Những nhân tố chủ yếu tác động đến hoạtđộng của Đảng Cộng sản Pháp

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Thảo (Trang 36 - 65)

2.2.1. Nhân tố quốc tế

2.2.1.1. Sự thay đổi của cục diện thế giới và khu vực Tây Âu

Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc với thắng lợi thuộc về các lực lượng dân chủ và tiến bộ trên tồn thế giới, đứng đầu là Liên Xơ. Thắng lợi này cũng đánh dấu sự thay đổi tương quan lực lượng thế giới, với ưu thế nghiêng về các lực lượng dân chủ, tiến bộ, XHCN so với các lực lượng phản động, đế quốc chủ nghĩa [56, tr.40].

Sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, cục diện thế giới cĩ những thay đổi cơ bản và sâu sắc. Thắng lợi của nhân dân Liên Xơ và sự cống hiến của họ trong cuộc đấu tranh chống phát xít đã làm cho uy tín và ảnh hưởng chính trị của Liên Xơ trên trường quốc tế tăng cao. Ngược lại, sau chiến tranh, hệ thống các nước TBCN lại bị suy yếu rất nhiều. Mỹ là nước được lợi lớn trong chiến tranh đã trở thành siêu cường số một của hệ thống tư bản thế giới. Trong khi đĩ, hầu hết các nước TBCN Tây Âu (cả các nước phát xít thua trận lẫn các nước bị phát xít tấn cơng, chiếm đĩng) đều phải gánh chịu những hậu quả nặng nề với nền kinh tế kiệt quệ. Đây là điều kiện để Mỹ tranh thủ chiếm giữ vị trí lãnh đạo hệ thống TBCN. Từ đây sự vận động và phát triển của thế giới bị chi phối bởi vai trị to lớn của hai siêu cường Xơ - Mỹ (tiêu biểu cho hai con đường phát triển của lịch sử - con đường XHCN và con đường TBCN). Thế giới vận hành theo trật tự hai cực trong gần nửa thế kỷ, từ năm 1945 đến cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 thế kỷ XX - và thời kỳ này cịn được gọi dưới cái tên "thời kỳ Chiến tranh Lạnh".

Phong trào cơng nhân ở các nước TBCN Tây Âu, được tơi luyện trong phong trào kháng chiến chống phát xít, nay cĩ những trưởng thành nhất định. Sự phát triển của CNXH hiện thực, những chính sách xã hội của Liên Xơ và nhiều nước XHCN khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, bảo hiểm, lao động,

chăm sĩc người già, trẻ em, giúp đỡ các dân tộc lạc hậu… đã trở thành tấm gương và là những mục tiêu đấu tranh của GCCN, nhân dân lao động các nước TBCN Tây Âu [43, tr.35-36].

Hoạt động của ĐCS Pháp chịu tác động sâu sắc từ những diễn biến của tình hình quốc tế và khu vực. Từ thập niên 60, đời sống chính trị thế giới chứng kiến quá trình hồ dịu, giảm căng thẳng đối đầu giữa hai phe XHCN và TBCN mà đứng đầu là Liên Xơ và Mỹ. Song đây cũng là thời kỳ mà sự gia tăng chạy đua vũ trang đã đẩy nhân loại đứng trước nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh hạt nhân mang tính huỷ diệt.

Từ thập niên 70, PTCSQT, bên cạnh những thắng lợi đạt được, đã phải trải qua những thất bại "cay đắng" ở nhiều nước, mà đỉnh điểm là sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xơ và Đơng Âu, đánh dấu giai đoạn thối trào của PTCSQT. Điều này ảnh hường mạnh mẽ đến PTCS,CN các nước TBCN Tây Âu nĩi chung, ở nước Pháp nĩi riêng, cũng như tác động sâu sắc đến quan điểm nhận thức và hoạt động của ĐCS Pháp.

2.2.1.2. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

Trong lĩnh vực quan hệ sản xuất và nĩi chung là tồn bộ các quan hệ xã hội, về mặt thượng tầng kiến trúc chính trị và tư tưởng của xã hội tư bản, thì CNTB độc quyền nhà nước cĩ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của PTCN cũng như đến hoạt động của đội tiền phong của nĩ là ĐCS.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ở một số nước Tây Âu như Pháp, Italia, Anh, Áo, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước cĩ ảnh hưởng rất mạnh mẽ: sở hữu nhà nước trở thành một trong những cơ sở để tư bản độc quyền nhà nước điều tiết các quá trình kinh tế và xã hội. Vai trị của nhà nước trong các ngành sản xuất nguyên liệu cho cơng nghiệp, năng lượng đã cho phép nhà nước cĩ khả năng tác động tới các điều kiện hoạt động của tất cả các ngành khác, làm cho các ngành đĩ đáp ứng lợi ích của các cơng ty độc quyền. Về thực chất, CNTB độc quyền nhà nước chính là sự liên kết giữa sức mạnh của

tư bản độc quyền với sức mạnh của nhà nước tư sản thành một cơ chế thống nhất [58, tr.240-241].

Về kinh tế, CNTB độc quyền nhà nước cĩ mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với sự phát triển của cách mạng khoa học cơng nghệ bởi vì chính cách mạng khoa học cơng nghệ đã thúc đẩy quá trình tập trung và độc quyền hĩa nền kinh tế TBCN: gĩp phần mở rộng sự thống trị về kinh tế của các cơng ty độc quyền, làm cho ảnh hưởng của các cơng ty đĩ đối với thế lực chính trị ngày càng tăng và do vậy nĩ là một trong những điều kiện quan trọng nhất của sự phát triển của CNTB độc quyền nhà nước.

Về chính trị, CNTB độc quyền nhà nước được đặc trưng bởi sự gia tăng của mối liên hệ giữa các cơng ty độc quyền với bộ máy nhà nước tư sản và bộ máy chính trị của các đảng; bởi sự bành trướng và mở rộng các chức năng của bộ máy quan liêu của nhà nước; cũng như bởi ảnh hưởng ngày càng tăng của bộ máy đĩ đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị và xã hội. Cơ chế quyền lực của tư bản độc quyền nhà nước cịn tạo điều kiện cho nhà nước tư sản điều hịa các mâu thuẫn trong nội bộ các phe phái của GCTS độc quyền và điều này lại càng làm gia tăng tính cố kết của hệ thống cầm quyền TBCN.

Về phương diện xã hội, CNTB độc quyền nhà nước ở Tây Âu thực thi chính sách xã hội kết hợp giữa việc đàn áp cuộc đấu tranh của GCCN với việc chấp nhận một số nhượng bộ nhất định về kinh tế và xã hội cho người lao động để nhằm làm suy yếu cuộc đấu tranh giai cấp tới mức tối đa mà vẫn đảm bảo được các điều kiện tối ưu về mặt xã hội cho sự bĩc lột TBCN, gia tăng lợi nhuận độc quyền và củng cố quyền lực của nhà nước tư sản [58, tr.245-247].

Sự kết hợp tinh vi giữa hoạt động điều tiết kinh tế và điều hịa xã hội của nhà nước tư bản độc quyền được các nhà chính trị tư sản cũng như những người theo đường lối cải lương mơ tả một mơ hình nhà nước ưu việt, vượt lên trên mọi giai cấp và cĩ nhiệm vụ đảm bảo lợi ích cho tồn xã hội. Đây chính là nguồn gốc của sự hình thành quan điểm tư sản cải lương về “một nhà nước

thịnh vượng” mà theo quan điểm đĩ thì chính quyền lập pháp và hành pháp, thơng qua các hoạt động cĩ mục tiêu, sẽ làm giảm bớt các khuyết tật của chế độ kinh tế tư nhân, khắc phục các khiếm khuyết của kinh tế thị trường, “tối ưu hĩa” quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân, điều tiết các vấn đề cơng ăn việc làm và thất nghiệp… Thực tế đã minh chứng những "điều tiết" của nhà nước tư sản khơng thể làm thay đổi bản chất của sự thống trị giai cấp và quan hệ bĩc lột, nĩ chỉ che đậy sự bĩc lột bằng các phương thức tinh vi hơn mà thơi.

