LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP NỘI DUNG SỐ
1.2.1. Những nghiên cứu lý luận về nhân lực để phát triển ngành công nghiệp nội dung số công nghiệp nội dung số
Bài: “Nâng cao chất lượng nguồn NL phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế tri thức” của Nguyễn Văn Sơn [66], nghiên cứu khái quát vai trò của nguồn NL đối với sự phát triển bền vững. Trên cơ sở phân tích một số nét tích cực và hạn chế của nguồn NL nước ta hiện nay cả về mặt số lượng lẫn chất lượng, tác giả đã đề xuất và luận chứng một số giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng nguồn NL đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phát triển kinh tế tri thức. Cụ thể là: Đẩy mạnh giáo dục và đào tạo; nâng cao thể lực cho con người; khai thác và sử dụng hợp lý nguồn NL; tăng cường công tác dự báo nguồn NL;và xây dựng chính sách tiền lương hợp lý. Bài viết là những gợi ý quan trọng để tác giả nghiên cứu chủ đề NL để phát triển ngành CN NDS ở Việt Nam.
Luận án tiến sĩ: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế” của Phạm Đức Tiến [77] nghiên cứu
vấn đề phát triển nguồn NL chất lượng cao ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế giai đoạn từ 2006-2016, đề xuất khuyến nghị một số phương hướng, giải pháp bổ sung, hoàn thiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm đẩy mạnh phát triển nguồn NL này trong hội nhập quốc tế của Việt Nam. Trong đó, có một số nội dung liên quan đến NL để phát triển ngành CN NDS tiếp cận từ góc độ quan hệ chính trị.
Luận án tiến sĩ: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2025” của Nguyễn Phan Thu Hằng [46].
Hướng khám phá mối liên hệ giữa phát triển nguồn NL chất lượng cao với hiệu năng của tập đoàn dầu khí Việt Nam, xem xét các yếu tố bên trong nội tại của Tập đoàn tác động đến sự phát triển nguồn NL cả trực tiếp và gián tiếp, đo lường tác động của phát triển nguồn NL, các yếu tố bên trong, các thành tố chất lượng tác động đến phát triển nguồn NL chất lượng cao và đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển nguồn lực nàyđể phát triển Tập đoàn.
Bài: “Vai trò của thông tin và công nghiệp nội dung trong xã hội thông tin” của Nguyễn Tuấn Khoa [52]. Nội dung phân tích một số lý luận cơ bản về thông tin và CN NDS như khái niệm, đặc điểm, phân loại, đồng thời đi sâu phân tích làm rõ những vai trò của CN NDS trong xã hội thông tin hiện nay, nếu một số giải pháp để giúp phát triển ngành CN NDS trước yêu cầu thay đổi ngày càng nhanh hiện nay.
Nguyễn Đình Bắc với bài “Phát triển nguồn NL chất lượng cao ở nước ta trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” [4] đã đặt vấn đề cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa, vật lý, sinh học với trung tâm và khâu đột phá là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, robot, công nghệ nano, công nghệ sinh học,… đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới, tạo ra những cơ hội
rất lớn nhưng cũng đặt ra thách thức không nhỏ cho mỗi quốc gia. Nó cũng tác động đến Việt Nam trên mọi lĩnh vực, khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội. Phát triển nguồn NL chất lượng cao trong đó có NL ngành CN NDS là một trong những lĩnh vực chịu sự tác động mạnh mẽ và trực tiếp nhất từ cuộc cách mạng này.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh với bài: “Phát triển NL khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng” [2] dựa vào lý luận đã chỉ ra việc thực hiện “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Việt Nam đã có đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ không ngừng gia tăng về số lượng và chất lượng, trưởng thành về mọi mặt, từng bước được chuẩn hóa, trẻ hóa, thích ứng với nhiệm vụ trong giai đoạn mới và có đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, NL khoa học và công nghệ của nước ta còn nhiều hạn chế, chất lượng thực tế chưa tương xứng, thậm chí còn thấp, đặc biệt là thiếu các chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ quan trọng như CN NDS, tinh thần hợp tác nghiên cứu và kỹ năng làm việc nhóm của đội ngũ NL khoa học và công nghệ còn yếu, cơ chế quản lý đối với NL khoa học và công nghệ chưa phù hợp và còn nhiều bất cập. Từ đó, đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển nguồn lực này thời gian tới.
Luận án “Đào tạo nguồn NL trong các DN thuộc ngành CN NDS Việt Nam” của Đinh Thị Hồng Duyên [40], nghiên cứu định tính, bổ sung và xây dựng thêm một biến mới cho thang đo hiệu quả đào tạo trong mô hình nghiên cứu tác động của các nhân tố tới hiệu quả đào tạo nguồn NL trong các DN thuộc ngành CN NDS; đề xuất mô hình nghiên cứu có điều chỉnh để đánh giá những nhân tố tác động đến hiệu quả đào tạo nguồn NL trong các
DNNDS ở Việt Nam dựa trên mô hình nghiên cứu của K.J.Jayawardana & al. (2007). Sử dụng phương pháp nghiên cứu điển hình tại Công ty VMG để chỉ ra những vấn đề trong đào tạo và đánh giá hiệu quả đào tạo của DN thuộc ngành CN NDSViệt Nam. Đề xuất giải pháp kiểm soát chặt chẽ nhân tố động lực của nhân lực, sự hỗ trợ của người quản lý và văn hóa học tập liên tục, kiểm soát nhân tố tự nhận thức của nhân lực bằng cách sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp nhằm tăng sự tự tin của nhân lực với chính bản thân mình.
Một số bài viết có liên quan đến lý luận và thực tiễn về NL cho phát triển ngành CN NDS như: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong các DN nội dung số cho mạng di động [33]; Vai trò của công tác đào tạo nguồn nhân lực trong các DN thuộc ngành công nghiệp nội dung số tại Việt Nam [35];
Đào tạo nguồn nhân lực Công nghiệp nội dung số: Từ kinh nghiệm quốc tế đến thực trạng Việt Nam [34]; Quá trình hình thành và phát triển ngành công nghiệp nội dung số ở Việt Nam [36]; Thu hút người tài để phát triển tại các DN nội dung số nổi tiếng thế giới [37]; Human Resources Training Effectiveness of Enterprises in the Digital content industry in Vietnam (Hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực trong các DN thuộc ngành công nghiệp nội dung số ở Việt Nam) [38]; Đào tạo nguồn nhân lực trong các DN thuộc ngành công nghiệp nội dung số trong giai đoạn khó khăn [41]. Những bài viết này đã tập trung làm rõ những khía cạnh liên quan đến đào tạo NL trong các DN thuộc ngành CN NDS cũng như phân tích những kinh nghiệm đào tạo NNL tại các DN nội dung số trên thế giới, đồng thời đi sâu làm rõ thực trạng công tác đào tạo NL trong các DN thuộc CN NDS ở Việt Nam. Trong đó, tập trung nghiên cứu trường hợp điển hình là Cổ phần Truyền thông VMG. Đây là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho quá trình thực hiện luận án của tác giả.