Phân tích kết quả sản xuất theo mặt hàng

Một phần của tài liệu phantichhoatdongkinhdoanh (Trang 44 - 46)

- Phân tích kết quả sản xuất liên hệ với giá trị đầu tư

2.2.2.3. Phân tích kết quả sản xuất theo mặt hàng

Nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm nhằm xem xét tính mềm dẻo, linh động của các loại sản phẩm ở DN theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn nhiều DN s ản xuất các sản phẩm ổn định, theo đơn đặt hàng dài hạn của khách hàng, hoặc các sản phẩm có tính chiến lược quốc gia được Nhà nước trực tiếp đầu tư và giao nhiệm vụ kế hoạch. Với loại DN này, quá trình phân tích ph ải căn cứ vào các chỉ tiêu kế ho ạch để đánh giá nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở DN. Ðể đánh giá k ết quả sản xuất theo mặt hàng ta có thể sử dụng hai loại thước đo: thước đo hiện vật và thước đo giá trị.

← Thước đo hiện vật: Dùng thước đo này để so sánh số lượng từng loại sản phẩm thực hiện so với kế hoạch, nhằm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch các mặt hàng. ở đây cũng cần lưu ý rằng việc vượt kế hoạch không phải lúc nào cũng là tốt trong các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong thực tế, có trường hợp vượt mức kế hoạch khá lớn đã có thể gây ra hiện tượng dư thừa sản phẩm, ế đọng hàng hoá và khê đọng vốn trong sản xuất kinh doanh. Vì vậy, khi tiến hành phân tích chúng ta phải căn cứ vào từng tình huống cụ thể giữa cung và cầu cùng các yếu tố khác để đưa ra những kết luận hợp lý. Tuy nhiên, khi dùng thước đo này không thể phân tích cho nhiều loại sản phẩm khác nhau, mà thông thường chỉ tính cho một loại sản phẩm. Vì vậy, để loại trừ nhược điểm của phương pháp này người ta sử dụng thước đo bằng giá trị.

← Thước đo giá trị: Với thước đo này nhằm để đánh giá tình hình thực hiện các mặt hàng sản xuất chủ yếu khác nhau. Xác định tỷ lệ (%) hoàn thành kế hoạch các

mặt hàng chủ yếu hoặc những m ặt hàng theo nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước giao, với nguyên tắc chung là không được lấy các mặt hàng vượt kế hoạch này để bù đắp cho các mặt hàng thiếu hụt khác. Công thức được xác định như sau:

Phần trăm hoàn thành = Giá trị các mặt hàng thực tế trong kế hoạch kế hoạch mặt hàng Giá trị các mặt hàng theo kế hoạch

Ví dụ: Trong năm 2003 DN X sản xuất kinh doanh 3 loại mặt hàng A, B, C theo số liệu dưới đây:

Bảng 14: Bảng phân tích tình hình thực hiện kế hoạch SX theo mặt hàng của SP Mặt hàng Ðơn giá cố Số lượng Giá trị (tr.đồng) % hoàn thành

sản xuất định KH TH KH TH KH (1000đ) A 20 10.000 9.600 200 192 96,0 B 16 30.000 32.000 480 512 106,6 C 12 15.000 15.000 180 180 100,0 Cộng 860 884 102,3 D(ngoài KH) 10 5.000 50 Tổngcộng 860 934

Từ tài liệu Bảng 14 tính tỉ lệ % hoàn thành kế hoạch SX của từng mặt hàng: Mặt hàng A = 10.0009.600 ×100 = 96%

B = 32.

30.000000 ×100 =106%← = 15.000 ← = 15.000

15.000 ×100 =100%

Như vậy, xét từng m ặt hàng cho thấy: mặt hàng A không đạt kế hoạch, mặt hàng B v ượt kế hoạch và mặt hàng C đạt kế hoạch. Nếu tính mức hoàn thành kế hoach về mặt giá trị ta có số liệu sau:

←Hoàn thành kế hoạch = 192 + 480 +180

×100% = 852

×100% = 99,01%

200 + 480 +180860

Qua tài liệu phân tích cho th ấy: Ðối với m ặt hàng sản xuất kế hoạch theo đơn đặt hàng, DN đã vượt kế hoạch là 2,3%, nhưng tình hình s ản xuấ t các m ặt hàng chủ yếu DN mới đạt 99,01%, nguyên nhân là do mặt hàng A không đạt kế hoạch (mới đạt 96%); trong khi đó DN lại chạ y theo thị trường đưa sản phẩm D ngoài kế hoạch vào sản xuất để tham gia vào thị trường tự do. Ðiều này doanh ngiệp cần phải tìm những nguyên nhân: tại sao mặt hàng A không hoàn thành kế hoạch theo hợp đồng với khách hàng và tại sao phải đưa sản phẩm Dvào sản xuất, cần xem xét khối lượng mặt hàng D sản xuất ra có tiêu thụ hết không?

Một phần của tài liệu phantichhoatdongkinhdoanh (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w