Pháp, sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, do sức ép của phong trào dân chủ và cơng nhân, quá trình quốc hữu hĩa đã được thực hiện ở diện rộng trong các lĩnh vực cơng nghiệp, giao thơng vận tải và các cơ quan tài chính - tín dụng,… Chính việc mở rộng sở hữu nhà nước trong các lĩnh vực huyết mạch của nền kinh tế đã tạo tiền đề quan trọng cho Nhà nước tư sản Pháp gia tăng năng lực điều tiết các quá trình kinh tế và xã hội. Với vai trị là cơng ty độc quyền lớn nhất và là kẻ nắm giữ các xí nghiệp lớn, Nhà nước giữ vai trị chủ đạo trong việc hồn thiện các phương pháp bĩc lột và áp chế các phản ứng xã hội của GCCN và quần chúng lao động. PTCN Pháp cịn bị chia rẽ bởi việc tuyên truyền các tư tưởng bài ngoại, chống lại người lao động nhập cư của một số lực lượng cực hữu, dân tộc chủ nghĩa nhằm biến cuộc cạnh tranh tư bản tồn cầu thành cuộc cạnh tranh của người lao động chống lại người lao động. Sự chia rẽ, đối kháng trong lực lượng lao động tạo điều kiện cho giới chủ ép người lao động phải chấp nhận nhượng bộ về tiền cơng và các khoản phúc lợi xã hội khác để cĩ được việc làm. Điều này làm suy giảm tình đồn kết hữu ái giai cấp, suy giảm sức mạnh đấu tranh của cơng nhân Pháp nĩi riêng và cơng nhân ở các nước tư bản Tây Âu nĩi chung.

Chính vì vậy, trước sự phát triển của CNTB độc quyền nhà nước, các ĐCS ở Tây Âu phải đề ra chủ trương, chiến lược, cương lĩnh cụ thể về các chính sách kinh tế - xã hội nhằm tranh thủ sự ủng hộ của tất cả các lực lượng

tiến bộ trong xã hội trong một cuộc đấu tranh chung chống lại cách chính sách phản động của CNTB độc quyền nhà nước, vì hịa bình, dân chủ và CNXH. Nếu khơng đấu tranh theo cách đĩ, thì việc bảo vệ, dù chỉ là các lợi ích trước mắt, lợi ích trực tiếp cho người lao động để nâng cao mức sống, quyền lao động, điều kiện làm việc và phương pháp giải quyết các quan hệ lao động cũng khơng dễ gì thực hiện được.

2.2.1.3. Trào lưu dân chủ xã hội

Trào lưu dân chủ xã hội là một trong những trào lưu lý luận chính trị - xã hội cĩ ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống chính trị của nhiều nước TBPT châu Âu, trong đĩ cĩ Pháp. Trong lịng trào lưu dân chủ xã hội cũng tồn tại hai khuynh hướng hữu và tả: phái hữu nhìn chung chủ trương hợp tác với chính phủ tư sản cịn phái tả nhìn chung cĩ thiên hướng ủng hộ hợp tác với lực lượng cộng sản trong PTCN.

Cương lĩnh của Quốc tế Xã hội (SI -1951) và của các đảng dân chủ xã hội Tây Âu về cơ bản vẫn được giữ nguyên và cái gọi là “CNXH mang tính dân chủ”, vẫn tiếp tục được coi là phương án tối ưu trong sự vận động để đi tới xã hội khơng cĩ giai cấp, nhưng nội dung thực tế của quan điểm đĩ khơng phải khơng cĩ những thay đổi. Sự bất bình của quần chúng trước tình trạng khĩ giải quyết các vấn đề xã hội, sự khủng hoảng về các giá trị tinh thần và văn hĩa mang tính truyền thống, những mưu toan phản nhân dân, phản dân chủ trong tính độc tài của tư bản độc quyền đã khiến các giới chính thức của các đảng dân chủ - xã hội phải trở lại với các khái niệm như: “tự do”, “cơng lý”, “đồn kết”... Họ bắt đầu gắn các khái niệm đĩ với các vấn đề bảo đảm quyền cá nhân, tự do cá nhân, tự do về tinh thần, về sự tác động của chế độ sở hữu đối với các cơ quan thơng qua quyết định ở mọi cấp. Đây là điểm làm cho các đảng dân chủ - xã hội và xã hội ở Đức, Áo, Pháp, Thụy Sĩ khác với Cơng đảng Anh và Đảng Cơng nhân dân chủ xã hội Thụy Điển vì hai đảng này trước sau vẫn coi trọng vấn đề kinh tế - xã hội truyền thống hơn, mặc dù họ khơng phản đối các

vấn đề mới. Ở đây cĩ sự tác động của đường lối thực dụng hơn, của yếu tố “đổi mới tư tưởng” trong hai đảng vừa kể trên [58, tr.1025].

