- Phân tích đối với các đồng sản phẩm
a) Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn
Khi phân tích theo nội dung phần này, chúng ta cần xem xét lượng tài sản hiện hành của DN có đủ khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn mà DN đang nợ hay không. Tài sản hi ện hành dùng trong thanh toán là nhữ ng tài sản ngắn hạn, những tài sản này có thời gian luân chuyển và thu hồi trong một niên độ kế toán. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ cũng có thời gian trả nợ trong một niên độ kế toán.
(1) Tỷ lệ thanh toán hiện hành (Th)
Tỷ lệ thanh toán hiện hành thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn.
Th = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn
Tỷ lệ này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Về nguyên tắc và trên thực tế, nếu tỷ lệ này 2:1 sẽ được coi là hợp lý và chứng t ỏ DN có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình trạng tài chính bình thường. Nhưng, nếu một tỷ lệ thanh toán hiện hành quá cao có thể không tốt, DN khó quản lý được các tài sản lưu động của mình.
(2) Tỷ lệ thanh toán nhanh (Tn)
Tỷ lệ thanh toán nhanh thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tiền và các khoản tương đương tiền (là những tài sản quay vòng nhanh có thể chuyển hoá thành tiền như
các khoản đầu tư chính khoán ngắn hạn và các khoản phải thu) so với các khoản nợ ngắn hạn.
Tn = Tiền và các khoản tương đương tiền / Nợ ngắn hạn
(3) Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt
Tỷ lệ này được xác định bằng cách so sánh giữa vốn bằng tiền và nợ ngắn hạn.
Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt = Vốn bằng tiền / Nợ ngắn hạn
Tỷ lệ này đòi hỏi khắt khe hơn t ỷ lệ thanh toán nhanh, vì nó đòi hỏi phải có tiền để thanh toán. Trên thực tế, tỷ lệ này được coi là hợp lý là tỷ lệ 0,5:1
Nguồn vốn lưu động thuần (nguồn vốn lưu động thường xuyên)
Toàn bộ tài sản của DN đang sử dụng có thể được chia thành 2 loại như sau: Tài sản lưu động và đầu tưu ngắn hạn: là những tài sản có thời gian quay vòng dưới một năm và được gọi là tài sản ngắn hạn. Các khoản nợ ngắn hạn và nợ khác có thời gian đáo hạn dưới một năm được coi là nguồn vốn ngắn hạn.
TSCĐ và đầu tư dài hạn: là những tài sản có thời gian quay vòng vốn (hoàn vốn) trên một năm và cũng được gọi là tài sản dài hạn. Nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ dài hạn có thời gian đáo nợ trên một năm được coi là nguồn vốn dài hạn.
Nguồn vốn dài hạn đầu tư trước hết để hình thành tài sản dài hạn, nhưng nếu thừa ra (phầndư ra) cùng với nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư để hình thành tài sản ngắn hạn. Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn và tài sản dài hạn gọi là nguồn vốn lưu động thuần.
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, theo quan hệ cân đối tổng quát giữa tài sản và nguồn vốn (N.V) ta có các quan hệ sau:
Tài sản = Nguồn vốn
TSLÐ + TSCÐ = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nguồn vốn ngắn hạn + N.V dài hạn Tài sản ngắn hạn - N.V ngắn hạn = N.V dài hạn - Tài sản dài hạn
Như vậy:
Nguồn vốn LÐ thường xuyên = Tài sản ngắn hạn - N.V ngắn hạn hay = N.V dài hạn - Tài sản dài hạn
Nếu nguồn vốn lưu động thường xuyên nhỏ hơn không nghĩa là tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nguồn vốn ngắn hạn hay nguồn vốn dài hạn nhỏ hơn tài sản dài hạn. Ðiều đó có nghĩa là DN đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để hình thành tài sản dài hạn, dấu hiệu của sự khó khăn về tài chính.
Phương pháp phân tích tình hình thanh toán của DN, ngoài việ c so sánh t ỷ lệ thanh toán hiện hành, tỷ lệ thanh toán nhanh, thanh toán bằng tiền và nguồn vốn lưu động thuầ n giữ a các k ỳ kế toán (năm nay so với năm trước, hoặc cuối kỳ so với đầu kỳ). Ðồng thời, chúng ta còn phải phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của DN.