Hoàn thiện chính sách giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thu Cúc (Trang 138 - 141)

- Kết quả đạt được về thực tiễn

1 Nâng cao năng lực Bộ Giáo dục Bộ Thông 205 Quy định tại đào tạo về CNTTvà Đào tạo; 8tin và Điểm a Khoản

4.2.2.1. Hoàn thiện chính sách giáo dục và đào tạo

Về mục tiêu, hoàn thiện chính sách giáo dục và đào tạo hiện hành, bổ sung những chính sách còn thiếu để đưa ngành CN NDS vào giới thiệu trong các trường trung học phổ thông nhằm giúp học sinh hiểu đúng vị trí, vai trò của ngành CN NDS trong tương lai. Từ đó góp phần định hướng

nghề nghiệp cho học sinh khi lựa chọn ngành nghề sau khi tốt nghiệp bậc trung học phổ thông.

Về chủ thể và cách thức tổ chức thực hiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng dự thảo các văn bản pháp quy trình Chính phủ, Quốc hội ban hành. Đối với các chương trình đào tạo Bộ GD&ĐT cần tham khảo ý kiến các chuyên gia giáo dục để đảm bảo các văn bản được ban hành không phá vỡ kết cấu đào tạo cấp bậc phổ thông trung học hiện hành.

Ngoài ra, Chính phủ cần giao cho các Bộ phối hợp với nhau để xây dựng Khung tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp cho ngành nghề khác nhau trong xã hội, trong đó có ngành CN NDS. Khung tiêu chuẩn bao gồm những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ cần thiết đối với từng nhóm công việc ở hiện tại cũng như định hướng trong tương lai. Dựa trên Khung tiêu chuẩn này, các trường học sẽ soạn thảo được các giáo trình đào tạo phù hợp, đồng thời định hướng cho nguồn NL mong muốn tham gia vào lĩnh vực CN NDS chuẩn bị những điều kiện cần, đủ để chủ động học hỏi, gia nhập và phát triển được trong ngành. Đó là kinh nghiệm của hầu hết các nước có ngành CN NDS phát triển như Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản mà Việt Nam cần nghiên cứu học hỏi.

Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các trường đại học tăng cường đổi mới nội dung chương trình đào tạo, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn NL CN NDS theo hướng: xây dựng và cập nhật thường xuyên chương trình đào tạo thuộc các lĩnh vực của ngành, đảm bảo sự liên thông của các trình độ đào tạo, tăng cường tính ứng dụng của chương trình nhằm thu hẹp khoảng cách giữa kiến thức đào tạo trong nhà trường và yêu cầu thực tiễn trong các cơ quan, tổ chức và các DN; đẩy mạnh việc ứng dụng các chương trình đào tạo, các giáo trình tiên tiến, hiện đại về CN NDS trên thế giới vào chương trình đào tạo của các trường trong nước.

Ngành CN NDS phát triển rất nhanh chóng và thay đổi không ngừng nhu cầu NL cả về số lượng và chất lượng, đòi hỏi sự thích nghi nhanh nhạy của NL ngành CN NDS với những kiến thức mới, kỹ năng mới. Do đó, phương pháp đào tạo cần tập trung vào hình thức đào tạo qua công việc và đào tạo nâng cao tại nước ngoài, đào tạo bằng tiếng Anh và những ngôn ngữ phù hợp với nhu cầu quốc tế của các sản phẩm NDS như tiếng Trung, Hàn, Nhật, tăng cường giảng dạy theo tình huống, buộc sinh viên phải suy nghĩ tìm ra phương án để giải quyết các tình huống cụ thể.

Chính phủ tăng cường đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) tại các trường đại học hàng đầu trong cả nước đào tạo về CNTT và NDS; cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam có thành tích học tập xuất sắc đi đào tạo về CNTT và dịch vụ NDS tại nước ngoài; khuyến khích các trường đại học lớn trong nước đào tạo về chuyên ngành NDS mời các Giáo sư nổi tiếng trên thế giới hợp tác giảng dạy và làm việc; khuyến khích các trường đại học tận dụng tối đa các nguồn tài trợ quốc tế để đầu tư xây dựng các cơ sở, trung tâm nghiên cứu và các phòng thí nghiệm về công nghệ, tổ chức các trại sáng tác kịch bản, nội dung cho phim hoạt hình, chương trình cho truyền hình số.

Phối hợp giữa Nhà nước – DN NDS tổ chức rộng khắp các lớp đào tạo và đào tạo lại NL cho các DN thông qua các khóa đào tạo và huấn luyện ngắn hạn và trung hạn nhằm nâng cao kỹ năng sản xuất sản phẩm NDS, bổ sung kiến thức mỹ thuật, hội họa, thiết kế giao diện, văn hóa xã hội cho NL làm việc trong lĩnh vực CN NDS.

Bộ TT&TT phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan và bản thân các DNNDS tổ chức các khóa học về về phương pháp quản lý hiện đại nhằm nâng cao năng lực quản lý cho những người mới thành lập DNNDS. Bên cạnh đó, Chính phủ cần quy định cơ quan chịu trách nhiệm tư vấn và hỗ trợ cho các DN thuộc ngành CN NDS hệ thống thông tin trong nước và

quốc tế trong bối cảnh chưa có đơn vị nhà nước nào cung cấp cho các doanh nghiệp thuộc ngành CN NDS một hệ thống thông tin hoàn chỉnh và thiết thực làm nền tảng cho việc ra các quyết định đầu tư, phát triển hoặc vươn ra thị trường quốc tế.

Tăng cường đào tạo kiến thức mỹ thuật, hội họa, thiết kế giao diện, văn hóa xã hội tại các Khoa CNTT của các trường Đại học có đào tạo về CNTT. Tăng cường và cải tiến công tác kiểm tra, thanh tra đào tạo, tổ chức các hoạt động kiểm định chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về lĩnh vực NDS.

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thu Cúc (Trang 138 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w