Các hoạtđộng khác

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Thảo (Trang 84 - 109)

3.3.1. Đấu tranh nghị trường

3.3.1.1. Giai đoạn 1945 - 1975

Từ sau khi Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc đến cuối thập niên 50 của thế kỷ XX, trên cơ sở uy tín vững chắc đã tạo dựng được trong xã hội Pháp, ĐCS Pháp nỗ lực thực hiện mục tiêu tham gia vào Chính phủ, thể hiện qua 3 nội dung nổi bật sau:

Thứ nhất, Đảng Cộng sản Pháp chủ trương xích lại gần lực lượng của Chính phủ De Gaulle. Sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, đặc biệt là sau khi Chính phủ De Gaulle nắm quyền (1946), Maurice Thorez đã dẫn dắt ĐCS Pháp với những bước tiến xích lại gần chính phủ De Gaulle, kết thúc thời kỳ đối lập trước đây. Sở dĩ như vậy là do bối cảnh trong nước và quốc tế đã cĩ thay đổi lớn. Về phía quốc tế, nhân tố hàng đầu khiến cho ĐCS Pháp chủ trương bắt tay với chính quyền De Gaulle chính là thái độ của những người cộng sản Liên Xơ đối với Chính phủ De Gaulle. Cũng xuất phát từ thực tế tháng 12/1944, trước khi Chiến tranh kết thúc, tại Mát-xcơ-va, Tướng De Gaulle, người đứng đầu Chính phủ lâm thời Pháp, đã ký với Chính quyền Liên Xơ Hiệp ước liên minh và tương trợ lẫn nhau Pháp - Xơ. Về tình hình trong nước, sau chiến tranh, vị trí của Tướng De Gaulle trong chính giới Pháp ngày càng tăng thể hiện ở việc ơng đã giành được uy tín lớn trước cơng chúng Pháp. Trong khi đĩ, cơng cuộc tái thiết bộ máy, củng cố vị trí của ĐCS Pháp

lại diễn ra lâu hơn dự kiến và tuy thực lực của ĐCS Pháp cĩ tăng lên rất nhiều song vẫn khơng cạnh tranh được với lực lượng của Tướng De Gaulle.

Hiểu rõ thực tế này, M. Thorez đã nỗ lực vận động để đạt được sự thống nhất trong Đảng về việc mở rộng liên minh với lực lượng của Tướng De Gaulle. Thực tế minh chứng quyết định nĩi trên là đúng đắn. Với uy tín chưa từng cĩ, với ý chí quyết tâm và tinh thần yêu nước cao cả, ĐCS Pháp đã thu hút được đơng đảo lực lượng cơng nhân và nhân dân lao động vào cơng cuộc phục hồi các vết thương chiến tranh và tái thiết đất nước. Đảng cũng thành cơng trong việc tham gia tích cực vào chính phủ Pháp - trong đĩ cĩ giai đoạn tham gia chính phủ do Tướng De Gaulle đứng đầu - để tạo tiền đề cho Đảng cĩ thể áp dụng những chủ trương cải cách lớn của mình, nhất là trong các lĩnh vực an ninh quốc phịng, kinh tế và giáo dục.

Thứ hai, Đảng Cộng sản Pháp giành được những thắng lợi lớn trong bầu cử (năm 1945 và năm 1946). Tại chính trường Pháp trong hai năm 1945 và 1946 chứng kiến sự cạnh tranh ảnh hưởng của ba lực lượng chính trị lớn là Đảng Cộng sản (PCF), Chi bộ Pháp của Quốc tế cơng nhân (SFIO - Tổ chức tiền thân của Đảng Xã hội (PS)) và Phong trào cộng hịa bình dân (MRP - đây là đảng chính trị luơn trung thành với Tướng De Gaulle cho dù Tướng De Gaulle chưa bao giờ là thành viên của đảng này).

