- Kết quả đạt được về thực tiễn
1 Nâng cao năng lực Bộ Giáo dục Bộ Thông 205 Quy định tại đào tạo về CNTTvà Đào tạo; 8tin và Điểm a Khoản
4.2.2.2. Hoàn thiện chính sách về đầu tư
Về mục tiêu, thông qua việc hoàn thiện chính sách đầu tư để tạo môi trường pháp lý thuận lợi thu hút các DN trong và ngoài nước tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho ngành CN NDS. Trong đó ưu tiên thu hút nguồn lực của các doanh nghiệp trong nước để phát triển lâu dài, bền vững. Đồng thời coi trọng thu hút nguồn đầu tư nước ngoài để nhanh chóng đảm bảo nguồn tài chính, khoa học, cơ sở vật chất kỹ thuật cho đào tạo nhân lực trước mắt cho ngành CN NDS.
Về chủ thể và cách thức tổ chức thực hiện, Chính phủ là cơ quan quản lý nhà nước giữ vai trò chỉ đạo và giám sát, giao cho Bộ Công thương chủ trì thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư vào ngành CN NDS. Trên cơ sở phát huy các nguồn lực trong nước từ các DN, các ngân hàng thương mại của Việt Nam, các quỹ đầu tư tài chính để huy động vốn cho các dự án đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo NL NDS. Đồng thời, Chính phủ cần chú trọng huy động các nguồn lực trong và ngoài nước, cả từ ngân sách nhà nước, DN và xã hội, vốn ODA, đẩy mạnh thu hút đầu tư của kiều bào ở nước ngoài vào đầu tư mở mới hoặc phát triển các DN thuộc ngành CN NDS trong nước.
Ngoài ra, Chính phủ chú trọng đầu tư vào các chương trình đào tạo tại các trường đại học và hệ thống các phòng học thực hành. Đầu tư cấp nhiều học bổng cho đào tạo tại nước ngoài, kết hợp mời các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao của nước ngoài hợp tác giảng dạy và làm việc cho chuyên ngành CN NDS. Đầu tư cho các trường đại học làm R&D về công nghệ, tận dụng tối đa các nguồn tài trợ từ nước ngoài, đầu tư xây dựng các cơ sở nghiên cứu và phát triển và các phòng thí nghiệm về công nghệ để các DN có thể dùng chung, lập các trại sáng tác kịch bản, nội dung cho phim hoạt hình, chương trình cho truyền hình số.