Phát triển thị trường lao động

Một phần của tài liệu NguyenThiThanhHuyen3A (Trang 41 - 43)

Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì: “Thị trường lao động là thị trường trong đó có các dịch vụ lao động được mua và bán thông qua quá trình để xác định mức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền công”

Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội và gặp nhiều thách thức đối với sự phát triển thị trường lao động. Quá trình phân công sản xuất trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu sẽ kéo theo sự tái phân bố lao động và sự phụ thuộc lẫn nhau của thị trường lao động các quốc gia. Các công ty xuyên quốc gia không chỉ là tác nhân giúp các nước và lãnh thổ kinh tế tham gia sâu hơn vào mạng sản xuất toàn cầu, mà còn có vai trò là người sử dụng lao động đa quốc gia, sẽ đặt ra những tiêu chuẩn lao động mới, thách thức các khuôn khổ tiêu chuẩn và luật pháp lao động quốc gia. Cạnh tranh quốc tế trong phân công lao động sẽ thúc đẩy cạnh tranh và phân công lao động trong nước

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, thị trường lao động có vai trò rất quan trọng trong gải quyết việc làm cho người lao động. Thị trường lao động đảm bảo việc làm cho dân số hoạt động kinh tế, kết nối họ vào lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, tạo khả năng cho họ nhận được những thu nhập thiết yếu để tái sản xuất sức lao động của chính bản thân mình cũng như nuôi sống gia đình mình. Thị trường lao động dễ dàng chuyển đổi người lao động sang chỗ làm việc thích hợp hơn, năng suất lao động và thu nhập cao hơn.

Thị trường lao động là nguồn thông tin rất quan trọng và có quan hệ chặt chẽ với tất cả thị trường. Thông tin trên thị trường lao động giúp cho cả người sử dụng lao động cũng như người lao động xây dựng được các kế hoạch hoạt động trong tương lai

Phát triển thị trường lao động phải đáp ứng mục tiêu tăng trưởng bền vững, hỗ trợ tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và phát triển con người; Các chính sách về thị trường lao động cần phải được điều chỉnh để tạo điều kiện cho sự dịch chuyển cơ cấu lao động phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Tạo việc làm cho người lao động thông qua một số kênh thông tin kết nối, cung ứng lao động như sau:

Các Trung tâm Giới thiệu việc làm chính là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm góp phần phát triển thị trường lao động.

Phát huy vai trò hiệu quả của sàn giao dịch việc làm của các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và các sàn giao dịch việc làm tại các địa phương lân cận đảm bảo hiệu quả thông tin cung - cầu lao động được cập nhật chính xác, thường xuyên, liên tục, kịp thời, tạo kết nối nhiều mối quan hệ lao động mới.

Mục tiêu chung của phát triển thị trường lao động là đảm bảo có một thị trường hiện đại, hiệu quả, cạnh tranh và công bằng, góp phần giải quyết việc làm và thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước.

Ở địa phương cấp huyện, phát triển thị trường lao động chủ yếu thông qua một số hình thức như: hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ngoại tỉnh (bao gồm cả đi làm việc tại các địa phương khác trong nước hoặc đi xuất khẩu lao động) và hỗ trợ cho các khu công nghiệp trên địa bàn thu hút lao động ngoại tỉnh vào làm việc.

Một phần của tài liệu NguyenThiThanhHuyen3A (Trang 41 - 43)