Trong những năm 1945-1947, qua những cuộc bầu cử đầy sĩng giĩ, đại diện ĐCS Pháp đã tham gia nắm các trọng trách trong Chính phủ với tư cách các bộ trưởng và Phĩ Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (Phĩ Thủ tướng). Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử ĐCS Pháp tham gia vào chính phủ liên hiệp cầm quyền. Sự cĩ mặt của những người cộng sản trong chính phủ đã tạo điều kiện cho GCCN tăng cường ảnh hưởng và quan hệ, kết hợp đấu tranh “từ cơ sở” với đấu tranh “ở cấp trên”, thưc hiện các cải cách dân chủ trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Thứ ba, các bộ trưởng là đảng viên Đảng Cộng sản Pháp bị gạt khỏi Chính quyền (năm 1947). Lợi dụng việc bỏ phiếu tín nhiệm tại Nghị viện được tổ chức ngày 4/5/1947 theo đề nghị của một cá nhân, khi các đại biểu cộng sản, kể cả các bộ trưởng, bỏ phiếu chống lại Chính phủ do đảng viên xã hội là P. Ramadier làm Thủ tướng, Tổng thống V. Auriol - đảng viên Đảng Xã hội - đã ký sắc lệnh gạt các đảng viên cộng sản ra khỏi các chức vụ bộ trưởng để thay vào đĩ là các đảng viên của Đảng Xã hội và các phần tử cấp tiến khác. Việc gạt những người cộng sản ra khỏi Chính phủ càng trở nên dễ dàng hơn do ĐCS Pháp đã khơng đánh giá đúng mức mối nguy hiểm lúc đĩ, nhất là sự ủng hộ của Mỹ đối với GCTS Pháp, nên đã khơng kịp thời huy động tất cả các lực lượng để bẻ gãy âm mưu của các phần tử chống cộng sản.

Ngay sau thất bại tại Chính phủ, tại cuộc họp ngày 12/6/1947, Bộ Chính trị ĐCS Pháp đã quyết định ĐCS phải xuất hiện trong tất cả các cuộc tham luận tại Quốc hội với tư cách là những người bảo vệ trung kiên nhất các lợi ích quốc gia (như đảm bảo sự ổn định của đồng phrăng và sự cân bằng ngân sách). Mặt khác, giới lãnh đạo và nhiều nhà trí thức cĩ ảnh hưởng đã yêu cầu ĐCS phải cĩ một chính sách mang tính chiến đấu hơn và thể hiện lập trường giai cấp của mình rõ nét hơn, đặc biệt là trong việc chống lại mưu đồ cai trị Tây Âu và chống cộng sản của đế quốc Mỹ cũng như âm mưu của Chính quyền Pháp nhằm chia rẽ phong trào cơng nhân và gạt bỏ vai trị của ĐCS trong nền chính trị của đất nước [74, tr.260-262].

Bước ngoặt thiên hữu trong nội bộ Đảng Xã hội khơng chỉ mang ý nghĩa là gạt bỏ các đảng viên cộng sản ra khỏi Chính phủ một cách đơn thuần, mà cịn cĩ ý nghĩa rằng các thủ lĩnh của Đảng Xã hội đã dứt khốt từ bỏ sự hợp tác với ĐCS, từ bỏ sự thống nhất hành động của GCCN. Việc gạt những người cộng sản ra khỏi Chính phủ cịn là tín hiệu về một chiến dịch chống cộng sản và thanh lọc các cơ quan nhà nước của GCTS và các lực lượng cánh hữu tại Pháp.

Sang thập niên 60 của thế kỷ XX, quá trình xích lại gần nhau giữa những người cộng sản và những người xã hội chủ nghĩa đã chững lại và trở nên phức tạp.