Cĩ thể nhận thấy, từ năm 1945 đến năm 1991, PTCN ở các nước Tây Âu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hai trào lưu: dân chủ xã hội và cộng sản chủ nghĩa. Lịch sử đã minh chứng việc thiết lập được mối liên minh giữa hai lực lượng này cĩ ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của lực lượng cánh tả và PTCN Tây Âu và điều này chỉ đạt được khi khuynh hướng thiên tả chiếm ưu thế trong các đảng dân chủ xã hội. Cuộc đấu tranh kiên trì, bền bỉ của các ĐCS của PTCSQT, là những xung lực ngày càng mạnh mẽ của phong trào quần chúng đã gĩp phần làm cho thái độ của một số đảng dân chủ xã hội đối với vấn đề hợp tác với ĐCS bắt đầu cĩ những thay đổi nhất định. Tuy vậy, kể cả trong thời kỳ hai bên xây dựng được liên minh thì lập trường chính trị, tư tưởng nĩi chung của phong trào dân chủ xã hội vẫn hầu như khơng cĩ gì thay đổi và điều đĩ đã ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng tới việc đạt được tiến bộ trong việc giải quyết những vấn đề đang địi hỏi phải cĩ sự hợp tác thật rộng rãi giữa các ĐCS và đảng dân chủ xã hội trong đấu tranh nghị trường, lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân, đồn kết quốc tế chống nguy cơ chiến tranh, kiềm chế chạy đua vũ trang, làm dịu tình hình căng thẳng trên thế giới.

Sự phá hoại của các lực lượng tư sản và những khác biệt về tư tưởng chính là những nguyên nhân lớn gây chia rẽ giữa các đảng dân chủ xã hội và đảng cộng sản. Ngồi ra cịn phải kể đến sự khác biệt về nguyên tắc tổ chức cũng như những bất đồng nghiêm trọng giữa xoay quanh các vấn đề liên quan đến thứ tự ưu tiên và ý nghĩa của các cuộc cải cách, thái độ đối với vấn đề dân chủ, định hướng của chính sách đối ngoại, cách đánh giá về CNXH hiện thực. Đỉnh điểm của sự khác biệt giữa hai trào lưu dân chủ xã hội và cộng sản chủ nghĩa trong thời kỳ này được thể hiện ở việc ra đời Quốc tế Xã hội (SI) - liên minh quốc tế của lực lượng dân chủ xã hội chịu sự lãnh đạo của những người

dân chủ xã hội phái hữu. Hội nghị của 34 đảng dân chủ xã hội họp tại Frankfurt (CHLB Đức) mùa hè năm 1951 đã thơng qua nghị quyết về việc thành lập “Hiệp hội quốc tế các đảng chủ trương thành lập CNXH dân chủ” và tuyên bố về “Những nguyên tắc và nhiệm vụ của CNXH dân chủ”. Tuyên bố được coi là văn kiện mang tính cương lĩnh chủ yếu của Quốc tế Xã hội nĩi trên mặc dù lên án CNTB song sự lên án này chỉ mang tính chung chung, thiên về việc kêu gọi nhân dân lao động đấu tranh chống các hậu quả của CNTB nhiều hơn là đấu tranh để thủ tiêu bản thân chế độ ĐQCN và hồn tồn khơng nĩi đến vai trị lịch sử của GCCN và các quyền lợi cơ bản của cơng nhân. Những người dân chủ xã hội phủ nhân chuyên chính vơ sản, họ cho rằng chỉ cĩ thể đi lên CNXH bằng con đường “dân chủ về mặt chính trị và kinh tế”, khơng cần cách mạng vơ sản, khơng cần chuyên chính vơ sản [58, tr.181].

Những khác biệt và mâu thuẫn gia tăng giữa những người dân chủ xã hội và những người cộng sản đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự thống nhất của PTCN ở các nước TBPT Tây Âu, đặc biệt là từ giữa thập niên 70 của thế kỷ XX trở đi, điều này gây trở ngại cho việc đẩy mạnh các cuộc cải cách dân chủ và giúp cho giai cấp thống trị cĩ điều kiện sắp xếp lại lực lượng để vừa kiểm sốt được tình thế, xốy sâu mâu thuẫn giữa các lực lượng cánh tả và làm suy yếu cuộc đấu tranh của GCCN và quần chúng nhân dân lao động Tây Âu. PTCN Pháp cũng chịu tình cảnh tương tự: mối quan hệ liên minh lỏng lẻo, thiếu tin cậy, thậm chí cĩ lúc rơi vào trạng thái thù địch giữa Đảng Xã hội và ĐCS đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến vị thế của lực lượng cánh tả Pháp trong chính trường và đến khả năng lãnh đạo PTCN và quần chúng lao động đấu tranh cho các mục tiêu dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội.

2.2.1.4. Cách mạng khoa học cơng nghệ

Đây là cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ ba trong lịch sử phát triển của

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Thảo (Trang 36 - 65)