a. Cạnh tranh quốc tế về vận tải biển
Xét riêng các đối thủ mạnh trên thị trường vận tải, tính đến thời điểm này trên thị trường VTB VN có khoảng 40 hãng tàu nước ngoài đang hoạt động khai thác tại VN, trong đó có những thương hiệu nổi tiếng thế giới như: hãng Maerk lines, hãng NYK line, hãng CMA CGM, MSC… Các hãng tàu chủ yếu đảm nhận gần 90% thị phần hàng hóa tại VN.
Một số hãng tàu biển nước ngoài liên minh, liên kết tạo thành các tập đoàn VTB lớn như liên minh CKYH (gồm các hãng tàu K-Line, Cosco, Hanjin Shipping, Yang Ming Line), liên minh P3 (gồm hãng tàu Maersk Lines, MSC lines và CMA CGM). Các hãng tàu biển thế giới với đội tàu trọng tải lớn hiện đại, tiềm lực tài chính hùng hậu, mạng lưới logistics vận tải toàn cầu, khi liên kết lại càng gây khó khăn cho các chủ tàu VN cạnh tranh và giành giật thị phần vận tải. Cạnh tranh quốc tế về VTB ngày càng khốc liệt và bất lợi đối với VN.
b. Nhu cầu vận tải thế giới
Ngành VTB VN không đủ NLCT để giành nguồn hàng từ chính thị trường vận tải VN. Hiện nay thị phần vận tải đối với hàng từ VN, đặc biệt là hàng container chủ yếu do các hãng tàu nước ngoài chi phối. Việc xác định nhu cầu vận tải đối với từng thị trường vận tải, từng tuyến vận tải khác nhau mang lại hiệu quả khai thác vận tải khác nhau, phù hợp với lợi thế VTB của ngành khác nhau là vấn đề cần phải được chú trọng trong chiến lược phát triển đội tàu. Các DN VTB cần nghiên cứu, tận dụng lượng hàng hóa đang ngày càng phát triển của đất nước để từng bước cạnh tranh giành quyền vận tải nguồn hàng này. Hoạt động của các DN vận tải vẫn còn phân tán, nhỏ lẻ, nguồn tài chính hạn hẹp nên chưa thực hiện được mục tiêu cạnh tranh trên các tuyến xa, hiệu quả cao, đặc biệt là vận chuyển container. Để cải thiện NLCT của đội tàu vận tải, VTB VN phải nghiên cứu thị trường và nhu cầu vận tải để có sự lựa chọn phù hợp.
c. Hội nhập quốc tế và tính thương mại toàn cầu của vận tải biển
Ngay khi VN kết thúc đàm phán và chuẩn bị ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), và trong thời gian tới, VN sẽ tiếp tục đàm phán hiệp định với Panama, Brunei, Brazil, Hiệp định đa phương ASEAN - Ấn Độ… để sẵn sàng cho hội nhập. Vì vậy, ngành VTB VN sẽ có cơ hội phát triển bởi nhu cầu tăng mạnh lượng hàng hóa XNK của VN đối với các nước khi VN tham gia TPP và FTA. Nhưng bên cạnh đó là những điểm yếu của VTB VN cũng thể hiện rõ:
Trong quan hệ thương mại với các nước TPP, VN ở vị thế xuất siêu khá lớn, xuất siêu tới 7/11 thị trường của TPP, là cú huých mạnh cho vận tải xuất khẩu, đặc biệt các tuyến vận tải xa đi Mỹ, Canada, Úc. Tham gia TPP sẽ giúp VN hội nhập sâu hơn vào thị trường vận tải thế giới và chuỗi sản xuất toàn cầu. Nhưng VN cũng sẽ gặp phải thách thức lớn trong cạnh tranh VTB quốc tế, có thể dẫn tới phá sản ở các DN VTB có NLCT yếu hoặc quy mô nhỏ, thị phần vận tải hàng hóa XNK tại VN sẽ bị ảnh hưởng và cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Đội tàu biển của ngành VTB VN vốn đã nhỏ bé về quy mô và xuất phát điểm thấp, chạy tuyến gần sẽ ngày càng khó cạnh tranh được với các chủ tàu lớn của nước ngoài.
Chi phí logistics vận tải quốc tế cao trong khi các DN logistics vận tải VN hầu hết là quy mô rất nhỏ, cơ cấu tổ chức đơn giản, thiếu chuyên sâu, chủ yếu thực hiện dịch vụ cho các công ty nước ngoài sẽ dẫn tới mất hết thị phần vận tải hàng hoá XNK vào tay các chủ tàu nước ngoài. Với mặt bằng logistics như vậy trong khi VN đang hội nhập sâu vào quốc tế, trong khi đó, hạn chế lớn nhất của ngành logistics nước ta là chi phí cao, tương đương khoảng 21% GDP, chất lượng cung cấp dịch vụ chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, giá dịch vụ còn cao do đó hạn chế tính cạnh tranh trong VTB.
VTB phải đẩy mạnh hoạt động theo hướng hội nhập bởi để đảm bảo xây dựng môi trường kinh doanh tốt, cam kết quốc tế của VN tại các điều ước quốc tế mà VN là thành viên, về lộ trình thực hiện mở cửa thị trường dịch vụ ASEAN, thực hiện các cam kết về gói dịch vụ VTB ASEAN. Nhà nước tích cực hạn chế việc gia tăng giá dịch vụ cảng, chống ùn tắc tại cảng và quản lý Nhà nước hữu hiệu với các hoạt động của chủ tàu nước ngoài trong việc kinh doanh VTB.