Mặc dù quan hệ chính trị giữa hai đảng cĩ những bước tiến triển trong cuộc bầu cử nghị viện năm 1962: Sự ủng hộ của ĐCS và Đảng Xã hội lần đầu tiên sau nhiều năm đã cho quần chúng thấy rõ khả năng của các lực lượng cánh tả cĩ thể thay đổi được chính sách của đất nước. Cụ thể, Sách lược thống nhất hành động và các thỏa thuận về việc cùng rút số ứng cử viên đã cho phép các đảng chủ chốt cánh tả tăng cường được ảnh hưởng trong nghị viện. Sau cuộc bầu cử nghị viện năm 1962, ĐCS chiếm được 41/ 482 ghế (thay vì chỉ cĩ 10/ 579 ghế trong cuộc bầu cử năm 1958), Đảng Xã hội cũng được 66 ghế (thay vì 43 ghế năm 1958) [58, tr.485].

Tuy nhiên sự xích lại gần nhau giữa những người cộng sản và những người xã hội chưa thật trọn vẹn và khơng vững chắc, vì nĩ chưa thể đi xa hơn sự thống nhất hành động trên những vấn đề cụ thể, chưa được ghi thành thỏa thuận mang tính cương lĩnh. Trong cuộc bầu cử nghị viện tháng 3/1967, cơ chế tranh cử theo đĩ mọi ứng cử viên khơng vượt quá 10% phiếu ở vịng thứ nhất khơng được tham gia vào vịng hai đã tạo thuận lợi để phe ủng hộ De Gaulle (Liên minh cầm quyền) giành đa số trong Quốc hội (247/487 ghế) và chỉ phải đối mặt với một phe đối lập chia rẽ gồm ĐCS Pháp, Liên minh cánh tả dân chủ và XHCN (FGDS) và phái trung dung của Jacques Duhame. Tuy vậy, các đảng cánh tả vẫn xoay xở để giành được tổng cộng 194 ghế (nhiều hơn trước 63 ghế). Trong lực lượng cánh tả đối lập đĩ, những người cộng sản vẫn là nhĩm lớn nhất với 22,51% số phiếu, Liên minh cánh tả dân chủ và XHCN (FGDS) được 18,90% [66, tr.1].

Hơn một năm sau cuộc bầu cử nghị viện tháng Ba 1967, trong hai ngày 23/6 và 30/6/1968, nhân dân Pháp lại đi bầu để chọn ra nghị viện mới. Trong cuộc bầu cử này, ĐCS được 20,20% số phiếu (giảm 2,31% so với năm 1967).

Liên minh cánh tả dân chủ và XHCN (FGDS) được 16,54% (giảm 2,44% so với năm 1967). Vậy là ĐCS và Liên minh dân chủ XHCN (FGDS) đã bị mất mỗi bên gần nửa triệu phiếu so với cuộc bầu cử năm 1967. Đảng cánh hữu theo chủ nghĩa De Gaulle Liên minh những người dân chủ vì nền Cộng hịa (UDR) giành thắng lợi chung cuộc với 37,28% phiếu bầu [67, tr.1].

Kết quả cuộc bầu cử phản ánh sự chia rẽ của các lực lượng cánh tả - vốn đã được bộc lộ trong cuộc khủng hoảng hồi tháng 5/1968 và sự thiếu vắng một phương án tranh cử mang tính đối lập thật rõ ràng trong các nội dung dân chủ về mặt chính trị để chống lại chế độ của De Gaulle. Đây chính là hai yếu tố tác động đáng kể tới nhiều người lao động, những người trước đây đã từng bỏ phiếu cho các đảng cánh tả thì nay lại mất phương hướng chính trị và vì vậy đã khơng tham gia bầu cử. Bên cạnh đĩ, kết quả cuộc bầu cử cịn phản ánh khuynh hướng thiên hữu của phần lớn các tầng lớp tiểu tư sản dưới tác động của bộ máy tuyên truyền: chính quyền tư sản khơi sâu các hành vi mang tính bạo động của thanh niên sinh viên để từ đĩ đe dọa về nguy cơ “đảo chính của cộng sản” [58, tr.680].

