- Kết quả đạt được về thực tiễn
1 Nâng cao năng lực Bộ Giáo dục Bộ Thông 205 Quy định tại đào tạo về CNTTvà Đào tạo; 8tin và Điểm a Khoản
3.2.3.1. Phát triển nhân lực ngành công nghiệp nội dung số ở tầm vĩ mô
3.2.3.1. Phát triển nhân lực ngành công nghiệp nội dung số ở tầmvĩ mô vĩ mô
Đảng và Nhà nước đã ban hành các chủ trương, chính sách nhằm phát triển nguồn NL NDS, trong đó có Quyết định số 56/2007/QĐ-TTg ngày 3/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chương trình phát triển CN NDS Việt Nam đến năm 2010. Những giải pháp về NL tập trung vào xây dựng và ban hành quy hoạch, kế hoạch đào tạo nguồn NL NDS gắn với yêu cầu phát triển của ngành và mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đưa vào chương trình đào tạo chính quy của các trường đại học, cao đẳng các khoá học, môn học chuyên ngành về nội dung thông tin số. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy các môn, ngành liên quan trực tiếp đến NDS đạt trình độ các nước tiên tiến trong khu vực.
Khuyến khích mô hình liên kết giữa doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước để phát triển nguồn NL cho CN NDS. Đẩy mạnh các khoá đào tạo nâng cao kiến thức về CNTT cho cán bộ, sinh viên các ngành khoa học xã hội, văn hoá, nghệ thuật.
Khuyến khích các tổ chức, DN gửi cán bộ ra nước ngoài đào tạo về chuyên ngành nội dung thông tin số. Ưu tiên dành thêm các suất học bổng đào tạo đại học, sau đại học ở nước ngoài trong các chương trình học bổng hỗ trợ phát triển, học bổng từ ngân sách nhà nước (theo đề án 322 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 2010 chuyển sang thực hiện Đề án 911, tức là theo Quyết định 911/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày
17/6/2010) cho các ứng viên theo học về chuyên ngành truyền thông đa phương tiện, nội dung thông tin số.
Tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn nâng cao, chuyên sâu về các kỹ năng, công nghệ cho ngành CN NDS.
Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế để đưa lao động trong công nghiệp nội dung số ra nước ngoài học tập, làm việc.
Việc đào tạo NL cho ngành CN NDS đã được thực thi ở nhiều trường đại học và trường nghề. Ví dụ, năm 2017, cả nước đã có 235 trường đại học, 412 trường cao đẳng nghề và 663 trường trung cấp nghề có tiến hành đào tạo nguồn NL về CNTT với hơn 2,3 triệu người theo học, trong đó có hơn 1,7 triệu sinh viên đại học, 607,7 ngàn sinh viên hệ đào tạo cao đẳng và trung cấp nghề về CNTT. Đến năm 2017, số sinh viên về CNTT đã tốt nghiệp ra trường của cả nước ở hệ đào tạo đại học là 320.578 người, hệ đào tạo cao đẳng và trung cấp nghề là 405.300 người [16]. Trong số những người đã tốt nghiệp ra trường, đã có khoảng 7,0% được thu hút vào làm việc ở ngành CN NDS của Việt Nam.
Để khuyến khích thu hút NL thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng CNTT tại Việt Nam trong đó có liên quan đến CN NDS, ngày 26/05/2016 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 41/NQ-CP, trong đó áp dụng chính sách ưu đãi thuế như giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của các cá nhân NL công nghệ cao làm việc trong lĩnh vực CNTT. Tuy nội dung này không trực tiếp liên quan đến CN NDS nhưng áp dụng khả thi vì hiện nay nhiều công nghệ cao được sử dụng trong sản xuất ND. Trường hợp dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực CNTT cần đặc biệt khuyến khích đầu tư, có sử dụng thường xuyên trên 1.000 lao động, kể cả trường hợp dự án đã hết thời gian 15 năm hưởng thuế suất 10%, được kéo dài thêm thời gian áp dụng mức thuế suất 10% trong 15 năm [16].