Một số khái niệm

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Thảo (Trang 32 - 36)

2.1.1. Khái niệm về chính đảng

Cấu trúc chính trị của một xã hội hiện đại bao gồm 3 trụ cột chính là cơng dân, bộ máy quyền lực và hệ thống chính đảng (đảng chính trị). Ở phương Tây, đã cĩ nhiều định nghĩa về đảng chính trị theo những cách khác nhau, đơi khi các định nghĩa đĩ mang cách nhìn trái ngược nhau. Các đảng chính trị, đặc biệt là các đảng cầm quyền, đĩng vai trị then chốt khi nĩ khơi dậy những tiềm năng của nhà nước và kích thích sự vận hành của cơ chế quản lý tốt. Các đảng chính trị nằm ở trung tâm của tất cả các chủ thể chính trị - xã hội tham gia vào quá trình quản lý và đưa một số yếu tố của quá trình này vào các hoạt động của chính quyền. Các đảng chính trị luơn luơn khác biệt một cách căn bản so với các tổ chức, đồn thể khác thuộc xã hội dân sự. Ở Tây

Âu, chỉ các đảng tham gia tranh cử nghị viện (và qua đĩ, lập ra chính phủ) mới tham gia vào việc thực thi quyền lực nhà nước tùy thuộc vào thành cơng của họ trong các cuộc bầu cử. Họ là một phần của xã hội và đồng thời cũng là một phần của nhà nước. Điều này làm cho các đảng chính trị trở nên quan trọng trong mối liên hệ với tất cả các tổ chức chính trị khác. Do tầm quan trọng này, tất cả các tổ chức chính trị khác đều quan tâm đến việc hợp tác hiệu quả với một số đảng chính trị, bởi vì chỉ cĩ như vậy họ mới cĩ thể thúc đẩy các mục tiêu chính trị quan trọng của mình [32, tr.1-15].

Các học giả Việt Nam khi nghiên cứu về đảng chính trị đa phần đồng tình với khái niệm: “chính đảng (political party) biểu thị một đồn thể chính trị được tổ chức nên nhằm tranh đoạt quyền lực nhà nước thơng qua bầu cử hoặc các phương thức chính trị khác” [26, tr.43]. Khái niệm này chỉ ra được bản chất then chốt của chính đảng.

Học giả Việt Nam tìm thấy trong kinh điển của chủ nghĩa Mác những nhận định rất sâu sắc về bản chất và các đặc trưng của chính đảng, trong đĩ các ơng đặc biệt nhấn mạnh tính giai cấp của chính đảng; và đã rút ra kết luận chính đảng là tập hợp những đại biểu cĩ chung lợi ích giai cấp, là lực lượng lãnh đạo sức mạnh chính trị của giai cấp, là tổ chức chính trị của các thành viên trung kiên nhất của các giai cấp đấu tranh giành quyền lực hoặc tăng cường quyền lực nhà nước, là đội tiên phong chiến đấu của giai cấp mình [26, tr.47].

2.1.2. Khái niệm về đảng cộng sản, hoạt động của đảng cộng sản

C. Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ rõ: ĐCS ra đời là kết quả tất yếu của sự kết hợp CNXH khoa học với PTCN. Nếu lý luận về CNXH khoa học khơng kết hợp với PTCN thì về mặt tổ chức, thành tựu cao nhất của nĩ chỉ là các hội truyền bá chủ nghĩa Mác. Nếu PTCN khơng kết hợp với CNXH khoa học, thì về mặt lý luận thành tựu cao nhất của nĩ chỉ là chủ nghĩa cơng đồn. Chỉ đến khi CNXH khoa học thâm nhập vào PTCN, thì GCCN mới giác ngộ về địa vị lịch sử của mình, cĩ ý thức về cuộc đấu tranh chính trị nhằm giải phĩng giai

cấp và do đĩ nhận thấy tính tất yếu phải lập ra chính đảng độc lập của mình để lãnh đạo cuộc đấu tranh giành chuyên chính vơ sản [19, tr.11].