Mặc dù phe ủng hộ De Gaulle giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử nghị viện tháng 6/1968 song cũng điều này cũng khơng giúp cho Chính phủ De Gaulle được lâu dài. Tháng 4/1969, sau khi bị thất bại trong cuộc trưng cầu dân ý về việc cải cách hành chính và cải cách Thượng viện, Tướng De Gaulle - người mà tên tuổi của ơng là biểu tượng của Nền Cộng hịa thứ Năm - đã phải tuyên bố từ chức.

Trong nửa đầu thập niên 70, sự thống nhất giữa ĐCS với các đảng và lực lượng cấp tiến của GCCN đã mang lại cho cánh tả những thắng lợi đáng ghi nhận trong các cuộc bầu cử nghị viện tháng 3/1973 (ĐCS tiếp tục giữ vững vị trí đứng đầu lực lượng cánh tả trong Quốc hội Pháp [58, tr.690]) và làm cho cánh hữu phải rất vất vả mới giành được thắng lợi chung cuộc trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 5/1974 (tuy khơng giành được thắng lợi trong

cuộc bầu cử tổng thống, song ứng viên cánh tả Francois Mitterand đã giành được 49,92% tổng số phiếu, chỉ kém ứng cử viên của các đảng cầm quyền Giscard d’Estain cĩ 1,5% [68, tr.1]. Điều này phản ánh vị thế của các lực lượng dân chủ và cánh tả đã được củng cố và tăng cường một cách đáng kể.

3.3.1.2. Giai đoạn 1976 - 1991

Những thắng lợi lớn của sự nghiệp thống nhất GCCN Pháp đã mau chĩng bị phá vỡ bởi cuộc khủng hoảng trong liên minh các lực lượng cánh tả. Trước khi diễn ra cuộc bầu cử nghị viện năm 1978, những bất đồng giữa ĐCS và Đảng Xã hội Pháp trên tất cả các vấn đề liên quan tới việc giải thích làm rõ Chương trình thống nhất của chính phủ (cịn gọi là Cương lĩnh chung của chính phủ), đã nổ ra, làm cho hai đảng xa cách nhau hơn và điều ngay lập tức ảnh hưởng tới kết quả của cuộc bầu cử: các đảng cánh hữu đã giành thắng lợi, cịn các đảng cánh tả thì nhận được ít phiếu hơn so với dự kiến (các đảng cánh tả chỉ giành được 49,29% số phiếu [58, tr.694] và trở thành phe thiểu số trong Quốc hội). Sau bầu cử, cuộc đấu khẩu trong phe tả càng trở nên khốc liệt hơn liên quan đến những bất đồng về hàng loạt vấn đề đối nội, đối ngoại và nhận định khác nhau về nguyên nhân dẫn tới kết cục bất thuận lợi của cuộc bầu cử lại khiến cho quan hệ giữa các đảng cánh tả càng thêm xấu đi.

Thất bại trong bầu cử nghị viên năm 1978 cũng khiến cho quyền lãnh đạo cánh tả hồn tồn trượt khỏi tay của ĐCS Pháp: Đảng Xã hội của F. Mitterrand đảm nhận vai trị lãnh đạo cánh tả. Tuy nhiên, là một trong hai lực lượng chủ chốt của phái tả và nhận thức được đầy đủ trách nhiệm của mình trong cuộc đấu tranh nhằm thực hiện các yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân lao động, ĐCS Pháp vẫn tích cực dồn phiếu ủng hộ cho ứng cử viên F. Mitterrand của Đảng Xã hội trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 1981, gĩp phần quan trọng vào chiến thắng chung cuộc của F. Mitterrand trước Tổng thống đương nhiệm Giscard d’Estaing [69, tr.1], và F. Mitterrand trở

thành chính trị gia đầu tiên của cánh tả được bầu làm Tổng thống Pháp theo hình thức phổ thơng đầu phiếu.

