Kế toán thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp:

Một phần của tài liệu Luận văn: Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh docx (Trang 30 - 40)

II. KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ:

2.7.Kế toán thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp:

4. Định kỳ tính, trích khấu hao tài sản cho thuê hoạt động vào chi phí sản xuất kinh doanh

2.7.Kế toán thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp:

khẩu phải nộp:

Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế xuất khẩu (XK) là khoản thuế gián thu, tính trên doanh thu bán hàng. Các khoản thuế này do đối tượng tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu. Các cơ sở kinh doanh chỉ là đơn vị thu nộp thuế thay cho người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ, hoặc nhà nhập khẩu. Tùy theo từng đối tượng và mục đích kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ phải nộp một trong ba loại thuế trên.

Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Theo quy định tại Điều 2 – Luật thuế GTGT thì các loại hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, sản xuất trong nước bán cho các đối tượng tiêu dùng cho sản xuất, kin doanh hay tiêu dùng khác ở Việt Nam đều thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, trừ các đối tượng quy định tại Điều 4 của luật thuế GTGT.

Thuế GTGT phải nộp có thể được xác định theo một trong hai phương pháp: khấu trừ thuế hoặc tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.

Phương pháp khấu trừ thuế:

Trong đó:

Thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT đã thanh toán được ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu.

Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng:

Trong đó: Giá trị gia tăng (GTGT) bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng.

Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT được áp dụng trong phạm vi rất hạn hẹp. Đó là:

- Cá nhân sản xuất, kinh doanh và các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hóa đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, các hộ gia đình và cá nhân kinh doanh có mức doanh thu và mức thu nhập thấp.

Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào

Thuế GTGT phải nộp

Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ bán ra

Thuế suất thuế GTGT (%)

= x

Thuế GTGT phải nộp

Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ

Thuế suất thuế GTGT (%)

- Các cơ sở kinh doanh, mua bán vàng, bạc, đá quý. Phương pháp kế toán thuế GTGT phải nộp:

2.7.1.1. Theo phương pháp khấu trừ thuế:

Cuối kỳ kế toán tính, xác định số thuế GTGT được khấu trừ, số thuế GTGT phải nộp trong kỳ:

(1) Phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ, Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.

(2) Khi nộp thuế GTGT vào Ngân sách nhà nước (NSNN) trong kỳ, kế toán ghi sổ:

Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp Có TK 111, 112, …

(3) Trường hợp được cho phép hoàn lại thuế GTGT đầu vào, khi nhận được tiền do NSNN hoàn trả, căn cứ vào các chứng từ có liên quan, kế toán ghi sổ: Nợ TK 111, 112

Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ. (4) Trường hợp doanh nghiệp được giảm thuế GTGT:

- Nếu số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp, kế toán ghi: Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

Có TK 711: Thu nhập khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nếu số thuế GTGT được giảm, được Ngân sách nhà nước trả lại bằng tiền. Khi nhận được tiền, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112

Có TK 711: Thu nhập khác.

2.7.1.2. Theo phương pháp trực tiếp trên GTGT:

(1) Cuối kỳ, kế toán căn cứ số thuế GTGT phải nộp để ghi sổ: Nợ TK 511 (515): Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

(Doanh thu tài chính) Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

Thuế GTGT phải nộp đối với hoạt động khác: Nợ TK 711: Thu nhập khác

Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp. (2) Khi nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước:

Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp. Có TK 111, 112

(3) Trường hợp được giảm thuế GTGT: được hạch toán tương tự như trên - Nếu số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp:

Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp Có TK 711: Thu nhập khác

- Nếu số thuế GTGT được giảm được NSNN trả lại bằng tiền: Nợ TK 111, 112:

Có TK 711: Thu nhập khác

2.7.2. Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu:

Thuế tiêu thụ đặc biệt:

Thuế tiêu thụ đặc biệt được đánh vào doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất một số mặt hàng đặc biệt mà Nhà nước không khuyến khích sản xuất, cần hạn chế mức tiêu thụ vì không phục vụ thiết thực cho nhu cầu đời sống nhân dân trong xã hội như: rượu, bia, thuốc lá, vàng mã, bài lá, …

Đối tượng nộp thuế TTĐB là tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB.

Căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất.

Trong đó:

- Giá tính thuế của hàng hóa sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra tại nơi sản xuất chưa có thuế TTĐB.

Giá bán đã có thuế TTĐB 1 + thuế suất (%)

Ngoài ra, hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB được khấu trừ thuế TTĐB đã nộp ở khâu trước (khâu nguyên liệu của sản phẩm đã tiêu thụ) khi tính thuế TTĐB ở khâu sản xuất và tiêu thụ sau, nếu hội đủ các chứng từ hợp lệ.

- Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu:

Thuế xuất khẩu:

Đối tượng chịu thuế xuất khẩu: Tất cả hàng hóa, dịch vụ mua bán, trao đổi với nước ngoài khi xuất khẩu ra khỏi biên giới nước Việt Nam.

Đối tượng nộp thuế xuất khẩu: Tất cả các đơn vị kinh tế trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác xuất khẩu.

Thuế xuất khẩu phải nộp do Hải quan tính trên cơ sở trị giá bán tại của khẩu ghi trong hợp đồng của lô hàng xuất (thường là giá FOB) và thuế suất thuế xuất khẩu của mặt hàng xuất và được quy đổi về tiền đồng Việt Nam theo tỷ giá hiện hành. Tuy nhiên, cũng có khi Hải quan không tính theo trị giá bán tại cửa khẩu ghi trong Hợp đồng mà có điều chỉnh do tham khảo Biểu giá tối thiểu khi tính thuế xuất (nhập) khẩu.

Kế toán sử dụng:

 TK 3332 “Thuế tiêu thụ đặc biệt”  TK 3333 “Thuế xuất, nhập khẩu”

để phản ánh các khoản thuế TTĐB, thuế xuất khẩu phải nộp và tình hình nộp thuế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trình tự hạch toán:

(1) Khi bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế TTĐB, thuế GTGT đầu ra phải nộp, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Thuế TTĐB

phải nộp

Số lượng hàng nhập khẩu

Thuế suất thuế TTĐB (%) = x Giá tính thuế

Có TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Còn đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu thì doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán gồm cả thuế xuất khẩu phải nộp, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Có TK 3333: Thuế xuất, nhập khẩu.

(2) Phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp: Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3332: Thuế TTĐB phải nộp Có TK 3333: Thuế xuất khẩu phải nộp (3) Khi nộp thuế:

Nợ TK 3332: Thuế TTĐB phải nộp Nợ TK 3333: Thuế xuất khẩu phải nộp

Có TK 111, 112

Trường hợp ủy thác xuất khẩu:

- Khi chuyển tiền nhờ đơn vị nhận ủy thác nộp hộ thuế xuất khẩu: Nợ TK 138: Phải thu khác

Có TK 111, 112

- Khi nhận được biên lai nộp thuế xuất khẩu do đơn vị nhận ủy thác giao, kế toán ghi:

Nợ TK 3333: Thuế xuất khẩu phải nộp Có TK 138: Thuế xuất khẩu đã nộp Đồng thời phản ánh thuế xuất khẩu phải nộp:

Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3333: Thuế xuất khẩu phải nộp.

2.7.3. Chứng từ, sổ sách kế toán: 2.7.3.1. Chứng từ:

Kế toán căn cứ vào các chứng từ sau đây để xác định cơ sở ghi nhận doanh thu: - Phiếu xuất kho.

- Phiếu thu, giấy báo Có của Ngân hàng. - Các hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT - Chứng từ khác.

2.7.3.2: Sổ sách kế toán:

- Sổ nhật ký bán hàng. - Sổ nhật ký thu tiền.

- Sổ chi tiết phải thu của khách hàng. - Sổ chi tiết tiền gửi Ngân hàng. - Sổ nhật ký chung

- Sổ cái các tài khoản.

III. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH:

Kết quả kinh doanh được biểu hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh và được xác định theo công thức: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1. Doanh thu thuần:

Doanh thu bán hàng thuần là khoản doanh thu bán hàng sau khi đã trừ các khoản giảm doanh thu như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu; khoản chiết khấu thương mại, khoản giảm giá hàng bán và doanh thu hàng bán bị trả lại (và khoản thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp).

Sau khi xác định được doanh thu thuần kế toán tiến hành kết chuyển: Lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh Doanh thu hoạt động tài chính Giá vốn hàng bán Chi phí tài chính Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ = + _ _ _ _ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Chiết khấu thương mại Giảm giá hàng bán Hàng bán bị trả lại Thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ = _ _ _ _

Nợ TK 511: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.

3.2. Giá vốn hàng bán:

Giá vốn hàng bán thuần là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm đã bán được (hoặc gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán ra trong kỳ - đối với doanh nghiệp thương mại), hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành, đã được xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.

Tài khoản dùng để phản ánh giá vốn hàng bán là TK 632. Nội dung phản ánh vào TK 632 “Giá vốn hàng bán”  Bên Nợ:

- Phản ánh giá vốn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.

- Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.

- Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra.

- Phản ánh chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành.

- Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản đã lập dự phòng năm trước.

- Phản ánh các khoản chi phí liên quan đến bất động sản (BĐS) đầu tư đem cho thuê, bán, thanh lý và giá trị còn lại của BĐS đem bán, thanh lý.

 Bên Có:

- Phản ánh khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (ngày 31 tháng 12) (Khoản chênh lệch giữa số phải lập dự phòng năm nay nhỏ hơn khoản đã lập dự phòng năm trước).

- Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ và toàn bộ chi phí kinh doanh BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” không có số dư cuối kỳ. • Nội dung và phương pháp phản ánh:

Theo phương pháp kê khai thường xuyên:

(1) Sản phẩm xuất bán trực tiếp cho khách hàng trong kỳ sẽ ghi: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 155: Thành phẩm xuất kho để bán Có TK 154: Sản xuất xong chuyển bán ngay. (2) Sản phẩm gửi bán đã xác định tiêu thụ trong kỳ:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 157: Hàng gửi đi bán.

(3) Nhập lại kho hoặc gửi lại lại kho của khách hàng số sản phẩm đã bị trả lại. Nợ TK 155: Thành phẩm nhập lại kho

Nợ TK 157: Sản phẩm gửi ở kho của khách hàng. Có TK 632: Giá vốn hàng bán.

(4) Kế toán một số nội dung khác có liên quan:

(a) Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường, thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không tính vào giá thành sản phẩm số chênh lệch giữa tổng số chi phí sản xuất chung cố định thực tế phát sinh lớn hơn chi phí sản xuất chung cố định tính vào giá thành sản phẩm), được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 627: Chi phí sản xuất chung.

(b) Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, ghi:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 152, 153, 156, 138 (1381), … (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(c) Phản ánh chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt quá mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình hoàn thành, ghi:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang (Nếu tự xây dựng) Có TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh (nếu tự chế).

(d) Hạch toán khoản trích lập, hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (31/12) (Do lập dự phòng năm nay lớn, hoặc nhỏ hơn khoản dự phòng trước).

Cuối năm tài chính, doanh nghiệp căn cứ vào tình hình giảm giá hàng tồn kho ở thời điểm 31/12 tính toán khoản phải lập dự phòng giảm giá cho hàng tồn kho, so sánh với số đã lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm trước, xác định số chênh lệch phải lập thêm, hoặc giảm đi (nếu có):

- Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm, ghi:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

- Trường hợp số dự phòng hàng tồn kho phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập, ghi:

Nợ TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 632: Giá vốn hàng bán

(5) Cuối kỳ xác định giá vốn của sản phẩm đã bán được trong kỳ để kết chuyển sang TK 911 nhằm xác định kết quả kinh doanh.

Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh Có TK 632: Giá vốn hàng bán.

Một phần của tài liệu Luận văn: Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh docx (Trang 30 - 40)