CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI ACB –CN LẠC LONG QUÂN

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Lạc Long Quân - Luận văn tốt nghiệp đại học - Khưu Gia Hỷ (Trang 30)

phục những thách thức mà các khó khăn chung từ nền kinh tế cũng như khó khăn riêng từ phía chi nhánh mang lại. Mặt khác, chi nhánh có thể tận dụng những thuận lợi và ưu thế sẵn có để vượt qua tình hình khó khăn hiện tại, và tiếp tục đẩy mạnh phát triển trong tương lai, theo đúng định hướng của hệ thống Ngân hàng ACB.

3.3 CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI ACB – CN LẠC LONG QUÂN QUÂN

3.3.1 Cơ cấu nguồn vốn

Trong cơ cấu nguồn vốn của CN Lạc Long Quân hiện nay, vốn huy động chiếm một tỷ trọng lớn và là cơ sở để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, chi nhánh còn sử dụng một nguồn vốn khác – vốn điều chuyển, trong trường hợp vốn huy động được của chi nhánh không đủ để đáp ứng cho nhu cầu vốn kinh doanh.

Vốn huy động

Thời gian gần đây, thị trường tiền tệ luôn rơi vào tình trạng căng thẳng về vốn. Các doanh nghiệp thì thiếu vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Các ngân hàng cũng cạnh tranh nhau gay gắt trong công tác huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Trong bối cảnh đó, CN Lạc Long Quân đã chủ động đa dạng hóa sản phẩm huy động, triển khai các chương trình ưu đãi, dự thưởng…theo đúng định

hướng của Ngân hàng ACB để thu hút khách hàng. Nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu đến từ các tầng lớp dân cư.

Vốn điều chuyển

Trong quá trình hoạt động, chi nhánh có lúc sử dụng vốn vượt quá khả năng huy động của mình; tức là lượng vốn mà chi nhánh huy động được không đủ để đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Do vậy, chi nhánh phải lập bản kế hoạch về lượng vốn huy động được trong kỳ và trình Hội sở xin được cấp thêm vốn. Nói cách khác, khi thiếu vốn kinh doanh, chi nhánh được nhận “vốn điều chuyển” từHội sở và trả một khoản lãi “mua” vốn tương ứng, được quy định trong chính sách của Ngân hàng. Ngược lại, nếu lượng vốn huy động được vượt quá khả năng sử dụng vốn, thì chi nhánh phải điều chuyển lượng vốn thừa đó về Hội sở. Lúc này, chi nhánh “bán” vốn cho Hội sở và được hưởng khoản lãi “bán” vốn tương ứng.

Quá trình chu chuyển vốn diễn ra giữa Ngân hàng Hội sở và các chi nhánh như vậy gọi là quá trình điều chuyển vốn nội bộ.

Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn của ACB – CN.LLQ 2010 - 2012

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tốc độ tăng trưởng 2011/2010 Tốc độ tăng trưởng 2012/2011 Tuyệt

đối đối (%)Tương Tuyệtđối đối (%)Tương Vốn huy động 1.017 1.342 1.490 325 31,9% 148 11,0%

Vốn điều chuyển 0 0 0 0 - 0 -

Tổng vốn 1.017 1.342 1.490 325 31,9% 148 11,0%

(Nguồn: Tài liệu nội bộ ACB – CN Lạc Long Quân)

Từ bảng số liệu trên có thể thấy, nguồn vốn huy động của CN Lạc Long Quân tăng qua các năm. Trong đó, vốn huy động tăng trưởng mạnh nhất với 31,9% trong năm 2010 – 2011, và tăng trưởng chậm lại với 11% trong năm 2011 – 2012. Mặt khác, vốn điều chuyển trong những năm qua đều bằng không. Điều này chứng tỏ chi nhánh có khả năng hoạt động độc lập – lượng vốn huy động được luôn đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của chi nhánh.

Những con số khả quan phản ánh lượng vốn chi nhánh huy động được qua mỗi năm chủ yếu nhờ vào sự dẫn dắt cùng những chiến lược kinh doanh hiệu quả của ban lãnh đạo, năng lực làm việc cao của đội ngũ nhân viên, và điều kiện thuận lợi (dân cư đông, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ) tại địa bàn hoạt động của chi nhánh.

