Cơ cấu nhân lực

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thu Cúc (Trang 61 - 63)

- Kết quả đạt được về thực tiễn

2.2.1.3. Cơ cấu nhân lực

Cơ cấu nhân lực là yếu tố không thể thiếu trong các yếu tố cấu thành NL để phát triển ngành CN NDS khi xem xét đánh giá về nhân lực. Cơ cấu NL thể hiện trên các phương diện khác nhau như: cơ cấu trình độ đào tạo, giới tính, độ tuổi... Cơ cấu NL của một quốc gia nói chung được quyết định bởi cơ cấu đào tạo và cơ cấu kinh tế được xác định theo một tỷ lệ nhất định trong một giai đoạn phát triển nhất định.

Nói đến cơ cấu NL để phát triển ngành CN NDS là nói đến tỷ lệ của lao động làm việc trong ngành CN này được phân chia theo trình độ đào tạo, trình độ chuyên môn kỹ thuật, các ngành nghề cụ thể mà người lao động đảm nhiệm, giới tính, độ tuổi... Ở các nước khác nhau sẽ có cơ cấu NL ngành CN NDS khác nhau do trình độ phát triển ngành khác nhau. Tại các nước phát triển, nhất là những nước tiên phong trong phát triển ngành CN NDS, cơ cấu NL để phát triển có khác so với ở các nước đang phát triển, những nước mới bước vào phát triển ngành CN NDS.

Ngành CN NDS có tính đa dạng về công nghệ sản xuất, đa dạng về sản phẩm và dịch vụ. Ví dụ, ngành CN NDS ở nước ta hiện nay đã và đang cung ứng trên thị trường rất nhiều loại sản phẩm, như: giáo trình, bài giảng, tài liệu học tập dưới dạng điện tử; sách, báo, tài liệu dưới dạng số; các loại trò chơi điện tử bao gồm trò chơi trên máy tính đơn, trò chơi trực tuyến, trò chơi trên điện thoại di động; trò chơi tương tác qua truyền hình; sản phẩm giải trí trên mạng viễn thông di động và cố định; thư viện số, kho dữ liệu số, từ điển điện tử; phim số, ảnh số, nhạc số, quảng cáo số và các sản phẩm NDS khác. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều loại dịch vụ NDS, như: dịch vụ phân phối, phát hành sản phẩm NDS; dịch vụ nhập, cập nhật, tìm kiếm, lưu trữ và xử lý dữ liệu số; dịch vụ quản trị, duy trì, bảo dưỡng, bảo hành sản phẩm NDS; dịch vụ chỉnh sửa, bổ sung tính năng, bản địa hóa sản phẩm NDS; dịch vụ đào tạo từ xa; dịch vụ khám, chữa bệnh từ xa; dịch vụ truyền

thông được cung cấp trên môi trường mạng; và các dịch vụ NDS khác. Do vậy, trong xác định cơ cấu về NL ngành CN NDS xét theo chuyên môn kỹ thuật và lĩnh vực hoạt động thường có khá nhiều phức tạp. Ngoài cơ cấu ngành nghề, việc lựa chọn một cơ cấu NL để phát triển ngành CN NDS còn tùy thuộc vào điều kiện phát triển của ngành trong mỗi giai đoạn cụ thể. Điều này được quyết định bởi giới hạn nguồn vốn tài chính mà ngành có thể huy động được và mức độ có thể có được của các yếu tố sản xuất khác cho hoạt động của ngành. Ví dụ, khi nguồn vốn của ngành có giới hạn nhất định hay còn bị hạn hẹp thì cũng không thể lựa chọn một cơ cấu NL đa dạng có mặt ở tất cả các lĩnh vực sản xuất và phân phối khác nhau.

Tuy nhiên, về cơ bản, ngành CN NDS đòi hỏi NL đã qua đào tạo về CNTT nói chung, các phân ngành cụ thể trong ngành CN NDS nói riêng và các ngành có liên quan cần thiết cho phát triển CN NDS.

Do đặc điểm của ngành CN NDS, nên phần lớn sử dụng lao động là nam giới. Nam giới không chỉ chiếm tỷ lệ lớn lao động trong ngành mà còn đảm nhiệm các vị trí quan trọng như kỹ sư điện tử, chuyên gia phân tích hệ thống máy tính, lập trình viên. Trong khi đó, nữ giới chỉ đảm nhận các công việc khiêm tốn như nhập dữ liệu, điều khiển máy, trực tổng đài. Theo các nhà khoa học, việc thiếu cơ hội học tập, thiếu tính sáng tạo đã làm cho phụ nữ trở nên yếu thế trong ngành CNTT nói chung và ngành CN NDS nói riêng. Tuy nhiên, số lượng nữ giới làm việc trong ngành này ở các nước cũng có xu hướng tăng lên. Đây là những lao động trẻ, được đào tạo bài bản về CNTT nói chung và CN NDS nói riêng. Thêm vào đó, nền tảng của CNTT dựa trên tư duy toán học, vì vậy, lao động trong ngành CNTT nói chung và ngành CN NDS nói riêng đòi hỏi phải có tư duy tốt về toán học.

Trong lịch sử phát triển của nó, ngành CNTT được khởi phát từ Mỹ, sau đó phát triển mạnh tại các nước phương Tây. Kinh nghiệm các nước cho thấy, để có được NL đáp ứng tốt yêu cầu phát triển ngành CN NDS,

đội ngũ NL phải có trình độ ngoại ngữ tiếng Anh không chỉ sử dụng vào tiếp thu tri thức từ các nước tiên tiến mà còn sử dụng máy móc, phương tiện trong hoạt động lao động sản xuất và dịch vụ. Thực tế hiện nay, hầu hết các sản phẩm CNTT được sản xuất ở những nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, và đều được hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Anh.

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thu Cúc (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w