, có hưởng, quyền lợi tương ứng với nghĩa vụ, có sự chia sẻ giữa các thành viên, bảo đảm công bằng và bền vững của hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

4- Thực hiện tốt các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân.

Trong Nghị quyết cũng nêu cụ thể mục tiêu của việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT là nhằm "thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện; thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân. Phấn đấu đến năm 2020, có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, 35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; trên 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Sử dụng an toàn và bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm xã hội trong dài hạn; quản lý, sử dụng có hiệu quả và bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm y tế. Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế".

Trên cơ sở quan điểm và mục tiêu, Nghị quyết 21-NQ/TW đã đưa ra các giải pháp và nhiệm vụ để tăng cường công tác BHXH, BHYT như sau:

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:

Cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp cần xác định rõ trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ

bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Tăng cường lãnh đạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, để cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ vai trò, ý nghĩa của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong hệ thống an sinh xã hội; quyền lợi và nghĩa vụ của người dân khi tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Phát hiện và biểu dương kịp thời các địa phương, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện tốt, đồng thời phê phán, xử lý nghiêm vi phạm. Chính quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội và các tổ chức đoàn thể cần chú ý làm tốt công tác vận động nhân dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Để các quan điểm, định hướng của Đảng về phát triển BHYT được thực hiện hiệu quả cần phải có những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật BHYT ở Việt Nam, bên cạnh đó, việc hoàn thiện pháp luật BHYT phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

- Hoàn thiện pháp luật BHYT phải đảm bảo định hướng phát triển y tế và an sinh xã hội của Đảng và nhà nước, lấy con người là trung tâm vừa là động lực, vừa là mục tiêu cho sự phát triển;

- Hoàn thiện pháp luật BHYT phải đảm bảo mục tiêu công bằng, hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe;

- Hoàn thiện pháp luật BHYT phải đảm bảo thiết lập được hệ thống pháp luật BHYT tiến bộ, khắc phục hạn chế của pháp luật hiện hành, kế thừa thành tựu lập pháp và đảm bảo sự đồng bộ, phù hợp, tương thích giữa pháp luật BHYT, pháp luật về an sinh xã hội và hệ thống pháp luật chung của quốc gia;

- Hoàn thiện pháp luật BHYT phải đảm bảo yêu cầu về tài chính;

- Hoàn thiện pháp luật BHYT phải đảm bảo yêu cầu tăng cường vai trò của nhà nước và cộng đồng xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc ở Việt Nam (Trang 85 - 88)