Hỗ trợ về vốn cho NLĐ huyện:

Một phần của tài liệu NguyenThiThanhHuyen3A (Trang 109 - 111)

* Mục tiêu:

- NLĐ trên địa bàn huyện, nhất là các hộ gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn được tạo điều kiện vay vốn tại các ngân hàng với mức lãi suất ưu đãi, thụ hưởng được hết các chương trình hỗ trợ của Nhà nước, đủ điều kiện về chi phí để tham gia XKLĐ theo như mong muốn.

- Các DNVVN trên địa bàn được hỗ trợ về vốn vay khi mới thành lập. - Các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được hỗ trợ đầu tư kinh phí để duy trì, phát triển sản xuất hàng hóa.

* Nội dung:

Đối với chính sách hỗ trợ vay vốn XKLĐ:

- Lập quỹ hỗ trợ tài chính cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hàng năm huyện trích một phần ngân sách lập quỹ hỗ trợ học phí giáo dục định hướng và đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người lao động có nguyện vọng và đáp ứng được các yêu cầu của thị trường lao động nước ngoài đều có thể tham gia XKLĐ.

- Ngân hàng chính sách xã hội phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Dũng thông báo rộng rãi, phổ biến rõ các thủ tục cho người lao động được vay vốn XKLĐ được thuận tiện.

- Ngoài ra cần phải thực hiện sự cam kết chặt chẽ giữa NLĐ, gia đình, công ty XKLĐ với các ngân.

Đối với chính sách điều chỉnh thủ tục vay vốn phát triển công nghiệp:

- Tốc độ triển khai các dự án chậm phần lớn là do các DN thiếu vốn, có thể thực hiện một số giải pháp sau: Đa dạng hoá các nguồn vốn; hình thành ngân hàng phục vụ cho các KCN để huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội hoặc các chi nhánh của ngân hàng tại các KCN để DN thuận tiện hơn trong hoạt động dịch vụ, giao dịch tài chính.

- Ưu tiên nguồn vốn ODA để xây dựng cơ sở hạ tầng; sử dụng quỹ đất đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các hạng mục phù hợp với khả năng của họ; đa dạng hoá các hình thức đầu tư.

- Đối với những KCN có mức thu hút vốn đầu tư cao cần khuyến khích và có sự hỗ trợ về vốn để đầu tư thêm cơ sở hạ tầng ,viễn thông cho các KCN nhằm hình thành và phát triển những KCN chất lượng cao.

Đối với chính sách vốn phát triển làng nghề, tiểu thủ công nghiệp:

- Huy động các nguồn vốn, cân đối, bố trí nguồn vốn hỗ trợ đầu tư nhằm phát triển làng nghề trên địa bàn theo kế hoạch hàng năm. Tăng cường vốn MTQG giải quyết việc làm để tạo điều kiện cho các hộ vay vốn để từng bước mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động.

- Tăng cường nguồn vốn hỗ trợ xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - làng nghề, hỗ trợ các cơ sở sản xuất làng nghề đầu tư

phát triển sản xuất, tiếp cận với máy móc thiết bị tiên tiến, đổi mới công nghệ, cung cấp nguyên vật liệu và bao tiêu sản phẩm làng nghề;

* Điều kiện thực hiện:

- Các ngân hàng cần có sự phối hợp chặt chẽ, các thủ tục được đơn giản hóa, tránh rườm rà, gây khó khăn cho người lao động và các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn.

- Doanh nghiệp và người lao động thực hiện cam kết vay vốn đúng quy định và thời hạn về lãi suất và tiền vay.

Một phần của tài liệu NguyenThiThanhHuyen3A (Trang 109 - 111)