7. Kết cấu luận văn
2.2.1. Kế toán hàng tồn kho theo chuẩn mực kế toán Việt Nam tại Công ty
Hà Nội dƣới góc độ kế toán tài chính
2.2.1. Kế toán hàng tồn kho theo chuẩn mực kế toán Việt Nam tại Công tyTNHH Một Thành Viên Dệt 19.5 Hà Nội TNHH Một Thành Viên Dệt 19.5 Hà Nội
Công ty đã áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam về hàng tồn kho (VAS 02) và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực do Nhà nước ban hành.
2.2.1.1. Phương pháp tính giá nhập
a) Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa
Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa trong Công ty được tính theo giá gốc, bao gồm: Chi phí thu mua, chi phí chế biến, và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc thu mua.
Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH MTV Dệt 19/5 Hà Nội có cả nguồn trong nước và nguồn cung nước ngoài. Do nguồn cung trong nước còn hạn chế, nên chủ yếu phải nhập ngoại từ Tây Phi, Ấn Độ,…Tại công ty, hàng mua chủ yếu là giao tại kho công ty, chi phí vận chuyển, bốc dỡ công ty chịu. Có một số ít nhập kho theo hợp đồng hàng giao tại kho bên bán, lúc này căn cứ vào hợp đồng cụ thể mà thực hiện (ví dụ như chi phí vận chuyển, bốc dỡ bên bán chịu…).
Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và hàng hóa nhập mua từ nguồn trong nƣớc:
Giá thực tế của Giá mua ghi Chi phí Chiết khấu thương mại,
=trên hóa đơn + -
hàng mua ngoài (Có VAT) thu mua giảm giá (nếu có)
Nguyên vật liệu được nhập kho theo lô hàng mua và xuất đến các nhà máy theo nhu cầu sản xuất từng đợt. Khi nguyên liệu nhập kho, trung tâm chất lượng có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá chất lượng của nguyên vật liệu. Sau đó khi kết quả đạt tiêu chuẩn, nguyên vật liệu nhập kho mới được xuất vào các nhà máy để sản xuất.
Tại Công ty, việc giao nhận hàng mua vào được thực hiện tại kho bên mua. Giá ghi hóa đơn đã bao gồm chi phí vận chuyển, đây cũng là giá nhập kho của hàng tồn kho.
Ví dụ: Ngày 21/04/2016, theo hóa đơn GTGT ký hiệu: HD/11P số: 0003171 (Phụ
lục 2.1) mua Sợi NE 20/1 cotton từ nhà cung cấp : Công Ty Cổ Phần Len Hà Đông. Kế toán ghi nhận giá nhập kho nguyên vật liệu trong phiếu nhập kho số 14NL/4 (Phụ lục 2.2) với giá thực tế là 975.809.092 (Đơn giá nhập kho là 18985,7)
Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và hàng hóa nhập mua từ nguồn nƣớc ngoài:Giá gốc bao gồm giá mua, các loại thuế ko được hoàn lại, chi phí vận
chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho.
Giá thực tế Giá mua Các loại thuế Các khoản chiết
HTK nhập =ghi trên hóa+ không được -khấu thương mại,
trong kỳ đơn hoàn lại giảm giá hàng mua
Trong đó:
Các khoản thuế không được hoàn bao gồm: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt.
Chi phí thu mua bao gồm: Chi phí vận chuyển bốc dỡ, chi phí bộ phận thu mua, chi phí liên quan đến kho hàng, bến bãi,..
Một số nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất sợi mà nguồn trong nước không có sẵn hoặc chất lượng chưa đạt yêu cầu, bắt buộc công ty phải nhập khẩu thì thường bị áp thuế nhập khẩu từ 2-10%.
Đối với hàng tồn kho thuê ngoài gia công, chế biến:
Giá thực tế Các chi phí liên quan (tiền thuê gia
hàng nhập = Giá thực tế xuất
+ công, chế biến, chi phí vận chuyển,
kho trong kỳ gia công chế biến
hao hụt trong định mức)
Giá gốc của hàng tồn kho do đơn vị tự sản xuất:
Nguyên vật liệu đưa vào quá trình gia công chế biến sẽ tạo thành bán thành phẩm và là nguyên liệu chính phục vụ cho giai đoạn sản xuất tiếp theo. Giá gốc hàng tồn kho tự sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên vật liệu thành thành phẩm.
