Nhân tố thuộc về đầu tư, nguồn lực tài chính

Một phần của tài liệu NguyenThiThanhHuyen3A (Trang 47 - 48)

Các hoạt động đầu tư trong nước và hoạt động đầu tư của người dân là một phương thức tạo việc làm rất quan trọng. Các hoạt động đầu tư luôn gắn với công nghệ sản xuất, đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất; khi nói tới đầu tư phải nói tới vốn đầu tư, môi trường đầu tư và các chính sách đầu tư. Môi trường đầu tư thuận lợi sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho toàn xã hội, thúc

đẩy kinh tế tăng trưởng. Mỗi mức tăng trưởng của nền kinh tế sẽ tạo ra một tỷ lệ gia tăng việc làm, và nếu đầu tư vào nhà máy, công xưởng và nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ tạo thêm nhiều chỗ làm mới cho người lao động.

Các chính sách đầu tư hiệu quả vừa giúp phát triển doanh nghiệp, phát triển kinh tế địa phương vừa tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Chính vì vậy không chỉ thu hút đầu tư trong nước, đầu tư của người dân mà còn phải có các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Muốn đầu tư hiệu quả phải có cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư hiệu quả.

Nguồn lực tài chính là một thành phần quan trọng của nguồn sức mạnh nhà nước. Nguồn lực tài chính gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn huy động trong dân, vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp nước ngoài, vốn tín dụng. Mỗi nguồn lực tài chính được sử dụng cho những mục đích khác nhau nhưng đều có chung mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn lực tài chính là một nhân tố không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Nguồn lực tài chính là hữu hạn, việc huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả là vấn đề rất quan trọng. Nếu quốc gia, địa phương có nguồn lực tài chính dồi dào thì việc đầu tư vào các chính sách về lao động việc làm cũng được quan tâm hơn, có nhiều nguồn lực hơn trong công tác tạo việc làm: đào tạo nghề, hay cho vay vốn đối với những người đi xuất khẩu lao động.

Một phần của tài liệu NguyenThiThanhHuyen3A (Trang 47 - 48)