Điều kiện tự nhiên của huyện Yên Dũng, Bắc Giang

Một phần của tài liệu NguyenThiThanhHuyen3A (Trang 59 - 61)

Huyện có diện tích tự nhiên là 190.93 km2 bao gồm 19 xã và 2 thị trấn, dân số toàn huyện là 131.299 người, mật độ dân số là 688 người/km2 (tính đến năm 2014)

Với vị trí tương đối thuận lợi, là cửa ngõ của thành phố Bắc Giang ở phía Bắc, nằm trên trục đường Quốc lộ 1A, có tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn chạy qua, được bao bọc bởi ba con sông lớn là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá cả đường bộ và đường thuỷ. Chính vì lẽ đó mà hiện tại Yên Dũng đang là một trong những địa phương trọng điểm về phát triển công nghiệp của tỉnh Bắc Giang.

+ Tài nguyên đất: Yên Dũng có tổng diện tích đất tự nhiên là 21.587,69 ha, bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người khoảng 1.275,4 m2 /người. Quỹ đất hiện đang sử dụng vào các mục đích khác nhau là 21.216,2 ha

chiếm 98,0%, quỹ đất chưa sử dụng 362,47 ha chiếm 1,7% tổng diện tích tự nhiên. Trong tổng diện tích tự nhiên của huyện thì đất nông nghiệp chiếm 62,7%, đất phi nông nghiệp chiếm 35,6%, đất chưa sử dụng chiếm 1,7%.

+ Tài nguyên rừng: diện tích đất lâm nghiệp có rừng của huyện là 2.132,95 ha, chiếm 10% tổng diện tích tự nhiên. Chủ yếu rừng trồng các loại cây như: keo, thông, bạch đàn...trữ lượng trồng rừng thấp, sản lượng khai thác bình quân hàng năm khoảng 1.800 m3 gỗ tròn và 4.200 tấn củi

+ Tài nguyên nước: huyện Yên Dũng được bao bọc bởi hệ thống 03 dòng sông chảy qua gồm: sông Cầu chảy dọc ranh giới giữa huyện Yên Dũng và huyện Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh), chiều dài 25km. Sông Thương chảy cắt ngang lãnh thổ huyện theo chiều Tây Bắc xuống Đông Nam, chiều dài qua địa bàn huyện là 34 km, sông Lục Nam chảy dọc ranh giới huyện Yên Dũng với huyện Lục Nam, chiều dài 6,7 km.

Cả 03 dòng sông này hợp lưu với nhau ở ranh giới phía đông của huyện. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và đời sống đồng thời là hệ thống tiêu thoát nước cho hầu hết các xã trên địa bàn huyện.

+ Tài nguyên khoáng sản: có 01 điểm mỏ Kaolin tại ở xã Trí Yên - huyện Yên Dũng, mỏ đã được khảo sát sơ bộ, xác định trữ lượng tài nguyên dự báo khoảng 13 triệu m3, hiện chưa khai thác. Ngoài ra dọc theo sông Cầu và sông Thương có mỏ khoáng sét để sản xuất nguyên vật liệu xây dựng.

+ Tài nguyên du lịch: có tiềm năng phát triển là du lịch văn hóa tâm linh và du lịch sinh thái nghỉ dưỡng.

Lợi thế nổi bật là chùa Vĩnh Nghiêm (xã Trí Yên), thu hút đông đảo du khách thập phương. Đây là chốn tổ của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử xây dựng từ thế kỷ XIII, được xếp hạng di tích cấp quốc gia, nổi tiếng cả nước bởi những nét độc đáo, riêng biệt. Ngoài ra, Yên Dũng còn có chùa Kem (xã Nham Sơn), xây dựng năm 1075 nằm trong hệ thống di tích cuộc khởi nghĩa

Yên Thế được công nhận di tích quốc gia đặc biệt…Đặc biệt, dự án Thiền viện Trúc lâm Phượng Hoàng sẽ tạo nên một danh thắng mới trong bức tranh chung phát triển du lịch sinh thái gắn với văn hóa tâm linh của huyện..

Một phần của tài liệu NguyenThiThanhHuyen3A (Trang 59 - 61)