Hình 2.1: Nguồn vốn của ACB – CN.LLQ 2010 – 2012

ĐVT: tỷ đồng

(Nguồn: Tài liệu nội bộ ACB – CN Lạc Long Quân)

Từ hình 2.1 ta thấy, trong những năm qua, khả năng huy động vốn của chi nhánh khá tốt. Vì thế, lượng vốn huy động được luôn có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của chi nhánh qua từng năm, nên chi nhánh không cần “mua” vốn từ Hội sở. Mặt khác, khi kết thúc mỗi kỳ kinh doanh, chi nhánh có trách nhiệm chuyển toàn bộ số vốn huy động được vềHội sở. Đồng thời, khi bắt đầu kỳ kinh doanh mới, chi nhánh sẽ được nhận lại vốn từ Hội sở, bằng đúng với số vốn đã chuyển đi trong kỳ trước. Do đó, vốn điều chuyển những năm qua chiếm 0% trong tổng nguồn vốn. Như vậy, toàn bộ vốn dùng cho HĐKD xuất phát từ vốn mà chi nhánh huy động được trong thời gian qua.

Có thể nói việc duy trì được tỷ trọng 100% của vốn huy động trong tổng nguồn vốn qua các năm là một kết quả tích cực, thể hiện được sự độc lập của chi nhánh đối với Ngân hàng Hội sở. Để đạt được thành tích như vậy, ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên của chi nhánh đã làm việc hết mình, thực hiện tốt các chính sách điều hành của NHNN cũng như của Hội sở, thiết lập các chiến lược kinh doanh qua từng thời kỳ một cách hiệu quả, khả năng ứng biến khéo léo với những biến động của nền kinh tế,…

 Do vậy, chi nhánh không những có thể duy trì tỷ trọng tối đa của vốn huy động trong tổng nguồn vốn, mà còn đảm bảo được tốc độ tăng trưởng tương đối tốt của nguồn vốn huy động qua các năm nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của chi nhánh và của các khách hàng.

3.3.2 Sản phẩm huy động vốn

Vốn huy động đóng vai trò là nguồn vốn chủ lực, đáp ứng nhu cầu vốn cho hầu hết các HĐKD của chi nhánh Lạc Long Quân. Vì thế, chi nhánh luôn chú trọng và không ngừng hoàn thiện, đẩy mạnh công tác huy động vốn. Tùy vào tình hình thực

tế của nền kinh tế nói chung và tình hình kinh doanh tại địa bàn hoạt động nói riêng, chi nhánh sẽ xây dựng chiến lược kinh doanh vào đầu mỗi kỳ, và triển khai áp dụng các sản phẩm huy động thích hợp. Nhưng nhìn chung, các sản phẩm huy động được kinh doanh tại chi nhánh thường được phân theo các tiêu chí sau đây:

Theo kỳ hạn

Bằng việc xác định rõ kỳ hạn của nguồn vốn huy động được, CN Lạc Long Quân sẽ chủ động trong việc phân bổ nguồn vốn sao cho hợp lý, vừa đáp ứng được nhu cầu HĐKD, vừa đảm bảo khả năng thanh khoản. Ngoài ra, chi nhánh có thể dựa vào kỳ hạn ngắn hoặc trung và dài của vốn huy động được để xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp, mang lại lợi nhuận cho chi nhánh.

 Ngắn hạn: là vốn huy động có kỳ hạn dưới 1 năm.

 Trung và dài hạn: là vốn huy động có kỳ hạn từ 1 năm trở lên.

Theo loại tiền gửi

Huy động vốn thông qua các loại tiền gửi là một trong những công cụ huy động vốn truyền thống của các ngân hàng nói chung và của chi nhánh Lạc Long Quân nói riêng. Theo dõi tình hình huy động thông qua loại tiền gửi giúp chi nhánh có thể chủ động trong kế hoạch kinh doanh các sản phẩm tiền gửi một cách hiệu quả.

 Tiền gửi thanh toán: là khoản tiền khách hàng gửi vào ngân hàng với mục đích thanh toán cho các giao dịch mua/ bán hằng ngày của mình, với lãi suất huy động vốn tương đối thấp.

 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là loại tiền gửi có lãi suất huy động cao hơn lãi suất tiền gửi thanh toán và người gửi có thể rút một phần hoặc toàn bộ số tiền bất kỳ lúc nào; khách hàng gửi tiền vào ngân hàng theo hình thức này do chưa xác định được nhu cầu chi tiêu cụ thể trong tương lai.

Theo loại tiền tệ

Công tác huy động vốn phân theo loại tiền tệ giúp chi nhánh có thể chủ động trong các giao dịch với KH ngoài nước. Một mặt, chi nhánh có thể dựa vào lượng vốn ngoại tệ hiện có để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho KH nước ngoài hoặc người nước ngoài cư trú và làm việc tại Việt Nam. Mặt khác, chi nhánh còn có thể giao dịch ngoại tệvới KH trong nước qua các sản phẩm về du học, du lịch,…. Như vậy, chi nhánh không những có thể đa dạng sản hóa phẩm kinh doanh mà còn có thể tăng doanh thu của mình.

