Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội:

Một phần của tài liệu NguyenThiThanhHuyen3A (Trang 107 - 109)

* Mục tiêu:

- Phát triển nguồn nhân lực đảm bảo về chất lượng và số lượng nhằm cung ứng cho các KCN, hỗ trợ cho các DNVVN. Đồng thời, tập trung đào tạo nghề cho nguồn nhân lực phát triển các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp.

* Nội dung:

- Phòng LĐTB&XH xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Phòng LĐTB&XH huyện hối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn tập trung nâng cao năng lực quản trị cho các DNVVN.

- Rà soát và lồng ghép các giải pháp tăng cường đầu tư phát triển dạy nghề nâng cao chất lượng nguồn lao động, đặc biệt là lao động kỹ thuật.

- Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động; thu thập, xử lý, phân tích, dự báo, quản lý và cung cấp thông tin thị trường lao động theo các cấp trình độ, các ngành nghề, lĩnh vực; phát triển các hình thức thông tin thị trường lao động nhằm kết nối cung-cầu lao động;

- Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình tuyển dụng lao động phối hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh.

Tạo nguồn cung ứng lao động cho các DN trong KCN:

- Tạo nguồn cung ứng lao động tin cậy cho các DN trong KCN: Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các KCN là một vấn đề rất quan trọng. Các doanh nghiệp phối hợp với các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện;

- Dựa vào dự báo và quy hoạch phát triển, các KCN cần xây dựng kế hoạch đào tạo, yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề.

- Đồng thời, khuyến cáo các nhà đầu tư nên lựa chọn những ngành nghề hạn chế sử dụng nhiều lao động phổ thông, tập trung đầu tư các ngành công nghệ cao, ít tác động tới môi trường, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ,…để thúc đẩy KCN phát triển đúng hướng, chất lượng và hiệu quả.

Về nguồn nhân lực phục vụ phát triển làng nghề, tiểu thủ công nghiệp:

- UBND các xã Lãng Sơn, Tiến Dũng, Nội Hoàng… cần phối hợp với Trung tâm Khuyến công tỉnh xúc tiến việc mở lớp bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người dân làng nghề: mời thợ giỏi ở địa phương khác về truyền nghề cho đội ngũ lao động địa phương tại chỗ, hoặc cử người lao động đi đến trực tiếp các làng nghề nổi tiếng ở các địa phương khác để học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng; những người thợ được cử đi học nghề lại về truyền lại kinh nghiệm cho những người thợ khác.

- Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu lao động cho việc phát triển làng nghề mộc Đông Thượng, mây tre đan, chẻ tăm lụa theo quy hoạch của UBND tỉnh Bắc Giang.

- Định kỳ có kế hoạch tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ các tổ chức dịch vụ khuyến công, tập huấn về khởi sự và quản trị doanh nghiệp để các cơ sở sản xuất phát triển với quy mô lớn hơn.

- Lãnh đạo địa phương cần chú trọng đến các chính sách phát triển nguồn nhân lực, luôn coi con người là yếu tố quan trọng nhất trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

- Phòng LĐTB&XH cần tham mưu cho UBND huyện các chính sách về đào tạo nghề, chính sách phát triển nguồn nhân lực hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng yêu cầu chung của các DN trên địa bàn.

- Cần sự phối hợp của Phòng LĐTB&XH huyện, UBND các xã, thị trấn và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

Một phần của tài liệu NguyenThiThanhHuyen3A (Trang 107 - 109)