Ngay sau khi thắng cử, Tổng thống mới F. Mitterrand cho giải tán Quốc hội và tại cuộc bầu cử Quốc hội diễn ra ngày 14 và ngày 21/6/1981, ĐCS và Đảng Xã hội đã thống nhất lập trường về phần lớn các vấn đề kinh tế - xã hội và chính trị, liên kết với nhau giành đa số phiếu trong bầu cử quốc hội (cùng nhau giành được trên 52,18% số phiếu, trong đĩ ĐCS được 16,13% và Đảng Xã hội đạt 36,05%) [69, tr.1]. Một trong những nguyên do chính của sự phát triển tốt đẹp về hợp tác giữa ĐCS và Đảng Xã hội là ở chỗ cho dù cịn rất nhiều khĩ khăn và mâu thuẫn giữa hai đảng cánh tả song rõ ràng ý tưởng về sự thống nhất giữa các lực lượng cánh tả đã bám rễ sâu trong các đảng viên cánh tả và được sự ủng hộ của đa số quần chúng nhân dân lao động Pháp - đây cũng chính là lý do dẫn đến thắng lợi của cánh tả trong các cuộc bầu cử tổng thống và nghị viện năm 1981.

Trong năm đầu tiên của "cuộc thử nghiệm của cánh tả" ở Pháp (1981- 1982), chính phủ với tuyệt đại đa số thành viên là đảng viên xã hội và 4 bộ trưởng thuộc ĐCS Pháp đã thực hiện đường lối cải cách tiến bộ, phục vụ quyền lợi của người lao động (như: tăng 10% mức lương tối thiểu, tăng 25% trợ cấp gia đình và nhà ở, ban hành sắc lệnh áp đặt luật mới quy định số giờ làm việc trong tuần là 39 giờ (giảm 1 giờ) nhưng trả lương là 40 giờ, đồng thời tăng số tuần nghỉ phép cĩ trả lương từ 4 lên thành 5 tuần, đánh thuế đối với người sở hữu các tài sản lớn, giảm giá đồng franc trợ giúp xuất khẩu, quốc hữu hố nhiều ngân hàng và tập đồn cơng nghiệp lớn,…). Những người cộng sản và xã hội đều nhấn mạnh rằng chính sách cải cách của Chính phủ mới nhằm thực hiện sự cơng bằng nhiều hơn về mặt xã hội, nâng cao đời sống của những người lao động gặp nhiều khĩ khăn nhất, làm lành mạnh nền kinh tế và nhằm dân chủ hĩa đời sống của dân tộc sẽ khơng ngừng được thực hiện. Sự đảm bảo của điều đĩ là những thỏa thuận do hai đảng tham gia chính phủ

đã đạt được về những vấn đề quan trọng nhất của tình hình trong nước và quốc tế, về ý định của họ là sẽ hợp tác một cách trung thực trong khuơn khổ các chế định của nhà nước.

Tuy nhiên, ngay trong năm hoạt động thứ hai, Chính phủ cánh tả bắt đầu nhượng bộ trước áp lực của các lực lượng tư bản độc quyền và sức ép của sự gia tăng chi tiêu cơng và nợ cơng của Chính phủ: đa số thành viên ban lãnh đạo của Đảng Xã hội ngả về quan điểm cho rằng khơng thể thực hiện đường lối hướng đến những cải cách xã hội do điều kiện quốc tế và khu vực khơng thuận lợi. Và từ năm 1983, Chính phủ của Tổng thống Mitterrand bắt đầu ban hành các chính sách thoả hiệp với giới chủ tư sản (mở đường cho quá trình tư nhân hố và bãi bỏ một số quy định cản trở sự phát triển của thị trường tài chính,…) Bước ngoặt này được củng cố vào năm 1984 bằng việc cải tổ nội các và việc các bộ trưởng cộng sản từ bỏ tham gia Chính quyền phủ, đánh dấu sự thất bại của Chính phủ cánh tả trong việc thực hiện "đoạn tuyệt với CNTB"

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Thảo (Trang 84 - 109)