 Nội tệ (VND)

Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại ACB – CN Lạc Long Quân

GVHD: Th.S. NGUYỄN KIM PHƯỚC 24

So sánh sản phẩm huy động vốn giữa Ngân hàng ACB – CN Lạc Long Quân (ACB) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Lạc Long Quân (STB)

Bảng 2.2: Các sản phẩm huy động vốn truyền thống của ACB và STB

SẢN PHẨM HUY ĐỘNG VỐN TRUYỀN THỐNG ACB ĐIỂM KHÁC NHAU STB

Tiền gửi thanh toán (VND hoặc USD)

 Đối tượng: cá nhân người Việt Nam, người nước ngoài.

 Kỳ hạn gửi: không kỳ hạn.

 Lãi suất không kỳ hạn.

 Tiện ích: cơ sở để cấp hạn mức thấu chi, vay vốn, mở thẻ tín dụng, bảo lãnh cho người thứ ba vay vốn; xác nhận tài chính cho KH hoặc nhân thân đi du lịch, học tập… ở nước ngoài; kiểm tra tài khoản qua dịch vụ ngân hàng điện tử.

 Tối thiểu 100.000 đồng hoặc 20 USD

 Tiền lãi được trả vào ngày 25 hàng tháng

 Phí: phí dịch vụ, phí mở tài khoản, phí quản lý tài khoản (10.000 đồng/tháng), phí kiểm đếm, phí đóng tài khoản (20.000 đồng hoặc 2 USD)

 Số tiền gửi tối thiểu ban đầu: VND – không quy định hoặc 50 USD

 Tiền lãi trả vào ngày cuối cùng của tháng

Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại ACB – CN Lạc Long Quân

GVHD: Th.S. NGUYỄN KIM PHƯỚC 25

NHẬN XÉT:

 Số tiền gửi tối thiểu ban đầu của ACB được quy định cụ thể và cũng không quá cao. Nhưng ở STB do không quy định về số tiền gửi tối thiểu, nên có thể dễ dàng tiếp cận nhiều KH hơn.

 Tiền lãi ở ACB được trả sớm hơn STB. Như vậy, KH của ACB có thể nhận lãi sớm và được sử dụng tiền lãi của mình sớm hơn KH của STB.

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (VND hoặc USD)

 Đối tượng: cá nhân người Việt Nam, người nước ngoài.

 Kỳ hạn: không kỳ hạn.

 Lãi suất không kỳ hạn.

 Tiện ích: được sử dụng để thanh toán tiền vay; cầm cố vay vốn, đảm bảo mở thẻ tín dụng; xác nhận khả năng tài chính cho KH hoặc nhân thân; cơ sở để xét cấp hạn mức thấu chi; kiểm tra thông tin tài khoản qua các dịch vụ hỗ trợ trực tuyến.

 Sử dụng tài khoản: nộp tiền, rút tiền, chuyển tiền.

 Phí: phí dịch vụ, phí kiểm đếm.

 Tối thiểu 1.000.000 đồng hoặc 100 USD

 Tiền lãi được trả hàng tháng căn cứ vào ngày mở thẻ tiết kiệm

 Tiện ích: bảo lãnh cho người thứ ba vay vốn

 Hồ sơ: CMND có công chứng hoặc Hộ chiếu, thị thực nhập cảnh còn hiệu lực; ngoài ra còn có các giấy tờ cần thiết khác theo yêu cầu của ACB.

 Tối thiểu 50.000 đồng hoặc 50 USD

 Tiền lãi được trả hàng tháng vào ngày cuối tháng

 Hồ sơ: CMND hoặc hộ chiếu

NHẬN XÉT:

 Số tiền tối thiểu ban đầu do ACB quy định không quá cao so với mức thu nhập tối thiểu của cư dân trong khu vực. Tuy nhiên, nó lại cao hơn số tiền tối thiểu ban đầu của STB, do vậy lượng KH đến với ACB có thể sẽ hạn chế hơn so với STB.

 Ngoài những tiện ích giống nhau giữa hai ngân hàng, ACB còn cung cấp thêm một tiện ích khác về việc bảo lãnh cho người thứ ba vay vốn; mở rộng dịch vụ cho những KH có nhu cầu, đặc biệt là các tổ chức kinh tế hoạt động tại địa bàn.

 Thủ tục mở tài khoản của ACB có phần rườm rà hơn STB. Do ở ACB yêu cầu giấy tờ tùy thân phải được công chứng hoặc thị thực, còn ở STB thì không yêu cầu. Ngoài ra, mở tài khoản tại ACB, KH còn cần phải hoàn thành một số giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng, nhằm đảm bảo việc thu thập thông tin của KH được đầy đủ và chính xác.

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (VND hoặc USD)

 Đối tượng: cá nhân người Việt Nam, người nước ngoài.

 Kỳ hạn: công bố theo từng thời kỳ (từ 1 đến 36 tháng)

 Lãi suất: tương ứng với mức gửi và kỳ hạn gửi tại thời điểm gửi.

