nay
1.3.1. Khung khổ pháp lý của công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệpở nước ta ở nước ta
1.3.1.1. Quy định pháp lý chung
Hệ thống pháp luật về doanh nghiệp là tổng hợp các quy định liên quan đến mọi lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm đăng ký thành lập, tổ chức quản lý, nguyên tắc hoạt động, tổ chức lại, chuyển đổi, giải thể và phá sản doanh nghiệp. Hiện nay, hệ thống văn bản liên quan đến quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp bao gồm hai khối chính:
Thứ nhất, đó là các văn bản điều chỉnh trực tiếp hoặc gián tiếp đến những nội dung quản lý nhà nước có sự phân biệt nhất định theo loại hình, nguồn vốn sở hữu hoặc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm một số văn bản quan trọng như: Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Luật sư, Luật Các tổ chức tín dụng…
Thứ hai, đó là các văn bản điều chỉnh trực tiếp hoặc gián tiếp đến những nội dung quản lý nhà nước được áp dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp. Đây là hệ thống văn bản pháp lý có phạm vi và đối tượng điều chỉnh rất rộng, có tác dụng tạo ra một môi trường kinh doanh chung cho mọi hình thức doanh nghiệp, bao gồm:
- Các quy định về chế độ tài chính, kế toán đối với doanh nghiệp như: Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Kế toán và Thống kê. . .
- Các quy định về phá sản, cạnh tranh, đấu thầu, bảo hộ nhãn hiệu, các thị trường đầu vào như: Luật Phá sản, Luật Cạnh tranh, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai…
- Các quy định về điều kiện kinh doanh (điều kiện có giấy phép hoặc không cần giấy phép): đây là hệ thống các quy định liên tục được ban hành mới, hoặc sửa đổi, bổ sung và nằm trong hầu hết các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh. Đến nay, chỉ tính riêng hệ thống quy định về ngành, nghề kinh doanh phải có giấy phép bao gồm khoảng hơn 40 Luật, Pháp lệnh và khoảng 150 Nghị định hướng dẫn thi hành.
- Các quy định về thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp như: Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Luật Thanh tra và các Nghị định hướng dẫn thi hành theo từng lĩnh vực cụ thể. . .
Như vậy, có thể thấy rằng, hệ thống văn bản pháp luật về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ, nhất là giai đoạn từ năm 2006 đến nay. Bên cạnh đó, chất lượng của hệ thống văn bản pháp luật về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cũng được nâng cao, tiếp cận với thông lệ quốc tế, đáp ứng từng bước yêu cầu hội nhập.
1.3.1.2. Quy định pháp lý về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
Quy định pháp lý về ngành, nghề cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện đã trở nên minh bạch và rõ ràng hơn thông qua việc áp dụng hệ thống ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nhưng không cần giấy phép và hệ thống ngành, nghề phải có giấy phép kinh doanh. Điều kiện kinh doanh là các điều kiện mà doanh nghiệp phải đáp ứng khi kinh doanh một ngành, nghề nhất định do pháp luật quy định. Trong suốt quá trình kinh doanh, doanh nghiệp phải hoàn toàn tự chịu trách nhiệm tuân thủ các điều kiện kinh doanh mà họ đã cam kết. Vai trò của các cơ quan Nhà nước được thể hiện trong việc giám sát và phát huy vai trò giám sát của nhiều chủ thể khác nhau đối với việc tuân
thủ các điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động và xử lý những trường hợp vi phạm.
Để quản lý các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, giấy phép kinh doanh là một trong số các công cụ quản lý nhà nước được sử dụng phổ biến ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, hệ thống giấy phép đã xuất hiện và sử dụng cùng với quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh. Trên thực tế, giấy phép kinh doanh đã ngày càng nhiều và đã thực sự có ý nghĩa trong công tác quản lý nhà nước. Giấy phép đã được sử dụng để điều tiết, kiểm soát các hoạt động kinh doanh; qua đó, hướng đến bảo vệ những lợi ích chung của xã hội và cộng đồng. Trên phương diện này, có thể nói, hệ thống giấy phép đã góp phần hình thành và phát triển thể chế kinh tế thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường và sức khoẻ của cộng đồng. Các giấy phép hợp lý không chỉ góp phần bảo vệ được những lợi ích chung của xã hội, mà còn góp phần duy trì điều kiện ổn định thúc đẩy phát triển một số ngành kinh tế quan trọng, nhất là các ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ.
Kể từ năm 2000, danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện đã được sàng lọc mạnh mẽ, hàng loạt giấy phép kinh doanh không phù hợp với cơ chế thị trường bị bãi bỏ, hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới giấy phép kinh doanh cũng dần được thay thế, bãi bỏ theo định hướng này. Tiếp theo đó, quy định về điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, tổ chức quản lý hoạt động cấp giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề…đã được đổi mới liên tục, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có nhiều cơ hội hơn trong nỗ lực gia nhập thị trường, góp phần bước đầu chuyển đổi nguyên tắc quản lý nhà nước từ “doanh nghiệp được làm những gì cơ quan Nhà nước cho phép” thành “doanh nghiệp được làm những
1.3.1.3. Quy định pháp lý về tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp Chức năng quản lý nhà nước đối với quá trình tổ chức lại, chuyển đổi,
giải thể, phá sản doanh nghiệp là một trong những nội dung tiếp cận gần nhất với các nguyên tắc của kinh tế thị trường. Trong khung khổ quy định pháp luật của Nhà nước, doanh nghiệp và các chủ sở hữu tự quyết định việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi hình thức pháp lý, giải thể và các thủ tục phá sản. Sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước chỉ dừng lại ở việc công nhận và giám sát doanh nghiệp thực hiện giải thể, phá sản theo pháp luật; công nhận tính hợp pháp của tổ chức lại và chuyển đổi doanh nghiệp.
Các quy định pháp luật về tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp đã bước đầu tạo được một khung khổ cho doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.
1.3.1.4. Quy định pháp lý về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của doanh nghiệp
Quy định về công tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật và xử lý vi phạm của doanh nghiệp đã được đổi mới trên cơ sở đảm bảo quyền tự do kinh doanh và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của doanh nghiệp; giảm tình trạng nhũng nhiễu, can thiệp và hình sự hoá quan hệ kinh tế của doanh nghiệp. Về cơ bản, doanh nghiệp chỉ còn thuộc đối tượng của thanh tra chuyên ngành trong việc chấp hành pháp luật và các quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực.