7. Kết cấu luận văn
3.3.1. Hoàn thiện kế toán hàng tồn kho dưới góc độ kế toán tài chính
Về hoàn thiện việc thu thập thông tin phục vụ kế toán tài chính.
+ Về chứng từ kế toán: Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp về lập, luân chuyển, quản lý và sử dụng chứng từ kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của Công ty. Cụ thể hóa và bổ sung các nội dung cần thiết vào từng mẫu chứng từ kế toán đã được quy định để phục vụ cho việc thu thập thông tin quản trị nội bộ Công ty...
+ Về tài khoản kế toán: Công ty căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng cho DN để chi tiết hóa theo các cấp phù hợp với kế hoạch, dự toán đã lập và yêu cầu cung cấp thông tin kế toán quản trị cho các nhà quản lý Công ty. Tuy nhiên, việc chi tiết hóa các tài khoản phải đảm bảo không được làm sai lệch nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép trên tài khoản...
+ Về sổ kế toán: Công ty căn cứ vào hệ thống sổ kế toán do Bộ Tài chính ban hành. Việc bổ sung hoặc thiết kế các nội dung của sổ kế toán không được làm sai lệch nội dung các chỉ tiêu đã quy định trên sổ kế toán. Công ty có thể thiết kế các mẫu sổ phù hợp với yêu cầu quản lý theo các loại hàng tồn kho, theo từng bộ phận, từng công việc và các yêu cầu khác của kế toán quản trị.
Về việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Theo quy luật của kinh tế thị trường, giá cả của hàng hóa thường xuyên không ổn định, làm ảnh hưởng đến việc xác định chính xác giá thực tế vật liệu mua vào, và khó trong hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh. Do đó việc lập dự phòng giảm giá HTK là thực sự cần thiết.
Như đã đề cập ở phần trước, NVL của Công ty chủ yếu là nhập khẩu ngoài nước, không thể tránh rủi ro. Vì vậy Công ty cần lập dư phòng giảm giá HTK. Nhờ có khoản dự phòng này mà BCĐKT phản ánh chính xác hơn giá trị thực của tài sản, đồng thời đây cũng là những khoản chi phí hợp lý làm giảm giá gốc HTK cho bừng với giá trị
thuần có thể thực hiện được là phù hợp nguyên tắc thận trọng: Tài sản không được phản ánh lớn hơn giá tri thực hiện ước tính từ việc bán hoặc sử dụng chúng.
Vệc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập theo các điều kiện: Số dự phòng không được vượt quá số lợi nhuận thực tế phát sinh của Công ty sau khi đã hoàn nhập các khoản dự phòng đã trích từ năm trước và có bằng chứng về các vật liệu tồn kho tại thời điểm lập báo cách tài chính có giá trị trường thấp hơn giá ghi trên số kế toán. Trước khi lập dự phòng, Công ty phải thẩm định mức độ giảm giá hàng tồn kho. Theo quy đinh chỉ lập dự phòng giảm giá vào cuối năm và lập cho từng mặt hàng kinh doanh thuộc quyền sở hữu của donh nghiệp, có chứng từ kế toán hợp lý chứng minh giá vốn của hàng tồn kho.
Căn cứ vào tình hình giảm giá, số lượng tồn kho thực tế, Công ty xác định mức lập dự phòng theo công thức:
Mức dự Lượng vật tư hàng Giá trị thuần có
Giá gốc hàng
phòng giảm = hóa thưc tế tồn kho +thể thực hiện
xtồn kho theo
giá HTK tại thời điểm lập được của HTK
số kế toán BCTC
Mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng tồn kho bị giảm giá va tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng hóa của Công ty.
Về việc tính đơn giá xuất kho NVL
Công ty nên tính đơn giá xuất kho NVL theo phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập vì tính đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ không được thường xuyên còn tính đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập đảm bảo được chức năng kiểm tra, giám sát được thường xuyên liên tục tình hình nhâp, xuất NVL về hiện vật lẫn giá trị, giúp phân
tích đánh giá giá thành sản phẩm trong từng khoảng thời gian nhất định.
Trị giá thực Số lượng Đơn giá bình
tế của NVL = NVL xuấtx quân sau mỗi
Đơn giá bình quân = Giá thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần nhập sau mỗi lần nhập
Số lượng thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần nhập
Về việc bố trí nhân lực kế toán và phân chia công việc hợp lý
Công ty cần xem xét lại bộ máy kế toán về cả nhân lực lẫn khối lượng công việc. Qua đó Công ty cân nhắc việc tuyển thêm kế toán viên có năng lực, để phân chia công việc cho hợp lý hơn, giúp tăng hiệu quả công việc.