 Tiện ích: có thể rút vốn trước hạn, thanh toán tiền vay; cầm cố vay vốn, đảm bảo mở thẻ tín dụng; cơ sở xét cấp hạn mức thấu chi; được chuyển quyền sở hữu khi sổ tiết kiệm chưa đến hạn thanh toán để bảo toàn lãi; …

 Phí: phí dịch vụ, phí kiểm đếm.

 Tối thiểu 1.000.000 đồng hoặc 100 USD.

 Hình thức lãi: hàng quý, cuối kỳ.

 Tối thiểu 50.000 đồng hoặc 50 USD.

 Hình thức lãi: lãi trả trước, hàng tháng, hàng quý hoặc cuối kỳ; lãi cuối kỳ đơi với tiền gửi USD.

NHẬN XÉT:

 Số tiền gửi tối thiểu ban đầu của ACB cao hơn của STB. Do đó, STB sẽ có lợi thế hơn trong việc thu hút KH đến mở tài khoản tại ngân hàng.

 Hình thức lãi của STB cũng đa dạng hơn ACB, do đó KH của sẽ có nhiều hình thức nhận lãi khác nhau để chọn.

(Nguồn: Tài liệu về sản phẩm huy động vốn của ACB và STB)

Từ bảng so sánh trên, có thể thấy tiện ích của các sản phẩm huy động truyền thống của cả ACB và STB có nhiều điểm tương đồng nhau. Tuy nhiên, các sản phẩm ở STB có một số đặc điểm thu hút KH hơn so với các sản phẩm của ACB. Vì vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh với STB nói riêng và với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn nói chung, ACB còn có những sản phẩm đặc thù khác, được thiết kế dựa trên nhu cầu của KH là chính, cùng với các chính sách ưu đãi hấp dẫn để thu hút khách hàng.

Sau đây là các sản phẩm huy động vốn đặc thù được kinh doanh tại chi nhánh ACB và chi nhánh STB, nhằm đáp ứng nhu cầu lựa chọn đa dạng của khách hàng.

Bảng 2.3: Các sản phẩm huy động vốn đặc thù của ACB và STB TIỀN GỬI, TIẾT KIỆM KHÔNG KỲ HẠN ĐẶC

THÙ NHẬN XÉT

ACB

Tiền gửi đầu tư trực tuyến

 Là tài khoản TGTT (VND) do KH mở qua dịch vụ ACB Online.

 Lãi suất: lên đến 4%/năm; gửi càng nhiều, lãi suất càng cao.

 Tiện ích: gửi và rút tiền trực tuyến suốt 24 giờ tất cả các ngày trong tuần.

 Ưu đãi: ưu đãi phí giao dịch, không cần ký quỹban đầu, không yêu cầu số dư tối thiểu trong tài khoản, không thu phí quản lý tài khoản.

Tiền gửi “DYNAMIC ONLINE”

 Là sản phẩm TGTT có kỳ hạn 36 tháng

 Lãi suất: thả nổi vào đầu mỗi kỳ có kỳ hạn tương ứng với kỳ thông báo

 Mức gửi tối thiểu: 1.000.000 đồng

 Tiện ích: có thể giao dịch bất cứ khi nào qua ACB online; gửi/ rút tiền từ tài khoản nhưng vẫn được hưởng lãi suất cao của sản phẩm.

Ngoài các sản phẩm TGTT thông thường, ngân hàng cũng thiết kế những sản phẩm TGTT đặc thù khác nhằm đáp ứng nhu cầu lựa chọn đa dạng của khách hàng.

Trong đó, với sản phẩm tiền gửi đầu tư trực tuyến và tiền gửi “DYNAMIC ONLINE” ở ACB, khách hàng được hưởng mức lãi suất cao và các đặc trưng của hai sản phẩm.

Ngoài ra khách hàng còn nhận được nhiều ưu đãi cùng một số tiện ích khác mà những sản phẩm TGTT thông thường không có.

STB

Gói tài khoản tiền gửi iMax

 Dành cho KH tiểu thương, chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể,…

 Số dư duy trì tối thiểu: 1.000.000 đồng.

 Gói sản phẩm iMax bao gồm: tài khoản TGTT VND, thẻ thanh toán quốc tế (Visa debit), dịch vụ mobileBanking SMS, dịch vụ internet Banking.

 Miễn phí: phí quản lý tài khoản, phí thường niên cho chủ thẻ Visa debit,…

 Được xét cấp thẻ tín dụng quốc tế tín chấp, được hưởng chính sách KH VIP

Tiết kiệm nhà ở

 Dành cho KH là các cá nhân người Việt Nam, có đăng ký tham gia chương

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Lạc Long Quân - Luận văn tốt nghiệp đại học - Khưu Gia Hỷ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w