Ví dụ: Ngày 20/8/2015, hoàn thành sản xuất nguyên vật liệu chính là sợi Ne 32/1 cotton dùng cho quy trình dệt vải. Số lượng nhập kho là 9.045 kg, dở dang cuối kỳ theo biên bản kiểm kê là 124kg. Chi phí dở dang đầu kỳ là 50.894.112
Giá thành kế hoạch của Sợi Ne 32/1 cotton là 370.845.000. Tỷ lệ chi phí tổng giá thành thực tế và giá thành kế hoạch của tất cả Ne là 1,134. Vậy tổng chi phí sản xuất phát sinh để sản xuất Sợi Ne 32/1 cotton sẽ được phân bổ theo giá thành kế hoạch là 420.538.230. Trong đó:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 320.452.890 - Chi phí nhân công trực tiếp: 55.762.148 - Chi phí sản xuất chung: 44.323.192
Chi phí dở dang cuối kỳ được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Giá trị bán TP (50.894.112 + 320.452.890)
dở dang = x 124= 5.022.033,8
(9.045 + 124)
Vậy giá thành của bán thành phẩm hay giá thực tế vật tư gia công là:
Giá thành bán 50.894.112 + 420.538.230 - 5.022.033,8 = 466.410.308,2 = thành phẩm Giá thành đơn vị 466.410.308,2 Bán thành phẩm = = 51.566 9.045
Phế liệu thu hồi nhập kho
Giá thực tế phế liệu Giá ước tính có thể sử dụng được
=
nhập kho ( hay giá trị thu hồi tối thiểu)
Ví dụ: Ngày 29/2/2016 Công ty nhập kho phế liệu thu hồi là bao tải tận dụng. Theo hóa đơn số 004418 ngày 29/2/2016 (Phụ lục 2.3), Công ty nhập vào kho phế liệu chi nhánh 300 cái với đơn giá 1.050đ, 459 cái với đơn giá 1.386đ.
b) Thành phẩm:
Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty phức tạp, chế biến liên tục, cuối các giai đoạn có tạo ra bán thành phẩm. Bán thành phẩm được để lai cuối phân xưởng, không nhập về kho. Đến tháng sau lại tiếp tục đưa bán thành phẩm vào sản xuất. Hàng tháng sẽ tiến hành kiểm kê về mặt số lượng từng loại bán thành phẩm và sản phẩm hoàn thành để báo cáo số lượng tổng hợp gửi về phòng kế toán. Kế toán căn cứ vào báo cáo để đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và giá thành sản phẩm nhập kho.
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được phân bổ vào sản phẩm hoàn thành nhập kho.
Kế toán tính giá phải căn cứ vào số liêu chi phí sản xuất đã tập hợp được chi tiết cho từng loại chi phí, từng loại sản phẩm. Tổng giá thành sản xuất thực tế của tất cả các loại sản phẩm được tính toán như sau:
Tổng giá Tổng giá trị Tổng chi phí sản Tổng giá trị
sản phẩm dở + xuất phát sinh
= -
thành thực tế dang trong kỳ SPDD cuối kỳ
Giá thành Tổng giá thành sản xuất sản phẩm
=
đơn vị Sản lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho
Kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm, xác định số thành phẩm nhập kho. Từ số liệu tập hợp ở bảng chi phí sản xuất căn cứ vào bảng tính giá thành sản phẩm kỳ trước để kế toán lập bảng tính giá thành nhập kho.
Căn cứ vào bảng kiểm kê kế toán tính giá thành tổng hợp được trong tháng 2 tổng số sản lượng hoàn thành là: 101.512,18kg. Trong đó sợi OE là 10.582,97kg. Căn cứ vào bảng tập hợp chi phí, bảng kiểm kê sản phẩm của tháng 1, kế toán tập hợp được chi phí NVL dở dang đầu kỳ đối với sơi OE tháng 2 là: 190.248.294đ. Từ đó căn cứ vào số liêu tập hợp được, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm:
Bảng 2.1: Bảng tính giá thành sợi OE tháng 6/2016
Số lượng hoàn thành trong kỳ: 10.582,97kg
ĐVT: Đồng
Khoản mục Chi phí Chi phí Sản phẩm Tổng giá Giá thành
DDĐK phát sinh DDCK thành đơn vị
Chi phí NVLTT 190.248.294 200.800.383 140.374.769 250.673.908 23.686,5
Chi phí NCTT 14.678.367 14.678.367 8.022,446
Chi phí SXC 25.679.400 25.679.400 2.426.483
Tổng 190.248.294 241.158.150 140.374.769 291.031.675 27.500
2.2.1.2. Phương pháp tính giá xuất
Công ty TNHH MTV Dệt 19/5 Hà Nội sử dụng phương pháp giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ để xác định giá xuất kho với từng loại nguyên liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa, thành phẩm. Đơn giá bình quân gia quyền được xác định vào cuối tháng:
Giá trị thực tế xuất kho = Số lượng xuất kho trong kỳ x Đơn giá bình quân Giá trị thực tế tồn đầu kỳ + Trị giá nhập trong kỳ
Đơn giá bình quân =
Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ Ví dụ: Tháng 6/2016 tình hình nhập xuất tồn kho Thành phẩm vải bạt 2 như sau:
Tồn đầu kỳ: 4.811.425.815 Số lượng: 458.231,03 m
Nhập trong kỳ: 8.923.542.000 Số lượng: 892.354,20 m
Tính ra đơn giá bình quân của thành phẩm vải bạt 2 là: Đơn giá 4.811.425.815 + 8.923.542.000
= 10.169,64 (đồng) bình quân = 458.231,03 + 892.354,20
Xuất bán 34.600 m vải, giá trị xuất kho là : 34.600 x 10.169,64 = 351869601,3 đồng