Đúc kết từ thực tiễn của PTCS,CNQT, lý luận của chủ nghĩa Mác, luận án thống nhất khái niệm ĐCS như sau: Đảng cộng sản là chính đảng của giai cấp cơng nhân, là đội tiên phong, bộ tham mưu chiến đấu, lãnh tụ chính trị của giai cấp cơng nhân, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp cơng nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng cộng sản lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, lấy nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản của mình. Đảng cộng sản cĩ tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động trên cơ sở những nguyên tắc tổ chức và hành động của Đảng. Kinh nghiệm lịch sử của PTCS, CNQT và của ĐCS Việt Nam cho thấy, khi nào giữ vững các nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản thì đảng vững vàng, cĩ đủ sức mạnh lãnh đạo cách mạng thành cơng và ngày càng phát triển; ngược lại, khi ĐCS nào mất cảnh giác, lơi lỏng, xa rời các nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản thì sẽ bị suy yếu, thậm chí tan vỡ [19, tr.38].

ĐCS Pháp quan niệm rằng: "ĐCS là một liên hiệp tự nguyện của những người nam nữ muốn can thiệp vào đời sống xã hội và chính trị để tự bảo vệ mình, để chống lại bất cơng, để gĩp phần cải tạo xã hội mà mục tiêu của nĩ là con người; để tiến hành một sự nghiệp cĩ ích cho tình đồn kết và cho hịa bình; và muốn tạo cho ý chí đĩ cĩ quy mơ tồn quốc. ĐCS Pháp hành động trong triển vọng của một CNCS cĩ tính chất giải phĩng nhân loại. Để làm cho những chủ trương của mình thắng thế, Đảng tham gia vào việc thể hiện mong muốn qua phổ thơng đầu phiếu và Đảng cĩ thiên hướng tham gia vào các thể chế, vào cả việc lãnh đạo các cơng việc của đất nước. Trong hành động của mình, ĐCS tự nuơi dưỡng bằng những gì tiến bộ mà tư duy và hành động của nhân loại sản sinh ra, bằng những truyền thống cách mạng của nhân dân Pháp. Đảng mở cửa khơng cĩ điều kiện tiên quyết nào đối với tất cả những người

nam nữ muốn hành động vì những mối quan hệ xã hội xứng đáng với con người. Là đảng viên ĐCS Pháp khơng địi hỏi bất kỳ một sự từ bỏ nào đối với niềm tin triết học hay tín ngưỡng của mình. Trong ĐCS hồn tồn cĩ đầy đủ tự do về tư tưởng và ngơn luận" [8, tr33-34].

2.1.3. Quan niệm cánh tả, cánh hữu

Cả trong lý luận và thực tiễn đều thống nhất quan niệm: tả và hữu là hai thuật ngữ chính trị phát sinh từ nền Cộng hịa Pháp (1789 -1791). Trong Quốc hội cách mạng Pháp, tổ chức lập pháp gồm ba đẳng cấp (quí tộc, chức sắc tơn giáo và đẳng cấp thứ 3 bao gồm: tư sản, vơ sản, trí thức, thợ thủ cơng, dân nghèo thành thị, binh lính). Trong ba đẳng cấp này, đẳng cấp 3 được coi là cách mạng nhất. Tại mỗi phiên họp, đẳng cấp thứ ba, thường ngồi bên trái Đồn Chủ tịch, đại diện tinh thần cách mạng địi cơng lý và tự do, nên cịn được gọi là cánh tả (theo nghĩa dịch Hán - Việt); ngược lại, cánh hữu, ngồi bên phải, đại diện cho giới tăng lữ và giới quý tộc, bảo thủ, muốn duy trì trật tự chính trị xã hội bất cơng đương thời. Hơn hai trăm ba mươi năm đã qua, ý nghĩa tả - hữu đã cĩ những thay đổi, nhưng bản chất của quan niệm vẫn dùng để chỉ hai khuynh hướng chính trị cơ bản trong nghị viện hay một đảng chính trị cụ thể.

Ở Pháp, cho đến giữa những năm 90 của thế kỷ XX, hệ thống đảng phái vẫn mang đặc trưng được gọi là cặp đơi lưỡng cực. Cánh tả (gồm những người theo quan điểm CNXH và những người cộng sản) do ĐCS (tên viết tắt tiếng Pháp: PCF) và từ đầu thập niên 80 là Đảng Xã hội (tên viết tắt tiếng Pháp: PS) chiếm vị trí chi phối. Cịn cánh hữu (gồm những người theo phái Charles de Gaulle, những người trung dung và những người theo chủ nghĩa tự do) bị chi phối bởi đảng Liên minh những người dân chủ vì nền cộng hịa (tên viết tắt tiếng Pháp: UDR) và tiếp sau đĩ là đảng Tập hợp vì nền cộng hịa (tên viết tắt tiếng Pháp: RPR) [31, tr.193-196].

2.2. NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN PHÁP TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Thảo (Trang 32 - 36)